- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (85)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Định danh (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Lỗi vi phạm giao thông (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Đăng kiểm (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Xử phạt hành chính (25)
- Hóa đơn (24)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào?
1. Vi phạm hành chính là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ về vi phạm hành chính như sau:
A làm rơi ví, mất căn cước công dân và B nhặt được. B mang căn cước công dân của A đi đăng ký làm thẻ ngân hàng và mua bán kinh doanh trái pháp luật. Khi bị khởi kiện, Tòa án gửi thông báo đến địa chỉ nhà A theo chứng minh thư nhưng A không biết gì về sự việc trên. Trước đó, A đã trình báo với cơ quan có thẩm quyền về việc làm mất và xin cấp lại căn cước công dân. Vậy theo quy định pháp luật, B sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Điểm a Khoảng 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;
- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
Theo đó, hành vi dùng lén căn cước công dân của người khác để phục vụ mục đích của bản thân có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP trong trường hợp mượn căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật thì người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Căn cứ vào quy định nêu trên và đối chiếu với tình huống đưa ra, việc B sử dụng chứng minh thư của A để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, việc thực hiện kinh doanh trái pháp luật cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật có liên quan.
Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định một số nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Vi phạm hành chính nhiều lần là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Như vậy, vi phạm hành chính nhiều lần có các đặc điểm cơ bản sau:
· Là hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm này.
· Là hành vi chưa bị xử lý.
· Là hành vi chưa hết thời hiệu xử lý vi phạm.
Ví dụ: Công ty A đã biết về thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế theo quý theo đúng quy định pháp luật tuy nhiên công ty A đã nộp hồ sơ khai thuế theo quý bị chậm thời hạn nhiều kỳ khai báo vào năm 2022, 2023. Đến ngày 30/12/2023 cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính về các hành vi của Công ty A và xử phạt hồ sơ khai thuế từng kỳ, trong đó có tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần.
Về việc xử lý vi phạm hành chính nhiều lần thì Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định xử phạt cho từng hành vi trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần đso được Chính Phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Điều này có nghĩa là nếu người thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm đối với một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần khi có quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đso về áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần này.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định theo khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa;
Xem thêm các bài viết có liên quan dưới đây:
Không có hoặc không mang theo bằng lái xe thi bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành chính là gì ? Vi phạm hành chính là gì ?
Mức phạt lỗi không có hoặc không mang bằng lái xe năm 2024
Mức phạt hành vi để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định