- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Tái nhập ngũ là gì? Ai phải đi nghĩa vụ quân sự lần thứ hai?
1. Tái nhập ngũ là gì? Ai phải đi nghĩa vụ quân sự lần thứ hai?
Trường hợp công dân đã đi nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ nhưng vẫn muốn tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự thêm một lần nữa thì vẫn được phép đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu vẫn còn trong độ tuổi nhập ngũ và đạt những tiêu chuẩn tuyển quân nghĩa vụ quân sự khác mà pháp luật quy định. Trường hợp nhập ngũ lần thứ hai như vậy gọi là tái ngũ.
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
“Nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển”.
Như vậy, việc tái nhập ngũ dựa trên sự tự nguyện của công dân. Pháp luật không có quy định bắt công dân đi nghĩa vụ quân sự lần thứ hai nếu công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
2. Tiêu chuẩn nhập ngũ năm 2025
Căn cứ Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP và Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
- Đối tượng:
Căn cứ Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:
-
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
- Độ tuổi:
Căn cứ Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
- Tiêu chuẩn chính trị:
Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Tiêu chuẩn sức khỏe:
- Công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định.
- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
- Tiêu chuẩn văn hóa:
Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
3. Nhập ngũ đi nghĩa vụ quân sự bao lâu?
Căn cứ Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ những không quá 06 tháng khi thuộc các trường hợp sau:
- Để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Như vậy, thời gian đi nghĩa vụ quân sự là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng nếu thuộc các trường hợp được quy định nêu trên.
4. Nhập ngũ đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?
Khi đi nghĩa vụ quân sự công dân sẽ thực hiện những công việc như sau:
- Huấn luyện quân sự: Học tập và thực hành các kỹ năng quân sự cơ bản như bắn súng, chiến thuật, di chuyển, và sinh tồn.
- Giáo dục về quốc phòng: Tìm hiểu về lịch sử quân đội, luật nghĩa vụ quân sự, và các kiến thức liên quan đến an ninh quốc gia.
- Tham gia các hoạt động diễn tập: Thực hiện các bài tập, diễn tập để rèn luyện khả năng phản ứng trong các tình huống khẩn cấp.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ: Nếu cần thiết, tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự hoặc hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh.
- Đào tạo kỹ năng mềm: Phát triển các kỹ năng như làm việc nhóm, lãnh đạo, và quản lý thời gian.
- Được trang bị kiến thức y tế: Học cách sơ cứu và chăm sóc sức khỏe cơ bản.
5. Thời gian gọi công dân nhập ngũ năm 2025
Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba. Do đó, công dân sẽ lên đường nhập ngũ vào tháng 02/2025 hoặc tháng 03/2025.
Bên cạnh đó, có một số trường hợp gọi nhập ngũ do hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể, trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Trốn nghĩa vụ quân sự bị gì?
Công dân có hành vi “trốn” nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính lên đến 75 triệu đồng và có thể bị phạt tù.
5.2. Cận thị có đi nghĩa vụ quân sự không?
Nếu cận thị dưới 1,5 diop và đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển chọn thì bị cận vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự.
5.3. Trường hợp nào được miễn nghĩa vụ quân sự?
Các trường hợp sau được miễn nghĩa vụ quân sự:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
5.4. Nặng 100kg có đi nghĩa vụ quân sự không?
Không có quy định về cân nặng tối đa không được tham gia nghĩa vụ quân sự. Pháp luật chỉ có quy định chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu chỉ số BMI nhỏ hơn 30 thì có thể phải tham gia nghĩa vụ quân sự, ngược lại chỉ số BMI từ 30 trở lên thì không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.