TOP 21 mẫu Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (2023) mới nhất

Với Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức môn Ngữ văn lớp 11 gồm 21 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức từ đó học tốt môn Văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 2,390 07/01/2023
Tải về


Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức - Ngữ văn 11

Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (mẫu 1)

Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm chỉ ra vai trò quan trọng và thiêng liêng của tiếng Việt, đó là: Nguồn giải phóng của dân tộc.

Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (mẫu 2)

Nguyễn An Ninh phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống "Tây hóa". Tiếng mẹ đẻ có sức mạnh vô hình trong cuộc giải phóng dân tộc nên vứt bỏ tiếng mẹ đẻ là "đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi". Khẳng định Tiếng Việt là ngôn ngữ vô cùng giàu có. Không phủ nhận tầm quan trọng của tiếng nước ngoài, quan trọng nhất vẫn chính là phát triển và duy trì tiếng mẹ đẻ.

Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (mẫu 3)

 Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích khoe khoang nên đã vô tình bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ. Phần tiếp theo, tác giả thuyết minh cho tư tưởng: Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Phần kết thúc, tác giả trình bày vai trò hướng đạo của giới trí thức trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc, quan niệm của mình về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.

Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (mẫu 4)

 Nguyễn An Ninh phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống "Tây hóa". Đây chỉ là biểu hiện của những người mất gốc văn hóa. Tiếng mẹ đẻ có sức mạnh vô hình trong cuộc giải phóng dân tộc nên vứt bỏ tiếng mẹ đẻ là "đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi". Khẳng định Tiếng Việt là ngôn ngữ vô cùng giàu có từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động cho đến những áng văn thơ bất hủ của Nguyễn Du,... Không phủ nhận tầm quan trọng của tiếng nước ngoài, quan trọng nhất vẫn chính là phát triển và duy trì tiếng mẹ đẻ.

Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (mẫu 5)

Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm chỉ ra vai trò quan trọng và thiêng liêng của tiếng Việt, đó là: Nguồn giải phóng của dân tộc. Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích khoe khoang nên đã vô tình "từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ". Phần tiếp theo, tác giả thuyết minh cho tư tưởng nòng cốt của bài viết: Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với lối viết ngắn gọn, súc tích, tác giả đã chỉ ra một cách cụ thể ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ, đồng thời khẳng định và chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có... Phần kết thúc, tác giả trình bày vai trò hướng đạo của giới trí thức trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc, quan niệm của mình về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. Cốt lõi của quan điểm đó là : học tiếng nước ngoài trên tinh thần tiếp thu lựa chọn tinh hoa để làm giàu có hơn cho ngôn ngữ nước mình.

Tóm tắt Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (mẫu 6)

Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn An Ninh.

Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất gốc văn hóa.

Phần tiếp theo, tác giả tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Đó là tiếng nói hằng ngày của những con người lao động bình thường, là những tác phẩm văn thơ bất hủ của Nguyễn Du...

Phần kết thúc, tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Tóm tắt Một thời đại trong thi ca

Tóm tắt Lưu biệt khi xuất dương

Tóm tắt Hầu trời

Tóm tắt Vội vàng

1 2,390 07/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: