- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Vạch xương cá là gì? Quy định liên quan đến vạch xương cá
Vạch xương cá là một khái niệm quen thuộc khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thế nào là vạch xương cá và các quy định có liên quan đến vạch xương cá. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu một cách khái quát hơn về khái niệm và quy định chung liên quan đến vạch xương cá nhé.
1. Vạch xương cá là gì?
Hiện nay, trong quy định pháp luật không có thuật ngữ vạch xương cá. Tuy nhiên, trong thực tế, thuật ngữ vạch xương cá thường được dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
Theo đó, vạch xương cá được quy định như sau:
- Vạch xương cá bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.
- Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ là 20 cm.
2. Ý nghĩa của vạch xương cá
Vạch xương cá có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết luồng xe và đảm bảo an toàn giao thông giúp cho các phương tiện di chuyển đi đúng hành lang an toàn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, cụ thể như sau:
- Hướng dẫn hành lang an toàn vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để chỉ định hành lang an toàn cho xe cộ và người tham gia giao thông nhờ vạch này các tài xế và người đi đường có thể biết được hành lang an toàn để tránh va chạm giảm nguy cơ tai nạn giao thông
- Điều tiết luồng xe với việc sử dụng vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V các phương tiện sẽ di chuyển đúng hành lang an toàn được chỉ định giúp điều tiết và phân loại các luồng xe. Điều này giúp giảm thiểu các đường và tăng khả năng thông xe
- Đảm bảo an toàn giao thông sử dụng vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đảm bảo an toàn cho tất cả các phương tiện di chuyển và người tham gia giao thông
Trên đây là một số ý nghĩa cơ bản của vạch xương cá. Theo đó, chủ yếu tác dụng của vạch xương cá là điều tiết luồng xe và đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện di chuyển trên đường.
3. Mức phạt cho lỗi đè vạch xương cá?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 và Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông cần tuân theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có vạch kẻ đường.
Theo đó, khi tham gia giao thông, người lái xe vi phạm lỗi đè vạch xương cá sẽ có mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phương tiện |
Căn cứ pháp lý |
Mức xử phạt vi phạm hành chính |
Phạt bổ sung |
Ô tô |
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị thay thế bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng |
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng |
Xe máy |
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị thay thế bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng |
Xe máy chuyên dùng |
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng |
|
Xe đạp |
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng |
Theo đó, mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đè lên vạch xương cá không quá cao, nhưng bạn cũng cần chú ý, vì không phải chỉ phạt hành chính mà khi bạn đè lên vạch xương cá sẽ gây ảnh hưởng đến người khác đang lưu thông.
Trên đây là những nội dung cơ bản đến quy định liên quan vạch xương cá mà chúng tôi đề cập đến bạn đọc. Theo đó, ngoài các biển báo giao thông, bạn cần tìm hiểu các vạch kẻ đường khi tham gia giao thông. Mỗi vạch kẻ đường có ý nghĩa riêng và tác dụng riêng, bạn cần hiểu đúng để thực hiện, tránh những sai phạm, ảnh hưởng đến bản thân và người khác khi lưu thông. Bài viết trên đây là những quy định liên quan đến vạch xương cá, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại vạch kẻ đường này. Từ đó, bạn nắm được những quy định liên quan, tránh vi phạm dẫn đến bị phạt khi tham gia giao thông.