Nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam có bắt buộc? Trốn nghĩa vụ quân sự bị gì?

Nghĩa vụ quân sự luôn là một chủ đề quan trọng và nhạy cảm trong mỗi quốc gia. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, nhiều người trẻ đặt ra câu hỏi: Nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam có phải là bắt buộc? Họ có thể phải đối mặt với những hậu quả gì nếu trốn tránh nghĩa vụ này? Vậy câu trả lời cho những vấn đề này là gì?

1. Nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam có bắt buộc? Trốn nghĩa vụ quân sự bị gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ, nghĩa vụ quân sự nói riêng là việc cá nhân trong độ tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được gọi nhập ngũ, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú…

Như vậy, nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam là bắt buộc.

Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP):

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ,

Như vậy, người trốn nghĩa vụ quân sự sẽ phải chịu mức phạt như trên.

2. Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 bao lâu? Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?

Căn cứ Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ những không quá 06 tháng khi thuộc các trường hợp sau:

- Để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Như vậy, thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2025 là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng nếu thuộc các trường hợp được quy định nêu trên.

Khi đi nghĩa vụ quân sự công dân sẽ thực hiện những công việc như sau:

- Huấn luyện quân sự: Học tập và thực hành các kỹ năng quân sự cơ bản như bắn súng, chiến thuật, di chuyển, và sinh tồn.

- Giáo dục về quốc phòng: Tìm hiểu về lịch sử quân đội, luật nghĩa vụ quân sự, và các kiến thức liên quan đến an ninh quốc gia.

- Tham gia các hoạt động diễn tập: Thực hiện các bài tập, diễn tập để rèn luyện khả năng phản ứng trong các tình huống khẩn cấp.

- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ: Nếu cần thiết, tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự hoặc hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh.

- Đào tạo kỹ năng mềm: Phát triển các kỹ năng như làm việc nhóm, lãnh đạo, và quản lý thời gian.

- Được trang bị kiến thức y tế: Học cách sơ cứu và chăm sóc sức khỏe cơ bản.

3. Bị những bệnh gì, cận bao nhiêu độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP., gồm có:

STT

Tên bệnh

Mã bệnh ICD10

1

Tâm thần

F20 đến F29

2

Động kinh

G40

3

Bệnh Parkinson

G20

4

Mù một mắt

H54.4

5

Điếc

H90

6

Di chứng do lao xương khớp

B90.2

7

Di chứng do phong

B92

8

Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)

C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47

9

Người nhiễm HIV

B20 đến B24; Z21

10

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng

Ngoài ra, căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Như vậy, cận thị từ 1,5 độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025.

4. Làm nghề gì thì không đi nghĩa vụ quân sự?

Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân làm các công việc sau đây:

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

5. Xuất ngũ năm 2025 được bảo nhiêu tiền?

* Tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP đã quy định cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.

Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:

- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;

- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở, hiện nay là 2.340.000 đồng;

- Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở, tức là hiện nay bằng 2 x 2.340.000 đồng = 4.680.000 đồng

*Trợ cấp xuất ngũ một lần: Khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP cũng có quy định về công thức tính trợ cấp xuất ngũ một lần cho hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ X 02 tháng tiền lương cơ sở

Do đó, khi xuất ngũ thì chiến sĩ còn được nhận thêm tiền trợ cấp xuất ngũ một lần như mức tính trên đây.

Xem thêm các bài viết liên quan:

8 điều cần biết về nghĩa vụ quân sự 2025

Trường hợp nào được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình?

Người mang hai quốc tịch có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không?

Học trường quân đội có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 công dân được nhận trợ cấp bao nhiêu tiền nếu phục vụ trong thời gian 24 tháng?

Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 bao lâu? Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?