Thời hạn của bằng lái xe máy là bao nhiêu năm? Không có bằng lái xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Thời hạn của bằng lái xe máy là bao nhiêu năm? Không có bằng lái xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hiện nay, bằng lái xe máy là một giấy tờ không thể thiếu của người tham gia giao thông. Vậy thời hạn của bằng lái xe máy là bao nhiêu năm? Không có bằng lái xe máy thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức pháp luật hữu ích nhé.

Thời hạn của bằng lái xe máy là bao nhiêu năm? Không có bằng lái xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

1. Bằng lái xe máy có mấy loại?

Khoản 1 đến khoản 3 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe

1. Hạng A1 cấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

...

Theo quy định trên, bằng lái xe máy được phân loại thành 03 hạng gồm hạng A1, hạng A2, hạng A3, cụ thể:

+ Hạng A1: cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

+ Hạng A2: cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

+ Hạng A3: cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

2. Thời hạn của bằng lái xe máy là bao nhiêu năm?

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Theo đó, bằng lái xe máy (hạng A1,A2, A3) không có thời hạn.

Lưu ý: thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

3. Không có bằng lái xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Thời hạn của bằng lái xe máy là bao nhiêu năm? Không có bằng lái xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

...

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

...

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

...

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm c khoản 8; điểm b khoản 9 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;

...

Như vậy, người lái xe mà không bằng lái xe máy có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô (hạng A1) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Người lái xe mà không có bằng lái xe máy là xe hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh (hạng A2, A3) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.