TOP 20 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 7 (Kết nối tri thức) có đáp án: Hóa trị và công thức hóa học

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 7.

1 3160 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - Kết nối tri thức

Câu 1. Đơn chất nitrogen bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử nitrogen. Công thức hóa học của đơn chất nitrogen là

A. N.

B. N2.

C.N2.

D. 2N.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức hóa học của đơn chất phi kim có phân tử gồm hai hay ba nguyên tử liên kết với nhau, gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

Công thức hóa học của đơn chất nitrogen là N2.

Câu 2. Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là

A. CO.

B. CO2.

C. C2O.

D. CO2.

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra hợp chất kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là CO2.

Câu 3. Calcium carbonate có công thức hóa học là CaCO3 là thành phần chính của đá vôi. Nhận định nào sau đây sai về calcium carbonate?

A. Calcium carbonate do ba nguyên tố Ca, C, O tạo ra.

B. Trong một phân tử calcium carbonate có một nguyên tử Ca, một nguyên tử C và ba nguyên tử O.

C. Khối lượng phân tử calcium carbonate là 68 amu.

D. Trongphân tử calcium carbonate tỉ lệ số nguyên tử Ca: C: O là 1: 1: 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Khối lượng phân tử calcium carbonate là:

1.40 + 1.12 + 3.16 = 100 (amu)

→ C sai

Câu 4. Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử methane.

Trắc nghiệm Hóa trị và công thức hóa học có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hóa trị của carbon trong hợp chất methane là

A. IV.

B. III.

C. II.

D. I.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử nguyên tố khác.

Trong phân tử methane, mỗi nguyên tử C có 4 cặp electron dùng chung với 4 nguyên tử H nên C có hóa trị IV.

Câu 5. Silicon dioxide có công thức hóa học là SiO2 là thành phần chính của cát thạch anh. Hóa trị của Si trong silicon dioxide là (biết trong silicon dioxide O có hóa trị II)

A. II.

B. III.

C. IV.

D. V.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi hóa trị của Si trong hợp chất SiO2 là a.

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

1.a = 2.II → a = IV

Vậy trong phân tử silicon dioxide, Si có hóa trị IV.

Câu 6. Biết rằng sodium (Na) có hóa trị I và oxygen có hóa trị II. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na và O là

A. NaO.

B. Na2O.

C. NaO2.

D. Na2O2.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức chung của hợp chất tạo bởi Na và O là NaxIOyII.

Áp dụng quy tắc hóa trị:

x.I = y.II → xy= III21

Lấy x = 2 và y = 1.

Công thức chung của hợp chất tạo bởi Na và O là Na2O.

Câu 7. Hóa trị của copper (Cu) và iron (Fe) trong các hợp chất Cu(OH)2 và Fe(NO3)3 lần lượt là (biết nhóm OH và nhóm NO3 đều có hóa trị I)

A. I và III.

B. III và II.

C. II và II.

D. II và III.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi a là hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(OH)2

Áp dụng quy tắc hóa trị:

1.a = 2.I → a = II

Gọi b là hóa trị của Fe trong hợp chất Fe(NO3)3

Áp dụng quy tắc hóa trị:

1.b = 3.I → b = III

Vậy hóa trị của copper (Cu) và iron (Fe) trong các hợp chất Cu(OH)2 và Fe(NO3)3 lần lượt là II và III

Câu 8. Glucose (C6H12O6) có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H và O trong glucose lần lượt là

A. 40%; 6,67%; 53,33%.

B. 40%; 10%; 50%.

C. 66,67%; 3,33%; 30%.

D. 53,33%; 30%; 40%.

Đáp án: A

Giải thích:

Khối lượng phân tử glucose là:

6.12 + 12.1 + 6.16 = 180 (amu)

Phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong C6H12O6 là:

%C = 6.12.100%180= 40%

%H = 12.1.100%180= 6,67%

%O = 100% - %C - %H = 100% - 40% - 6,67% = 53,33%

Câu 9. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh (S) và oxygen (O), biết phần trăm khối lượng của S, O lần lượt là 40%, 60% và khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu.

A. SO.

B. SO2.

C. S2O.

D. SO3.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh và oxygen là SxOy.

Khối lượng phân tử của hợp chất là:

x.32 + y.16 = 80 (amu)

Phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất là:

%S = x.32.100%80= 40% → x = 1

%O = y.16.100%80= 60% → y = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh và oxygen là SO3.

Câu 10. Cho biết công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi hai nguyên tố X và O (oxygen); Y và H (hydrogen) lần lượt là X2O, YH3. Biết X và Y có hóa trị bằng hóa trị của chúng trong các hợp chất X2O và YH3. Công thức hóa học của hợp chất giữa X và Y là

A. X3Y.

B. XY3.

C. X2Y.

D. XY2.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi a là hóa trị của X trong hợp chất X2O

Áp dụng quy tắc hóa trị:

2.a = 1.II → a = I

Gọi b là hóa trị của Y trong hợp chất YH3.

Áp dụng quy tắc hóa trị:

1.b = 3.I → b = III

Gọi công thức chung của hợp chất tạo bởi X và Y là XmIYnIII.

Áp dụng quy tắc hóa trị:

m.I = n.III → mn= IIII= 31

Lấy m = 3 và n = 1.

Công thức chung của hợp chất tạo bởi X và Y là X3Y.

Câu 11. Phân tử CaCO3 có số nguyên tử là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: C.

Phân tử CaCO3 có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử.

Số nguyên tử là 1 + 1 + 3 = 5.

Câu 12. Phân tử khối của phân tử CuSO4 là

A. 160 amu.

B. 112 amu.

C. 144 amu.

D. 128. amu.

Đáp án đúng là: A.

Phân tử khối của CuSO4 là 64 + 32 + 16.4 = 160 amu.

Câu 13. Urea (công thức hoá học là (NH2)2CO) là một loại phân đạm rất phổ biến hiện nay. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong urea là

A. 46,67%.

B. 23,33%.

C. 25%.

D. 50%.

Đáp án đúng là: A.

Phần trăm khối lượng của nitrogen trong urea là 14.2(14+2.1).2+12+16.100%= 46,67%.

Câu 14. Một hợp chất X có phần trăm khối lượng các nguyên tố lần lượt là %K = 39%; %H = 1%; %C = 12%; %O = 48%. Biết khối lượng phân tử của X là 100 amu. Công thức hoá học của X là

A. KHCO3.

B. K2HCO3.

C. KH5C2O2.

D. KH9C3O.

Đáp án đúng là: A.

Gọi công thức hoá hoc của X là KxHyCzOt

%K = 39.x.100%100 = 39% ⇒ x = 1

%H = 1.y.100%100 = 1% ⇒ y = 1

%C = 12.z.100%100=12% ⇒ z = 1

%O = 16.z.100%100 = 48% ⇒ t = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất là KHCO3

Câu 15. Công thức hoá học của calcium chloride là

A. CaCl2.

B. Ca2Cl.

C. CaCl.

D. Ca2Cl2.

Đáp án đúng là: A.

Đặt công thức hóa học của calcium chloride là CaxCly

Vì calcium có hoá trị II còn chloride có hoá trị I nên theo quy tắc hoá trị ta có:

x.II = y.I ⇒ xy=III=12

Chọn x = 1 và y = 2

Vậy công thức hoá học của hợp chất là CaCl2.

Câu 16. Công thức hoá học của magnesium hydroxide là

A. Mg(OH)2.

B. Mg2OH.

C. MgOH.

D. Mg2(OH)2.

Đáp án đúng là: A.

Đặt công thức hóa học của calcium chloride là: Mgx(OH)y

Vì magnesium có hoá trị II còn hydroxide có hoá trị I nên theo quy tắc hoá trị ta có

x.II = y.I ⇒ xy=III=12

Chọn x = 1 và y = 2

Vậy công thức hoá học của hợp chất là Mg(OH)2.

Câu 17. Hoá trị của nitrogen trong hợp chất N2O5 là

A. V.

B. IV.

C. III.

D. II.

Đáp án đúng là: A.

Hoá trị của oxygen là II. Đặt hóa trị của N là a. Theo quy tắc hóa trị ta có:

2.a = 5.II ⇒ a = V

Vậy hóa trị của N trong hợp chất N2O5 là V

Câu 18. Hematite là một loại quặng sắt có chứa Fe2O3. Hàm lượng của sắt trong Fe2O3 là

A. 70%.

B. 60%.

C. 50%.

D. 80%.

Đáp án đúng là: A.

Hàm lượng của sắt trong Fe2O3 là %Fe =56.256.2+16.3.100% = 70%.

Câu 19. Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng

A. kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên trái kí hiệu hóa học.

B. kí hiệu hóa học của một nguyên tố.

C. kí hiệu hóa học của hai nguyên tố trở lên.

D. kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

Đáp án đúng là: D.

Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

Ví dụ: Công thức hóa học của đồng là Cu.

Công thức hóa học của khí chlorine là Cl2

Công thức hóa học của khí methane là CH4.

Công thức hóa học của muối ăn là NaCl

Câu 20. Công thức hoá học của calcium carbonate là

A. Ca(CO3)2.

B. Ca(CO3)3.

C. CaCO3.

D. Ca2CO3.

Đáp án đúng là: C.

Đặt công thức hóa học calcium carbonate là Cax(CO3)y.

Vì calcium có hoá trị II, nhóm carbonate có hoá trị II nên theo quy tắc hoá trị ta có:

x.II = y.II ⇒ xy=IIII=11

Chọn x = 1 và y = 1

Vậy công thức hoá học là CaCO3.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 9: Đo tốc độ

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường, thời gian

1 3160 lượt xem
Tải về