TOP 15 mẫu Tóm tắt Hầu trời (2023) mới nhất

Với Tóm tắt Hầu trời môn Ngữ văn lớp 11 gồm 15 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Hầu trời từ đó học tốt môn Văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 10,715 07/01/2023
Tải về


Tóm tắt Hầu trời - Ngữ văn 11

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 1)

Nhà thơ tưởng tưởng được lên đọc thơ cho trời nghe. Trời khen thơ hay và cho về hạ giới tiếp tục sự nghiệp văn thơ làm đẹp cho đời.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 2)

Nhà thơ tưởng tưởng được lên đọc thơ cho trời nghe. Nhà thơ đọc thơ, kể về cuộc sống khốn khó nơi hạ giới. Trời khen thơ hay và cho về hạ giới tiếp tục làm ăn.

Tóm tắt Hầu trời hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 3)

Trong đêm khuya vắng nhà thơ thấy hai cô tiên xuống đón lên trời. Trời sai gọi lên đọc thơ trời nghe. Nhà thơ say sưa đọc thơ. Đọc xong trời khen thơ hay, hỏi tên tuổi, quê quán ở đâu? Nhà thơ kể cảnh nghèo khó nơi hạ giới. Nghe xong Trời an ủi, cho người đưa tiễn về hạ giới.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 4)

Trong đêm khuya vắng, đang thưởng trà, ngâm văn, nhà thơ thấy hai cô tiên xuống đón lên trời. Tiếng ngâm âm vang cả sông ngân hà, trời sai gọi lên đọc thơ trời nghe. Nhà thơ say sưa đọc thơ. Đọc xong trời khen thơ hay, hỏi tên tuổi, quê quán ở đâu? Nhà thơ kể cảnh nghèo khó nơi hạ giới, không có thước đất, văn chương hạ giới rẻ như bèo, làm mãi quanh năm nhưng cứ khốn khó. Nghe xong Trời an ủi, cho người đưa tiễn về hạ giới.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 5)

Bài thơ được Tản Đà tưởng tưởng trong đêm khuya vắng, đang thưởng trà, ngâm văn, nhà thơ thấy hai cô tiên xuống đón lên trời. Tiếng ngâm âm vang cả sông ngân hà, trời sai gọi lên đọc thơ trời nghe. Nhà thơ say sưa đọc thơ. Đọc xong trời khen thơ hay, hỏi tên tuổi, quê quán ở đâu? Trời sai thiên tào lấy sổ xét, tra ra đày xuống hạ giới vì tội ngông. Trời bảo không phải Trời đày mà cho xuống hạ giới để làm thơ làm đẹp cho nhân loại. Nhà thơ kể cảnh nghèo khó nơi hạ giới, không có thước đất, văn chương hạ giới rẻ như bèo, làm mãi quanh năm nhưng cứ khốn khó. Nghe xong Trời an ủi, cho người đưa tiễn về hạ giới. nhà thơ chợt tỉnh giấc mộng, ngậm ngùi tự hào khi được lên hầu trời.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 6)

“Hầu trời” trích từ tập “Còn chơi” thể hiện cái tôi ngông của Tản Đà cũng như nỗi ngậm ngùi cho cảnh ngộ bản thân nói riêng và văn nghệ sĩ đương thời nói chung.

Cả bài thơ là một câu chuyện kể được sáng tạo bằng trí tưởng tượng và được dẫn dắt bởi lối thơ hóm hỉnh, kể về một cuộc dạo chơi lên trời của Tản Đà, ông được đọc thơ văn cho trời nghe. Ở đó, nhà thơ được nhà trời đón tiếp vô cùng long trọng, được nhà trời khen ngợi và say mê, yêu thích văn chương của mình. Cuối cùng là trách nhiệm mà nhà trời trao cho nhà thơ “làm việc thiên lương của nhân loại”, sau đó là cuộc chia tay trong lưu luyến và nhà thơ tỉnh giấc mộng.

Tác phẩm đã cho thấy con người của Tản Đà, ông là một người tự tin, kiêu hãnh với tài năng của bản thân, ông ý thức được giá trị của chính mình. Nhưng đồng thời cuộc vượt thoát lên chốn tiên giới này cũng cho thấy sự cô đơn, lạc lõng của ông với cuộc đời. Ông khao khát tìm được tri âm để có thể thấu hiểu tất thảy những tâm tư, tình cảm của mình. Đây đồng thời cũng là khát vọng chung của những người nghệ sĩ đương thời.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 7)

Trong đêm khuya trăng sáng, lúc canh ba, nằm buồn một mình, thi nhân ngồi dậy đun nước uống rồi ngâm nga văn thơ. Thi nhân được đón tiếp vô cùng nồng nhiệt, được ngồi ghế bành như tuyết vân mây, được thể hiện tài năng của mình, được những khán giả đặc biệt theo dõi đó chính là Trời và các chư tiên.

Lên trời để ngâm thơ, đọc thơ, thi nhân thể hiện niềm say mê, tự hào, niềm phấn chấn, hào hứng đối với những sáng tác của mình. Nghe thơ văn của người đời mà Trời, các chư tiên nào là nở dạ, lè lưỡi, chau đôi mày, lắng tay đứng, cùng vỗ tay, lại còn hưởng ứng trên mức yêu thích. Những lời tán thưởng của Trời càng khẳng định điều đó.

Trời nghe văn thơ xong, khen nức nở liền hỏi danh tính. Tản Đà thật đến độ cũng chẳng giấu giếm gì, tên tuổi, nghề nghiệp đều nói ra. Trời sai suy xét thì phát hiện có tên Nguyễn Khắc Hiếu, đày xuống hạ giới vì tội ngông, thực chất là sai xuống làm việc “thiên lương” của nhân loại.

Tiếp sau, thi nhân kể về hoàn cảnh của những văn sĩ đương thời. Sự đời ngặt nghèo không dễ dàng như người ta tưởng, gia tài là bụng văn nhưng tấc đất không có, nào giấy, nào mực, nào cửa hàng đều của người, giá lại rẻ, lãi ít mà tiêu nhiều, học hành thêm thì tuổi đã cao. Cuộc vui nào cũng có hồi chấm dứt. Trở về trần thế trong niềm tiếc nuối ngậm ngùi. Tiếng gà gáy, tiếng người nơi trần thế đã đánh thức nhà thơ. Cái cảm giác lên mây tựa gió ngâm thơ kết thúc.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 8)

Thơ Tản Đà là thơ của cái tôi bay bổng, lãng mạn, của cái tôi yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. “Hầu trời” là một trong số những bài thơ thể hiện rất rõ cái tôi của ông. “Hầu trời” tựa như một câu chuyện tự sự với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật kể chuyện. Vì thế mà ta có thể dễ dàng tóm tắt bài thơ theo trình tự thời gian: mở đầu là lúc nhân vật giải thích lí do tại sao mình được lên trời đọc thơ đến khung cảnh khi đọc thơ và thái độ của trời, rồi kết thúc là cuộc chia tay đầy lưu luyến.

Câu chuyện bắt đầu từ một đêm khuya vắng, nhà thơ ngồi dậy đun nước rồi ngâm nga những câu thơ “vang cả ngân hà” khiến ông Trời “mất ngủ”. Tiếp đó, nhà thơ bắt đầu kể diễn biến của buổi “hầu trời” một cách rất tự nhiên. Đầu tiên, tuân lệnh của Trời, thi sĩ đã đọc thơ của mình cho Trời và các chư tiên nghe.

Đúng với niềm đam mê của mình, thi sĩ đọc với tất cả sự nhiệt tình và phấn khích. Có lẽ chưa bao giờ thi sĩ lại cảm thấy hứng thú và thăng hoa đến như thế này nên đọc liền một mạch. Thái độ của người nghe rất chăm chú và ai cũng tán thưởng, bộc lộ sự hâm mộ qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Bằng việc mượn lời Trời tác giả đã khéo léo ca ngợi văn thơ của mình. Điều này đã thể hiện rất rõ sự kiêu hãnh về cái hay cái đẹp trong văn chương của chỉnh Tản Đà.

Sau khi nói về tài năng văn chương của mình, Tản Đà hướng ngòi bút của mình kể về cuộc sống của tầng lớp văn nghệ sĩ thời ấy, phản ánh một cách chân thực cuộc sống khốn cùng của văn nghệ sĩ cũng như sự hỗn loạn của văn chương lúc bấy giờ. Sau lời dặn dò và an ủi của Trời, cuộc chia tay giữa thi sĩ và các chư tiên diễn ra trong xúc động. Những gì đã diễn ra đẹp đến mức, khi thi sĩ bừng tỉnh, nhận ra đó chỉ là một giấc mộng, nhà thơ đã không khỏi tiếc nuối.

Bài thơ đã thể hiện tài năng và phẩm chất đáng quý của Tản Đà. Thi sĩ ý thức tài năng văn chương bản thân và tự tin bộc lộ bản ngã cá nhân không chút ngần ngại, không những vậy ta còn thấy được tấm lòng yêu nước sâu sắc của bậc trí thức kiêu hãnh công khai mình.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 9)

Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX và là người của hai thế hệ (Nho học và Tây học) khi thơ văn của ông có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại. Phong cách của Tản Đà được gói gọn trong ba chữ: sầu – mộng – ngông.

Bài thơ “Hầu trời” in trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921. Bài thơ là câu chuyện kể lên tiên gặp trời của thi sĩ Tản Đà. Đó là ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà. Qua tác phẩm là tiếng nói muốn thể hiện khát vọng được khẳng định chính mình giữa cuộc đời và vừa thể hiện lãng mạn, bay bổng vừa cái ngông của Tản Đà.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 10)

“Hầu trời” là một câu chuyện nằm mộng của nhân vật chính là tác giả – một thi sĩ, câu chuyện hoàn toàn hư cấu, tưởng tượng, nhưng lại chân thực, tự nhiên và rất bình dị. Nội dung có sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và hiện thực, câu chuyện ấy có thể tóm tắt lại qua ba sự việc theo trật tự thời gian: trình bày lí do được lên Trời đọc thơ, cảnh đọc thơ hào hứng của tác giả và thái độ ngợi ca, tán thưởng của Trời và các chư tiên, và cuộc chia tay đầy lưu luyến, xúc động.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 11)

Chuyện kể về thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu, tức Tản Đà lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Trời và chư tiên tấm tắc khen hay và hỏi chuyện. Tác giả đã đem những chi tiết thực về thơ và cuộc đời mình, đặc biệt là cảnh nghèo khổ của người sáng tác văn chương dưới hạ giới cho Trời nghe. Trời cảm động, thấu hiểu tình cảnh, nỗi lòng của người thi sĩ. Bài thơ cho thấy một cái tôi đầy sảng khoái, tự đắc của tác giả. Đồng thời thể hiện ý thức về trách nhiệm của người thi nhân đối với nền văn học nước nhà và khát vọng được cống hiến cho thơ văn.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 12)

Bài thơ “Hầu trời” được sáng tác năm 1921, đã thể hiện cái tôi, cái bản sắc nhất của Tản Đà. 4 dòng thơ đầu kể về một giấc mơ được lên tiên, lúc tỉnh mộng hãy còn bàng hoàng, mộng mà như tỉnh, hư mà như thực. 6 khổ thơ tiếp Tản Đà ngâm văn 1 mình trong đêm trăng, tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà khiến trời mất ngủ sai các tiên nữ mời thi sĩ lên đọc văn.

Nội dung tiếp theo kể về cuộc đọc văn cho Trời và tiên nghe. Cảnh tiên giới cửa sơn đỏ chói, ghế bành như tuyết …đẹp, trang nghiêm; tiên ngồi im lặng, không khí trang nghiêm phù hợp với việc đọc văn, tạo hưng phấn cho thi sĩ.

Trong buổi đọc thơ thi sĩ cao hứng và có phần tự đắc: “đắc ý đọc đã thích” “văn dài hơi tốt ran cung mây”; Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay”. Trời và chư tiên xúc động, tán thưởng, hâm mộ “nức nở, lè lưỡi, chau mày , lắng tai đứng, vỗ tay”… Trời khen hết lời: văn thật tuyệt, lời văn đẹp như sao băng, khí văn hùng như mây chuyển, êm như gió thoảng…

Tiếp theo là lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn. Tự cho mình là người của cõi tiên được trời sai xuống trần truyền bá “thiên lương”, khơi dậy cái thiện của con người. Bức tranh chân thực, cảm động về cuộc đời Tản Đà và những văn sĩ: cơ cực, tủi hổ “nghèo khó, thước đất không có, văn rẻ như bèo …” một cách chua xót, bi hài. Văn chương là nghề kiếm sống mới, có kẻ bán, người mua, có thị trường tiêu thụ nhưng văn rẻ như bèo. Mâu thuẫn lý tưởng và thực tại.

Kết thúc là cuộc chia tay với trời và chư tiên. Tan mộng, bị ném về thực tại, tiếc nuối, ngậm ngùi, 1 nỗi buồn man mác. Tản Đà – 1 hồn thơ lãng mạn, mang nặng cái sầu, mộng, ngông, bất hòa với hiện thực tù túng, ngột ngạt khiến họ u uất, bất đắc chí, thoát li hiện thực bằng mộng tưởng. Bất hòa với xã hội càng sâu sắc thì giấc mộng thoát li càng đắm say, càng ngông tạo nên một bi kịch.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 13)

Hầu trời là một trong số bài thơ tiêu biểu trong tập “Còn chơi” thể hiện rõ nét nhất tâm hồn phóng khoáng, đôi khi là nét ngông, và cũng góp phần khẳng định giá trị bản thân trước cuộc đời của Tản Đà.

Cách vào đề của “Hầu trời” rất độc đáo, gây ấn tượng người đọc với cách vào đề, dẫn dắt độc giả vào thế giới thơ một cách cuốn hút. Ở những khổ thơ tiếp theo, tác giả kể về lí do được lên “hầu trời” của mình, với những câu thơ đầy tính thuyết phục, với ngòi bút của mình, Tản Đà vẽ ra một câu chuyện như vừa mới xảy ra đây thôi.

Câu chuyện của buổi “hầu trời” diễn ra rất tự nhiên và hợp lí, như chính tác giả vừa mới trở về từ chốn đó vậy: “Theo lệnh của Trời”, thi sĩ đọc văn và nhân văn của mình cho Trời và các chư tiên nghe. Với niềm phấn khích và đầy hứng khởi của mình, sự say sưa trong giọng đọc thơ, cũng ẩn ý cho niềm say mê trong văn chương đã khiến cho tác giả rất tự tin, thể hiện niềm khát khao và đam mê của chính bản thân mình.

Mọi người sau khi được Tản Đà đọc thơ, lấy làm rất thích thú, ai cũng bộc lộ sự hân hoan tán thưởng, kể cả ông trời cũng phải buông ra những lời tán dương mà mới nghe cũng thấy sung sướng hạnh phúc. Đoạn thơ tiếp theo thể hiện rõ ý thức về “cái tôi” cá nhân của tác giả rất cao. Theo yêu cầu của Trời, thi sĩ tự xưng tên tuổi và thân thế. Sau đó thi nhân đã kể về cuộc sống khó khăn của mình nơi trần thế, qua đó phản ánh đời sống cùng cực của tầng lớp văn nghệ sĩ một cách chính xác và tình hình lộn xộn của thị trường văn chương thời ấy.

Giấc mơ “hầu trời” như sự biểu hiện khát khao được thể hiện tài năng của thi sĩ. Dường như Trời cũng thấu hiểu được tình cảnh của thi sĩ nên đã có lời khuyên nhủ thi nhân. Những lời khuyên của trời dù ngắn ngủi nhưng lại vô cùng có giá trị. Cuối bài thơ là cuộc chia tay tiễn biệt giữa trời, các chư tiên và tác giả cứ quyến luyến.

Tóm tắt Hầu trời (mẫu 14)

Tản Đà xuất thân là nhà Nho, từng hai lần lều chõng nhưng đều không đỗ đạt. Sau đó, Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và sớm gây được tiếng vang lớn vào những năm 20 của thế kỷ XX.

Một trong những tác phẩm đặc sắc và thể hiện rõ sự phóng khoáng của Tản Đà là tác phẩm Hầu trời. Tác phẩm nói lên sự ngông nghênh của tác giả đối với trời, xem trời như là bạn của mình. Câu chuyện xảy ra vào buổi đêm, một khoảnh khắc yên lặng, yên tĩnh kể về giấc mơ muốn lên cõi tiên của tác giả, thể hiện tâm trạng và cảm xúc của người thi nhân.

Thi nhân đọc thơ cho trờ và chư tiên nghe một cách hào hứng, đồng thời kể về cuộc sống và công việc của mình. Trời tỏ ra rất tâm đắc và khen ngợi thi nhân, chư Tiên nghe thơ rất xúc động và tâm đắc. Tiếp theo thi nhân trò chuyện với trời khẳng định cái tôi của mình.

Sau khi đem tài năng thể hiện cho mọi người, Tản Đà đồng thời cũng đem những tâm sự rất thực chia sẻ với Trời cùng các chư tiên. Cái ông có chỉ là “một bụng văn” nhưng lại bị o ép nhiều chiều: thuê giấy mực, in, lại thuê cửa hàng, hao công tốn của những văn chương hạ giới lại rẻ mạt. Câu thơ đậm cảm xúc ngậm ngùi, nghi ngại về sứ mệnh của kẻ cầm bút.

Để rồi sau đó, Trời đưa ra những lời động viên hết sức chân thành: “Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”. Lời động viên cũng chính là lời tự an ủi chính mình và các văn sĩ cùng thời. Tác phẩm đã cho thấy cái “ngông” trong con người Tản Đàm tự tin, kiêu hãnh về giá trị của bản thân đồng thời ông cũng có ý thức trách nhiệm với cuộc đời.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Vội vàng

Tóm tắt Tràng Giang

Tóm tắt Đây thôn Vĩ Dạ

Tóm tắt Chiều tối

Tóm tắt Từ ấy

1 10,715 07/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: