Tính giá trị của biểu thức. a) a + b – 135 với a = 539 và b = 243 b) c + m × n với c = 2 370, m = 105 và n = 6

Lời giải Bài 2 trang 22 Toán lớp 4 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 4 Tập 1.

1 1,202 08/11/2024


Giải Toán lớp 4 trang 22 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.

a) a + b – 135 với a = 539 và b = 243

b) c + m × n với c = 2 370, m = 105 và n = 6

Lời giải:

a) Với a = 539 và b = 243, ta có:

a + b – 135 = 539 + 243 – 135 = 782 – 135 = 647

Vậy giá trị của biểu thức trên là 647.

b) Với với c = 2 370, m = 105 và n = 6, ta có:

c + m × n = 2 370 + 105 × 6 = 2 370 + 630 = 3 000

Vậy giá trị của biểu thức trên là 3 000

*Phương pháp giải:

Thay lần lượt các giá trị đề bài đã cho vào phép tính

Rồi thực hiên lần lượt các phép tính theo trình tự

*Lý thuyết

Phép cộng hai số tự nhiên

a + b = c

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Phép trừ hai số tự nhiên

a – b = c (a b)

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

Ví dụ: 12 – 7 = 5; 23 – 3 = 20

2. Lưu ý

+ Nếu a – b = c thì a = b + c và b = a – c.

+ Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.

Phép nhân hai số tự nhiên

a x b = c

(thừa số) x (thừa số) = (tích)

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:

+ Giao hoán: a . b = b . a

+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)

+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a

+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a . (b + c) = a. b + a . c

a . (b – c) = a . b – a . c

Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:

a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)

Xem thêm

Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

1 1,202 08/11/2024