- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng như thế nào?
1. Nợ chung của vợ chồng là gì?
Nợ chung của vợ chồng là những khoản nợ phát sinh từ các hoạt động chung của cả hai, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình như:
- Nợ mua nhà, mua xe: Khi vợ chồng cùng đứng tên mua nhà, mua xe bằng tiền chung hoặc vay chung, cả hai sẽ cùng chịu trách nhiệm trả nợ.
- Nợ tiêu dùng: Các khoản nợ thẻ tín dụng, vay ngân hàng để chi tiêu cho sinh hoạt gia đình, nuôi con... cũng là nợ chung.
- Nợ do một bên vay nhưng dùng vào mục đích chung: Nếu một bên vay tiền nhưng số tiền đó được sử dụng cho nhu cầu chung của gia đình thì cả hai đều phải chịu trách nhiệm.
2. Nguyên tắc chung về trách nhiệm trả nợ
- Nguyên tắc liên đới: Theo quy định của pháp luật, vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ chung. Điều này có nghĩa là, nếu một bên không có khả năng trả nợ thì bên còn lại phải chịu trách nhiệm thanh toán phần nợ còn thiếu.
- Trừ trường hợp ngoại lệ: Có một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như:
+ Nợ phát sinh trước khi kết hôn.
+ Nợ do một bên gây ra mà không phục vụ cho nhu cầu chung của gia đình.
+ Nợ được xác định rõ ràng là nợ riêng của một bên.
3. Cách xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kì hôn nhân
Về cách xác định nợ chung trong thời kỳ hôn nhân, theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ta có thể hiểu như sau:
- Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác.
Như vậy, về cách xác định nợ riêng, dựa vào căn cứ nêu trên, có thể xác định như sau:
- Khoản nợ phát sinh trước thời kỳ hôn nhân;
- Khoản nợ phát sinh từ trường hợp chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng hoặc từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Và căn cứ tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
4. Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
Ngoài quy định về việc xác định khoản nợ chung, riêng của vợ chồng tại điều 37 thì bên cạnh đó, điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng như sau:
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân gia đình 2014.
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Như vậy, nếu có thể chứng minh được số tiền được dùng là các khoản nợ chung của vợ chồng, thì cả hai có nghĩa vụ cùng nhau thực hiện việc chi trả.
5. Vợ chồng có phải cùng nhau trả nợ chung sau khi ly hôn không?
Tùy mục đích vay nợ trong thời kỳ hôn nhân mà xác định đó có phải nợ chung hay không. Nếu là nợ riêng thì sau khi ly hôn, nợ của người nào thì người đó có trách nhiệm phải trả. Còn về khoản nợ chung, theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực.
Như vậy, sau khi ly hôn vợ chồng vẫn có nghĩa vụ phải cùng nhau trả nợ chung, trừ các trường hợp sau đây:
- Do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận với người thứ ba;
- Do Tòa án quyết định nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau. Lúc này, trong đơn xin ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình), một trong hai người có thể yêu cầu Tòa án phân chia cụ thể trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Đơn phương ly hôn là gì? Hướng dẫn cách viết đơn đơn phương ly hôn
Vợ hoặc chồng có được phép lựa chọn Tòa án nơi ly hôn không?
Những ai có quyền yêu cầu xác định cha mẹ con?