- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là gì?
Vốn điều lệ là số tiền hoặc tài sản mà các thành viên hoặc cổ đông đầu tư vào một công ty hoặc tổ chức kinh doanh. Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô, khả năng hoạt động và tính ổn định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện và phải có vốn điều lệ theo quy định thì doanh nghiệp mới đi vào hoạt động kinh doanh được. Vậy vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này khi kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhan thọ nhé.
1. Vốn điều lệ là gì?
Căn cứ vào Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Theo đó, vốn điều lệ là điều kiện bắt buộc khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là gì?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Theo đó, bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm được thiết kế với các quyền lợi, điều khoản rõ ràng nhằm bảo vệ người tham gia trước những biến cố sức khỏe hoặc các rủi ro về thân thể, tính mạng. Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng có thể coi là một hình thức tiết kiệm với mức lãi suất ổn định.
Căn cứ vào Khoản 17 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định: “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.”
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là một loại doanh nghiệp bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ được xác lập bằng hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia với công ty bảo hiểm. Hợp đồng này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, mức vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có quy định về mức tối thiểu phải có theo quy định thì mới được kinh doanh dịch vụ này.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm thì mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định như sau:
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.
Hơn nữa, tại Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải ký quỹ với ngân hàng. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ, vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam chứ không bắt buộc phải ký quỹ toàn bộ vốn điều lệ.
Như vậy, khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bạn cần đáp ứng các điều kiện về mức vốn điều lệ theo quy định.
Xem các bài viết có liên quan:
Vốn điều lệ là gì ? Những quy định pháp luật về vốn điều lệ?.