TOP 20 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 5 (Kết nối tri thức) có đáp án: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 5.

1 3755 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất - Kết nối tri thức

Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

B. Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

C.Hợp chất được phân loại thành hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

D. Đơn chất được phân loại thành kim loại và phi kim.

Đáp án: D

Giải thích: D sai vì đơn chất được phân loại thành kim loại, phi kim và khí hiếm.

Câu 2. Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Nước là

A. một hợp chất.

B. một đơn chất.

C. một nguyên tố hóa học.

D. một hỗn hợp.

Đáp án: A

Giải thích:

Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Nước được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là oxygen và hydrogen. Vậy nước là một hợp chất.

Câu 3. Cho các chất sau: khí oxygen được tạo nên từ nguyên tố O; calcium carbonate từ ba nguyên tố Ca, C và O; khí nitrogen từ nguyên tố N; khí carbon dioxide từ C và O. Số đơn chất là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Hợp chất: calcium carbonate, khí carbon dioxide.

Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Đơn chất: khí oxygen, khí nitrogen.

Câu 4. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Than chì, kim cương đều là hợp chất.

B. Ở điều kiện thường, các đơn chất kim loại như đồng, sắt, thủy ngân tồn tại ở thể rắn.

C. Khí methane, nước, nhôm đều là hợp chất.

D. Các hợp chất như glucose, saccharose và protein là hợp chất hữu cơ.

Đáp án: D

Giải thích:

A sai vì than chì, kim cương đều là đơn chất (được tạo nên từ nguyên tố carbon).

B sai. Ở điều kiện thường, các kim loại (như đồng, sắt, nhôm, …) tồn tại ở thể rắn (trừ thủy ngân tồn tại ở thể lỏng).

C sai vì khí methane và nước là hợp chất. Nhôm là đơn chất.

D đúng.

Câu 5. Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng tròn đen và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình biểu diễn phân tử của một hợp chất là

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (2) và (3).

Đáp án: C

Giải thích:

Hình (1) biểu diễn nguyên tử của một đơn chất.

Hình (2) biểu diễn phân tử của một đơn chất vì gồm hai nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học liên kết với nhau.

Hình (3) biểu diễn phân tử của một hợp chất vì gồm hai nguyên tử của hai nguyên tố hóa học khác nhau liên kết với nhau.

Câu 6. Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng tròn đen, trắng và xanh biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình vẽ chứa hỗn hợp gồm 1 đơn chất và 1 hợp chất là

A. (4).

B. (3).

C. (2).

D. (1).

Đáp án: B

Giải thích:

Hình (1) biểu diễn hợp chất tinh khiết - chỉ chứa một loại hợp chất.

Hình (2) biểu diễn hỗn hợp 2 hợp chất – chứa hai loại hợp chất khác nhau.

Hình (3) biểu diễn hỗn hợp gồm 1 đơn chất và 1 hợp chất

Hình (4) biểu diễn hỗn hợp 2 đơn chất – chứa hai loại nguyên tử không liên kết với nhau.

Câu 7. Hình vẽ sau mô tả một phân tử chứa carbon, hydrogen và oxygen. Trong đó, vòng tròn màu xám biểu diễn nguyên tử của nguyên tố carbon, vòng tròn màu trắng biểu diễn nguyên tử của nguyên tố hydrogen và vòng tròn màu đỏ biểu diễn nguyên tử của nguyên tố oxygen.

Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong một phân tử hợp chất này lần lượt là

A. 1, 6, 2.

B. 2, 5, 1.

C. 2, 6, 1.

D. 6, 2, 1.

Đáp án: C

Giải thích:

Dựa vào hình vẽ thấy một phân tử hợp chất trên chứa:

2 nguyên tử carbon (2 vòng tròn màu xám).

6 nguyên tử hydrogen (6 vòng tròn màu trắng).

1 nguyên tử oxygen (1 vòng tròn màu đỏ).

Câu 8. Cho mô hình phân tử của carbon dioxide và nước như sau:

Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Phân tử nước và carbon dioxide đều gồm hai nguyên tử tạo nên.

B. Phân tử nước có dạng đường thẳng.

C. Phân tử carbon dioxide có dạng đường gấp khúc.

D. Carbon dioxide, nước đều là đơn chất.

Đáp án: A

Giải thích:

A đúng vì, phân tử carbon dioxide được tạo nên từ hai nguyên tử carbon và oxygen. Phân tử nước được tạo nên từ hai nguyên tử oxygen và hydrogen.

B sai vì phân tử nước có dạng đường gấp khúc.

C sai vì phân tử carbon dioxidecó dạng đường thẳng.

D sai vì carbon dioxide, nước đều là hợp chất.

Câu 9. Glucose có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Một phân tử glucose gồm 6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử glucose là (biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu, O = 16 amu)

A. 29 amu.

B. 162 amu.

C. 170 amu.

D. 180 amu.

Đáp án: C

Giải thích:

Khối lượng phân tử của glucose là:

6.12 + 12.1 + 6.16 = 180 (amu)

Câu 10. Chất nào sau đây có khối lượng phân tử lớn nhất?

Biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu, O = 16 amu, Na = 23 amu, Cl = 35,5 amu.

A. Carbon dioxide (gồm 1 C và 2 O).

B. Methane (gồm 1 C và 4 H).

C. Sodium chloride (gồm 1 Na và 1 Cl).

D. Nước (gồm 1 O và 2 H).

Đáp án: C

Giải thích:

Khối lượng phân tử của carbon dioxide là:

1.12 + 2.16 = 44 (amu)

Khối lượng phân tử của methane là:

1.12 + 4.1 = 16 (amu)

Khối lượng phân tử của sodium chloride là:

1.23 + 1.35,5 = 58,5 (amu)

Khối lượng phân tử của nước là:

2.1 + 1.16 = 18 (amu)

Vậy sodium chloride có khối lượng phân tử lớn nhất.

Câu 11. Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Biết khối lượng nguyên tử carbon và oxygen lần lượt là 12 amu và 16 amu. Khối lượng phân tử của carbon dioxide là

A. 44 amu.

B. 28 amu.

C. 40 amu.

D. 20 amu.

Đáp án đúng là: A.

Khối lượng phân tử của carbon dioxide là 12.1 + 16.2 = 44 amu.

Câu 12. Cho các chất sau: đường kính, muối ăn, sắt, khí hydrogen, thuỷ tinh. Số đơn chất trong dãy các chất trên là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B.

Sắt và khí hydrogen là đơn chất vì phân tử được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Các chất khác là hợp chất vì phân tử được tạo nên từ nhiều nguyên tố hóa học.

Câu 13. Cho các chất sau: mì chính, giấm ăn, đồng, khí oxygen, cát thạch anh. Số hợp chất trong dãy các chất trên là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C.

Đồng và khí oxygen là đơn chất vì phân tử được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.. Các chất khác là hợp chất vì phân tử được tạo nên từ nhiều nguyên tố hóa học.

Câu 14. Phân tử chlorine được cấu tạo từ 2 nguyên tử chlorine. Biết khối lượng nguyên tử chlorine là 35,5 amu. Khối lượng phân tử chlorine là

A. 71 amu.

B. 35,5 amu.

C. 17,25 amu.

D. 36 am.

Đáp án đúng là: A.

Khối lượng phân tử của chlorine là 35,5.2 = 71 amu.

Câu 15. Phân tử glucose được cấu tạo từ carbon, hydrogen, oxygen. Glucose là

A. đơn chất.

B. hợp chất.

C. kim loại.

D. phi kim.

Đáp án đúng là: B.

Glucose là hợp chất vì được tao thành từ 3 nguyên tố hóa học khác nhau.

Câu 16. Cho các phân tử sau: CO2, H2O, NaCl, O2. Phân tử có khối lượng lớn nhất là

A. CO2.

B. H2O.

C. NaCl.

D. O2.

Đáp án đúng là: C.

Khối lượng phân tử của CO2 là 12.1 + 16.2 = 44 amu.

Khối lượng phân tử của H2O là 2.1 + 16.1 = 18 amu.

Khối lượng phân tử của NaCl là 23 + 35,5 = 58,5 amu.

Khối lượng phân tử của O2 là 16.2 = 32 amu.

Câu 17. Cho các phân tử sau: SO2, H2O, CaCl2, Cl2. Phân tử có khối lượng nhỏ nhất là

A. SO2.

B. H2O.

C. CaCl2.

D. Cl2.

Đáp án đúng là: B

Khối lượng phân tử của SO2 là 32.1 + 16.2 = 64 amu.

Khối lượng phân tử của H2O là 2.1 + 16.1 = 18 amu.

Khối lượng phân tử của CaCl2 là 40 + 35,5.2 = 111 amu.

Khối lượng phân tử của Cl2 là 35,5.2 = 71 amu.

Câu 18. Trong các phát biểu sau, phát biểu sai về kim cương là

A. kim cương là kim loại.

B. kim cương là phi kim.

C. kim cương được dùng làm trang sức.

D. kim cương được cấu tạo từ cùng loại nguyên tố với than chì.

Đáp án đúng là: A.

Kim cương là phi kim vì được cấu tạo từ nguyên tử nguyên tố carbon, được sử dụng làm trang sức do vẻ ngoài đẹp và có giá trị cao.

Than chì cũng được cấu tạo từ nguyên tử nguyên tố carbon.

Câu 19. Cho các phát biểu sau

(1) Các kim loại đều là đơn chất.

(2) Các đơn chất đều là kim loại.

(3) Mỗi nguyên tố thường chỉ tạo ra một dạng đơn chất.

(4) Số lượng hợp chất lớn hơn rất nhiều so với đơn chất.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C.

(1) Đúng.

(2) Sai. Đơn chất gồm 2 loại là kim loại và phi kim.

(3) Sai. Mỗi nguyên tố thường tạo ra một dạng đơn chất. Tuy nhiên, một số nguyên tố có thể tạo nên các đạng đơn chất khác nhau.

Ví dụ: Carbon tạo nên các dạng đơn chất là: than chì, than gỗ, kim cương.

Oxygen tạo nên các dạng đơn chất là oxygen (O2) và ozone (O3).

(4) Đúng. Số lượng hợp chất lớn hơn rất nhiều so với số lượng đơn chất do sự phong phú về số lượng nguyên tố, thành phần nguyên tử và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất.

Câu 20. Đồng được sử dụng làm dây dẫn điện do tính chất

A. dẫn điện tốt.

B. cách điện tốt.

C. dẫn nhiệt tốt.

D. dẻo khi bị biến dạng.

Đáp án đúng là: A.

Đồng có khả năng dẫn điện tốt nên được sử dụng làm dây dẫn điện.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

1 3755 lượt xem
Tải về