TOP 27 mẫu Tóm tắt Thương vợ (2023) mới nhất

Với Tóm tắt Thương vợ môn Ngữ văn lớp 11 gồm 5 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Thương vợ từ đó học tốt môn Văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 2,201 07/01/2023
Tải về


Tóm tắt Thương vợ - Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ Văn 11 Thương Vợ

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 1)

Bài thơ Thương vợ hiện lên hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ của nhà thơ.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 2)

Hình ảnh bà Tú tần tảo, giàu đức hi sinh và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ cũng những tâm sự của Tế Xương.

Tóm tắt Thương vợ hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 3)

Hình ảnh bà Tú tần tảo quanh năm để nuôi năm con và một chồng. Cuộc sống lao động vất vả nắng mưa nhưng không hề kêu than. Nhà thơ tự nhận mình hờ hững để bà có chồng cũng như không.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 4)

Bài thơ hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo buôn bán quanh năm. Gánh nặng trên đôi vai bà là nuôi năm con và một chồng. Cảnh đi sớm về khuya, cuộc sống lao động vất vả nắng mưa. Đó là đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam. Nhà thơ tự nhận mình hờ hững để bà có chồng cũng như không.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 5)

Bài thơ hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo buôn bán quanh năm. Gánh nặng trên đôi vai bà là nuôi năm con và một chồng. Cảnh đi sớm về khuya lao động nơi hiểm nguy “quãng vắng”.Cuộc sống lao động vất vả nắng mưa nhưng không hề kêu than, đó là đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam. Âu vất vả như vậy cũng là là do duyên mà nên. Nhà thơ tự nhận mình hờ hững để bà có chồng cũng như không. Nhà thơ trân trọng, biết ơn sự hi sinh của bà Tú dành cho mình và gia đình.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 6)

Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương. Quê quán ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). Cuộc đời ông ngắn ngủi, nhiều gian truân và gắn liền với thi cử.

Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gia truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng.

“Thương vợ” là một tác phẩm tiêu biểu của Tú Xương. Bài thơ lại mang đậm cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, nói lên tình cảm yêu thương, sự quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện đức tính đẹp của người phụ nữ Việt Nam xã hội xưa nói chung và bà Tú nói riêng.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 7)

Trần Tế Xương là người rất cá tính, ưa sống phóng túng, không thích khuôn sáo gò bó. Có lẽ vì vậy mà ông không thành công trên con đường khoa bảng. sáng tác của Tế Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình, hiện còn khỏang 100 bài chủ yếu là thơ Nôm, văn tế và câu đối. Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tàn tảo, giàu đức hi sinh.

Trong bài “Thương vợ”, hai câu đề mở ra một không gian, thời gian và công việc của bà Tú. Một công việc vất vả, cơ cực và gian nan vô cùng mà người vợ phải gánh vác để lo cho gia đình. Khép lại hai câu đề miêu tả không gian, thời gian và công việc của bà Tú đến hai câu thực mở ra một hình ảnh “thân cò” gắn liền với thân phận người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm lo cho gia đình.

Bốn câu thơ sau Tú Xương nhập thân vào trong tâm tư, nỗi niềm của người vợ để cất lên tiếng than “chủ quan” và chân thực hơn. Hai câu luận là lời than thở mà Tú Xương nói hộ lòng vợ. Khép lại bài thơ hai câu kết được nâng lên thành tiếng chửi. Thác ra giọng bà Tú, Tú Xương đã chửi rủa cái bạc bẽo của cha mẹ nhà chồng và vô tích sự của bản thân đối với vợ.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 8)

“Thương vợ’” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.

Hai câu thơ trong phần đề, Tú Xương ghi lại một cách chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang của mình. Phần thực, tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi “quãng vắng”.

Ở hai câu luận tác giả làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. Hai câu kết, Tú Xương lấy tiếng chửi để tự trách mình. Trách mình “ăn lương vợ”, mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con.

Có thể nói bài thơ là nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 9)

Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ. Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian “quanh năm”, cách nêu địa điểm “mom sông”. Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà là người đảm đang tháo vát “Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.

Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của vợ. “Nắng mưa” chỉ sự vất vả, “năm, mười” là số lượng phiếm chỉ nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ.

Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hy sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân trong hai câu kết. Ông chửi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của bối cảnh xã hội phong kiến ngày xưa. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết càng thương yêu, quý trọng vợ hơn.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 10)

“Thương vợ” của Tú Xương là bài thơ phản ánh hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con, đồng thời thể hiện tình thương yêu, quý trọng và biết ơn của Tú Xương đối với người vợ của mình. Qua bài thơ Thương vợ, ta không chỉ thấy bức chân dung hiện thực qua hình ảnh bà Tú mà còn cả bức chân dung tinh thần của ông Tú. Đằng sau nụ cười trào phúng là cả một tấm lòng của ông Tú, không chỉ là thương mà ở đó còn có cả sự biết ơn chân thành của ông Tú đối với bà Tú.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 11)

Nhắc đến Tú Xương ta không thể không nhắc đến “Thương vợ” bài thơ trữ tình thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, trào phúng bản thân và bày tỏ tấm lòng yêu thương, kính trọng của ông đối với người vợ tần tảo hy sinh suốt một đời vì chồng, vì con, vì gia đình. Thương vợ là một bài thơ thể hiện sự trân trọng, yêu thương của Trần Tế Xương với người vợ tần tảo sớm hôm của mình. Bài thơ là khúc ca sinh động, là tấm lòng của một người chồng chân thành, ý thức rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 12)

Thương vợ là bài thơ hay ghi lại tình yêu chân thành của Trần Tế Xương dành cho người vợ vừa có sự cảm thông, chia sẻ và biết ơn vừa là lời tự thán, tự trách bản thân về trách nhiệm của người chồng. Tú Xương ngay mở đầu đã tỏ ra là người chồng biết quan tâm đến vợ, am hiểu công việc làm ăn của vợ.

Bà Tú buôn bán ấy là công việc chính bà làm để nuôi chồng nuôi con. Quanh năm chứ đâu phải là ngày một ngày hai bà tiến hành việc buôn bán mà là quanh năm suốt tháng, liên tục, không ngừng nghỉ. Nỗi vất vả của bà Tú kéo dài theo năm tháng. Mom sông là không gian làm ăn của bà. Thế mới thấy nỗi vất vả, cực nhọc trong công việc làm ăn của bà Tú. Câu thơ sau nâng vị thế của bà trở thành người trụ cột của gia đình, còn ông chồng bị hạ xuống hạng ăn bám, là gánh nặng cho vợ. Nuôi đủ năm con với một chồng.

Tú Xương đã trân trọng, yêu thương biết mấy đối với vợ của mình và tự trách bản thân mình, lên án “thói đời”. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm mà tự xem mình là cái nợ, là cái thiệt thòi mà vợ gánh chịu. Dù xuất thân từ nho học nhưng Tú Xương không nhìn nhận thân phận người phụ nữ và vai trò người vợ theo quan điểm nhà nho cũ kĩ mà ông luôn nhìn nhận rất công bằng. Ông dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời khi dám nhận ra những khuyết điểm của mình để day dứt, lên án trong tiếng chửi “thói đời”.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 13)

Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương thể hiện được ân tình sâu nặng và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với hiền phụ của mình. Tú Xương “thương vợ”, có chồng mà phải gánh vai trụ cột, ông tự xỉ vả cái vai trò “hờ hững” của mình.

Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bà Tú hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, đảm đang, nhẫn nại quên mình lo toan cho cuộc sống của chồng con. Có một con người không xuất hiện trực tiếp là ông Tú, những con mắt và trái tim của ông thì luôn luôn hiện hữu. Con mắt ông nhìn thấy rõ mọi nỗi đắng cay cực nhọc hàng ngày, và con tim thì thấu hiểu những nỗi cô đơn, tâm trạng âm thầm chịu đựng của bà.

Bài thơ Thương vợ là một bản tự kiểm điểm, tự khiển trách hết sức chân thành và nghiêm khắc của Tú Xương. Mỗi lời thơ như một tiếng thở dài đau xót của một con người rất có ý thức trách nhiệm, nhưng bất lực. Đó là tấm lòng thương yêu cảm phục và biết ơn rất chân thành của người chồng đối với người vợ vì mình mà chịu nhiều đắng cay vất vả.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 14)

Trần Tế Xương để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca bất tử với khoảng trên 100 bài gồm nhiều thể loại, nhưng chủ yếu là thơ. Tú Xương có hẳn một mảng sáng tác về vợ gồm nhiều thể loại được viết với tất cả niềm thương yêu và trân trọng. “Thương vợ” nằm trong những sáng tác của Tú Xương về bà Tú – là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của tác giả viết về bà. Qua bài thơ, Trần Tế Xương bày tỏ sự tri ân, lòng trân trọng cũng như tình yêu thương và thái độ ăn năn của ông dành cho sự vất vả, hi sinh của vợ.

Mở đầu bài thơ là không gian mom sông, thời gian quanh năm tô đậm hơn hình ảnh của bà Tú tần tảo, ngược xuôi. Đó là người phụ nữ của bao đời và đến bà Tú càng rõ nét hơn. Gánh nặng chồng con đè nặng lên đôi vai bà Tú. Thấu hiểu hoàn cảnh của vợ, đánh giá xứng đáng công lao của vợ chứng tỏ nhà thơ yêu vợ, thương vợ tha thiết lắm.

Bà Tú lặn lội ngược xuôi lúc một mình vượt đường xa, quãng vắng, lúc cãi và giành giật ngay trên sông với những chuyến đò đông khách qua. Sự vất vả, cực nhọc của bà là vậy. Khó nhọc, gian nan là vậy nhưng bà Tú không một lời than vãn. Ngày tháng, công việc cứ trôi qua im lặng như chính cuộc đời bà. Đối với ôn Tú, sự dồn nén, bức bối buộc ông mượn lời bà để tự chửi mình. Ông tự kết án mình đã ăn ở bạc bẽo, lạnh lùng, thờ ơ, vô trách nhiệm.

Đó chính là đặc trưng của xã hội đồng tiền buổi giao thời mà nhà thơ sống. Ý nghĩa tố cáo của câu thơ là vạch rõ bản chất xấu xa của xã hội coi nhẹ tình cảm, trọng sĩ diện, danh vọng, tiền tài. Câu thơ khép lại bằng từ không tưởng nhẹ nhàng mà hướng người đọc đến chiều sâu tâm trạng chất chứa nỗi chua xót, tự giận của chồng và niềm đau khổ của người vợ.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 15)

“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.

Ở sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình.

Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ cuối. Câu thơ như là tiếng chửi lời trách nặng nề của tác giả đối với chính bản thân mình, Nhưng qua câu thơ ta cũng thấy được cái tình cảm yêu thương mà Tú Xương dành tặng cho vợ mình sâu sắc như thế nào.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 16)

Trần Tế Xương hay còn có bút danh là Tú Xương, ông là một tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm mang chất trào phúng và trữ tình. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Thương vợ”. Một bài thơ tô đọng trong đó là những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó vì hạnh phúc của chồng con.

Thương vợ là một bài thơ thể hiện những nỗi niềm, tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà văn Tú Xương. Đây là bức tranh hiện thực với hình ảnh bà Tú và cả bức chân dung của tinh thần của ông Tú. Bài thơ là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, cảm phục, chia sẻ, cảm thông trước vất vả, gian nan của bà Tú vừa là lời tự trách, tự lên án của ông Tú. Phải yêu vợ, thương vợ đến mức sâu sắc nhà thơ mới viết nên bài thơ giàu cảm xúc, chân thực như vậy.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 17)

“Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tế Xương. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh hai con người: một người vợ tần tảo giàu đức hi sinh và một người chồng biết cảm thông chia sẻ, thương yêu và quý trọng vợ rất mực.

Hai câu thơ đầu giới thiệu về nghề nghiệp của bà Tú cũng như trách nhiệm nặng nề của bà. Công việc thì nhọc nhằn, thu nhập thì ít ỏi, nhưng bà Tú lại phải lo lắng cho cả một gia đình sáu miệng ăn. Được cái tiếng thơm ấy, thật không dễ dàng gì, bà Tú phải đổi bằng biết bao công sức, vất vả, nhọc nhằn. Nhưng bà Tú không hề có một lời kêu ca phàn nàn mà là một thái độ chịu đựng vốn thường có của người phụ nữ phương Đông.

Nhập thân vào nhân vật, Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi “giang sơn nhà chồng” là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo oán than. Bà chỉ âm thầm chịu đựng, cho nên ông Tú đã trách hộ bà bằng lời thơ như là tiếng chửi. Không phải là người vợ chịu nhiều vất vả thiệt thòi chửi mà người chồng tự chửi mình đấy thôi.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 18)

“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “buôn bán ở mom sông”, nơi mỏm đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “nuôi đủ năm con với một chồng”.

Một gánh gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn. Bà Tú lấy phải một ông chồng bạc bẽo, chẳng giúp gì cho gia đình, cho vợ, chẳng làm được trụ cột lại còn để vợ phải nuôi báo mình. Thật là có chồng mà như không có, thậm chí còn khổ hơn không chồng. Nhưng xưa nay bà có than thân bao giờ, bà chấp nhận tất cả, giấu kín lòng mình với bao nỗi xót xa tủi cực.

Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ. Ông Tú vì tấm lòng thương vợ cất lên lời nói thay cho bà. Dùng lối nói dân gian vợ chồng là duyên là nợ là bà Tú đã chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này.

Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình. Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.

Tóm tắt Thương vợ (mẫu 19)

Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với bố cục được chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết. Mỗi phần hai câu nhằm khắc họa một cách sắc nét hình ảnh bà Tú- vợ Tú Xương, cũng như đang nói lên một phần nào đó hình ảnh người phụ nữ ở xã hội xưa.

Trong hai cầu đề Tú Xương đã giới thiệu một cách khái quát về công việc của bà Tú. Đó là sự tần tảo “quanh năm” buôn bán ở mom sông, việc mua bán này không hề có cửa tiệm hay vốn liếng nhiều. Đây là một công việc vất vả, cực nhọc, thu nhập bất ổn sông bà Tú vẫn đang “nuôi đủ” năm con với một chồng mà không một lời oán trách.

Để diễn tả một cách cụ thể hơn sự vất vả trong công việc của bà Tú, trong hai câu thực tác giả đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam để biến thành “thân cò” nhằm thể hiện sự lặn lội vất vả của bà Tú trong công việc mưu sinh hàng ngày tại nơi “quãng vắng”. Đó là hình ảnh nhốn nháo, tranh chấp mua bán của nhiều con người có công việc như bà Tú. Nhìn chung, cuộc đời bà Tú không ít khó khăn gian khổ.

Sự khó nhọc, vất vả của bà Tú không được dừng lại ở hai phần đề và thực mà nó còn tăng lên ở phần luận. Bằng việc sử dụng hai câu thuật ngữ “một duyên, hai nợ” và “năm nắng mười mưa” tác giả đã toát lên sự hi sinh cao cả của bà Tú, đó là việc chấp nhận số phận chăm lo cho chồng con và dù nắng hay mưa cũng không bỏ việc.

Cùng với quý trọng và biết ơn bà Tú ở hai câu luận, thì hai câu kết là một cách nói ngao ngán về nỗi niềm tâm sự của tác giả- Tú Xương. Một lời thở dài về “cái thói đời” ông nhắc đến chính là cái xã hội lúc bấy giờ – một xã hội mang tính nửa tây nửa ta, nửa phong kiến, nửa thực dân với những tư tưởng và đạo lí bị suy thoái. Bên cạnh ông tự trách bản thân sao mà “ăn ở bạc” thi cử hoài mà không đỗ đạt, chẳng thể làm quan, không giúp được gì cho vợ con, đẩy vợ con phải chịu khổ vì mình.

Tú Xương đã nêu lên đức tính tốt đẹp của bà Tú nói riêng và người phụ nữ nói chung, đó là sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại, sẵn sàng hi sinh vì gia đình. Đồng thời qua đây tác giả cũng bộc lộ nỗi niềm biết ơn và quý trọng đối với bà Tú.

Tóm tắt Thương vợ - sơ đồ tư duy (mẫu 20)

Tóm tắt Thương vợ hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Khóc Dương Khuê

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương

Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng

Tóm tắt Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Tóm tắt Lẽ ghét thương

1 2,201 07/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: