- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Số định danh cá nhân VNeID là gì?
1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 12 Luật căn cước 2023 quy định về số định danh cá nhân như sau:
- Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
- Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam. Mỗi công dân chỉ có một mã số định danh cá nhân và không lặp lại với công dân khác.
- Đồng thời, số định danh cá nhân của công dân Việt Nam cùng dùng để cấp thẻ căn cước.
Theo đó, số định danh cá nhân dùng để khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
2. Xác lập số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì việc xác lập số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh được thực hiện như sau:
Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để xác lập số định danh cá nhân:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Nơi sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Quốc tịch;
- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có); trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Như vậy, hiện nay một công dân vừa mới sinh ra đã có số định danh cá nhân và được ghi trực tiếp trên Giấy khai sinh. Số định danh cá nhân này sau này sẽ được in trên thẻ căn cước.
3. Xác lập số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 11 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì khi công dân đã đăng ký khai sinh sẽ được xác lập số định danh cá nhân cụ thể như sau:
- Công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì Công an cấp xã nơi công dân cư trú có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an thực hiện xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Đối với trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh hiện đang định cư ở nước ngoài và chưa được xác lập số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan có liên quan thực hiện việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và xác lập số định danh cá nhân cho công dân;
Việc thu thập thông tin của công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài do cơ quan quản lý căn cước thực hiện bằng Phiếu thu thập thông tin dân cư thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi Phiếu thu thập thông tin dân cư của công dân có yêu cầu thu thập, cập nhật thông tin cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Theo đó, khi công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền nơi công dân cư trú sẽ có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin của công dân theo quy định. Đối với công dân đang định cư nước ngoài thì việc thu nhập, cập nhật thông tin sẽ được Bộ Công an phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan có liên quan thực hiện.
Trên đây là những nội dung pháp lý liên quan đến Số định danh cá nhân VNeID là gì? để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Số định danh cá nhân VNeID là gì? Cách tra cứu số định danh cá nhân qua ứng dụng VNeID