TOP 22 mẫu Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (2023) mới nhất

Với Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh môn Ngữ văn lớp 11 gồm 22 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh từ đó học tốt môn Văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 1155 lượt xem
Tải về


Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh - Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ Văn 11 Vào phủ chúa  Trịnh

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 1)

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi chép bức tranh cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh và cho thấy nhân cách cao đẹp của Lê Hữu Trác.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 2)

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi chép bức tranh cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh và thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Sau khi chữa bệnh cho thế tử đã xin về quê mà không ở lại phủ chúa.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 3)

Tôi nhận được thánh chỉ vào phủ chầu. Nhận thấy sự giàu sang, đồ đạc đều được sơn thếp vàng. Tôi vào thăm khám cho thế tử Trịnh Cán. Bởi nằm lâu trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên nội phủ tạng yếu đi. Tôi nghĩ còn nợ ơn nước nên đã kê đơn thuốc theo đúng bệnh rồi từ giã trở về quê.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 4)

Tôi nhận được thánh chỉ vào phủ chầu ngay lập tức. Đi từ cửa sau vào phủ tôi nhìn thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua nở, chỉ vậy thôi cũng đủ nhận thấy sự giàu sang của vua chúa lớn đến nhường nào. Đồ đạc đều được sơn thếp vàng, tôi cũng thấy cả những đồ vật cổ quý giá. Sau khi được dùng bữa với những thứ xa hoa thôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung để thăm khám cho thế tử Trịnh Cán. Bởi nằm lâu trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá nó, mắc quá ấm lại thêm lười vận động nên nội phủ tạng yếu đi, dẫn đến phát bệnh. Tôi nghĩ còn nợ ơn nước nên đã kê đơn thuốc theo đúng bệnh rồi từ giã trở về quê chờ thánh chỉ.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 5)

Vào ngày đầu tiên của tháng 2, thầy lang Lê Hữu Trác được lệnh triệu tập vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Mặc dù chỉ đi từ cửa sau của phủ chúa nhưng ông cũng thấy được mức độ xa hoa, giàu có như thế nào. Đồ đạc đều được sơn thếp vàng, đồ cổ quý giá nhiều vô kể, cả một căn nhà lớn lại là phòng trà, thực sự quá xa hoa. Cho dù cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa là vậy nhưng Lê Hữu Trác vẫn có thể nhận ra được bức tranh hiện thực ở nơi đây là rất tùng túng và ngột ngạt. Thế tử ở nơi trướng rủ màn che đến mức mà thầy lang phải đi qua mấy lớp cửa, vài hàng lang dài miên man mới có thể đến được nơi để thăm khám. Cũng bởi sống cuộc sống sung sướng, ăn quá no, mặc quá ấm, lại thêm không chịu vận động nên mới khiến cho nội phủ mới yếu đi mà sinh ra bệnh. Lê Hữu Trác vốn là người không màng công danh, lợi lộc nên sau khi kê đúng đơn thuộc đã từ giã về quê đợi thánh chỉ.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 6)

Truyện xoay quanh nhân vật là Lê Hữu Trác, ông là một thầy lang giỏi được lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. "Vào phủ chúa Trịnh" là tác phẩm ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người từ khi triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện qua con mắt của Lê Hữu Trác rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng và ngột ngạt. Để đi đến nơi ở của thế tử ông phải đi qua nhiều lần cửa, xung quanh được miêu tả là cây cối um tùm, hành lang quanh co, những căn phòng cao rộng, có nhiều đồ thếp vàng, màn gấm và nhiều thứ quý giá khác. Nhiệm vụ của ông là bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử. Ông đưa ra chẩn đoán bệnh cho Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh và tay chân gầy gò. Là một người thầy lương y có đạo đức, có tâm với nghề, không màng danh lợi nên sau khi kê đúng đơn thuốc, Lê Hữu Trác đã từ giã về quê chờ thánh chỉ.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 7)

Tôi vẫn nhớ ngày hôm đó vào sáng sớm ngày 1/2 nhận được thánh chỉ vào phủ chầu ngay lập tức. Đi từ cửa sau vào phủ tôi nhìn thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua nở, chỉ vậy thôi cũng đủ nhận thấy sự giàu sang của vua chúa lớn đến nhường nào. Đi tiếp qua vài lần cửa nữa, qua các hàng lang dài miên man thì cuối cùng tôi được dẫn vào ngôi nhà lớn mà được gọi là phòng trà. Đồ đạc đều được sơn thếp vàng, tôi cũng thấy cả những đồ vật cổ quý giá. Tôi không được yết kiến Thánh thượng vì lúc đó người đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần. Sau khi được dùng bữa với những thứ sa hoa thôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung để thăm khám cho thế tử Trịnh Cán. Bởi nằm lâu trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá nó, mắc quá ấm lại thêm lười vận động nên nội phủ tạng yếu đi, dẫn đến phát bệnh. Tôi nghĩ còn nợ ơn nước nên đã kê đơn thuốc theo đúng bệnh rồi từ giã trở về quê chờ thánh chỉ.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 8)

Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1/2 tôi được lệnh là có thánh chỉ triệu tập về phủ chầu ngay lập tức. Tôi nhanh chóng chuẩn bị mũ áo chỉnh tề được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Đi vào cửa sau vào phủ, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Vốn là con quan tôi thực không lạ với chốn phồn hoa nhưng khi bước chân vào phủ thì quả mới hay cảnh giàu sang của vua chúa dường nào. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài miên man tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng, là những cổ vật quý giá chưa từng nhìn thấy. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến, và được hầu hạ bữa sáng với mâm vàng, sơn hào hải vị. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Người nằm trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm, lười vận động nên phủ tạng yếu đi, bệnh phát đã lâu sau một hồi suy nghĩ vì sợ lợi danh ràng buộc không về được núi, nhưng nghĩ lại còn nợ ơn nước nên đã kê đơn theo đúng bệnh. Sau đó tôi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền để chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 9)

Nhân vật trong câu chuyện là Lê Hữu Trác, thầy lang giỏi. Ông có lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh, ông đi vào chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa ông cũng đến được nơi chúa ở, phòng chúa ở rất đặc biệt được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời, qua đó biết được khẩu vị của những bậc quyền quý. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử, nhận thấy bệnh của thế tử xuất phát từ chúa thường ở chốn màn che trướng phủ, ăn sướng, mặc ấm phủ tạng yếu, bệnh đã lâu nên trầm trọng. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 10)

Nhân vật chính trong chuyện là Lê Hữu Trác – một thầy lang giỏi. Ông được lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

Vào phủ chúa Trịnh ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận lệnh triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) cho đến lúc xong việc, về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11 (tổng cộng 9 tháng 20 ngày).

Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện lên rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng, ngột ngạt. Lê Hữu Trác phải đi qua nhiều lần cửa, xung quanh cây cối um tùm, hành lang quanh co, phòng cao rộng, đồ thếp vàng, nhiều màn gấm, đồ quý giá. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa với những nghi lễ khuôn phép, thể hiện sự cao sang, quyền quý, xa hoa, hưởng lạc đến tột cùng.

Tác giả có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử. Ông chẩn đoán bệnh của Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, tay chân gầy gò. Là một người lương y có đạo đức, có tâm với nghề và không màng danh lợi, Lê Hữu Trác sau khi kê đúng đơn thuốc xong ông từ giã trở về quê và chờ thánh chỉ.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 11)

Lê Hữu Trác là một vị thầy thuốc tài hoa. Ông được triều đình triệu vào cung để chữa bệnh. Vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa ông cũng đến được nơi chúa ở, phòng chúa ở rất đặc biệt được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời, qua đó biết được khẩu vị của những bậc quyền quý. Sau đó, ông đến bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử. Nhận thấy bệnh của thế tử xuất phát từ việc ăn sướng, mặc ấm phủ tạng yếu, bệnh đã lâu nên trầm trọng. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh và từ giã cung đình trở về quê.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 12)

Đoạn trích giống như một góc quay chân thật, thông qua chuyến vào cung của lương y Lê Hữu Trác, đã cho ta thấy được chi tiết phần nào cuộc sống xa hoa nhung lụa trong phủ chúa, đối lập hoàn toàn với cuộc sống cực khổ lầm than của dân đen con đỏ ngoài kia. Được lệnh vào cung chữa bệnh cho thái tử, Lê Hữu Trác trên đường đến diện kiến cung thái tử đã đi qua bao nhiêu cung điện đồ sộ, khung cảnh được bao quanh bởi những cây cối um tùm, rợn ngợp, tạo cảm giác ngột ngạt chốn cung cấp. Người ra kẻ vào, người hậu kẻ hạ tấp nập, đồ đạc được sơn thon thếp vàng, vô cùng sang trọng. Thái tử được chẩn đoán do ở lâu trong cung cấm, nên nhược khí suy nhược, do ăn quá no mặc quá ấm mà sinh ra lười vận động. Từ đó, phần nào cho ta thấy những mặt sâu mặt sau của cuộc sống nơi cung vua phủ chúa. Lê Hữu Trác sau khi kê đơn bốc thuốc xong cho thái tử, đã xin cáo từ để lui về quê, an lành với cuộc sống bình dị, đạm bạc.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 13)

Văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” ghi lại một cách chân thực, chính xác cảm nhận, cũng như cái nhìn của Lê Hữu Trác- nhân vật chính trong truyện, một thầy lang giỏi, giàu y đức; khi được triệu vào cung chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán. Thông qua văn bản hiện lên bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa, nhung lụa của chốn quyền quý cao sang, đối lập hẳn với cuộc sống khốn khó, bần hàn ngoài kia của nhân dân. Trên hành trình đến được phòng của thái tử để xem bệnh, phải vượt qua cơ man là những lăng tẩm đồ sộ, những bụi cây um tùm, những hành lang dài miết quanh co, nhìn thấy vô số những đồ đạc được sơn thon, thiếp vàng. Thông qua đó, ta thấy được cuộc sống nơi cung cấm xa hoa, hưởng lạc đến tột cùng. Bệnh của thái tử được Lê Hữu Trác chẩn đoán là do được sống quen trong chốn nhung lụa, ăn quá no, mặc quá ấm, lại luôn ở trong cung cấm, không tiếp xúc với bên ngoài nhiều dẫn đến trướng khí, sinh ra xanh yếu, mệt nhọc. Vì lòng tận trung với vua, Lê Hữu Trác đã dốc sức chữa trị cho thái tử Trịnh Cán. Song là một bậc quân thần không màng danh lợi, sau khi chữa bệnh xong cho thái tử ông đã từ giã chốn cung gấm vàng ngọc để trở về quê.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Tự tình

Tóm tắt Câu cá mùa thu

Tóm tắt Thương vợ

Tóm tắt Khóc Dương Khuê 

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương

1 1155 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: