Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra thuế mới nhất 2025?
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra thuế mới nhất 2025?

1. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra thuế mới nhất 2025?

Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế được quy định tại Điều 118 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:

  • (1) Đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:
    • Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
    • Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
    • Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;
    • Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
    • Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
    • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
  • (2) Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ sau đây:
    • Chấp hành quyết định thanh tra thuế;
    • Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
    • Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Ký biên bản thanh tra.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế mới nhất 2025?

Theo quy định Điều 116 Luật Quản lý thuế 2019 quy định người ra quyết định thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, quyết định thanh tra thuế;
  • Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;
  • Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
  • Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;
  • Đình chỉ, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi phát hiện trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
  • Kết luận về nội dung thanh tra thuế;
  • Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết;
  • Áp dụng các biện pháp quy định tại các điều 121, 122 và 123 Luật Quản lý thuế 2019;
  • Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

3. Quy trình thanh tra thuế mới nhất 2025 được thực hiện như thế nào?

Hiện tại, quy trình thanh tra thuế mới nhất hiện nay vẫn đang áp dụng theo Mục II Phần II Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015, quy trình thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện như sau:

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra.
    • Bước 1: Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra
    • Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra
    • Bước 3: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
  • Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra
    • Bước 1: Công bố Quyết định thanh tra thuế
    • Bước 2: Tiến hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế
    • Bước 3: Lập biên bản thanh tra
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra thuế mới nhất 2025?
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra thuế mới nhất 2025?

4. Mục đích của việc thanh tra thuế là gì mới nhất 2025?

Theo Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 và Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 thì mục đích của việc thanh tra thuế, kiểm tra thuế như sau:

  • (1) Đối với thanh tra thuế
    • Chuẩn hóa các nội dung công việc trong hoạt động thanh tra thuế.
    • Đảm bảo hoạt động thanh tra thuế được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thống nhất từ Tổng cục Thuế đến Cục Thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.
    • Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra thuế, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong công tác thanh tra thuế.
  • (2) Đối với kiểm tra thuế
    • Tăng cường công tác kiểm tra thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế trên cơ sở áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, chống thất thu thuế.
    • Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện quy định pháp luật về thuế.
    • Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Mẫu biểu quy trình thanh tra thuế mới nhất 2025

Mẫu biểu quy trình thanh tra thuế mới nhất 2025 đươc ban hành theo Phụ lục về mẫu biểu ban hành kèm theo quy trình thanh tra thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng tổng cục thuế như sau:

STT

Tên mu biu

Mu số

1

Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra

01/QTTTr

2

Tập hợp tài liệu, phân tích, xác định nội dung cuộc thanh tra

02/QTTTr

3

Biên bản đối thoại, chất vấn giữa đoàn thanh tra và người nộp thuế

03/QTTTr

4

Quyết định về việc mở niêm phong tài liệu

04/QTTTr

5

Quyết định về việc hủy bỏ kiểm kê tài sản

05/QTTTr

6

Biên bản xác nhận số liệu

06/QTTTr

7

Phụ lục Biên bản thanh tra

07/QTTTr

8

Báo cáo kết quả thanh tra

08/QTTTr

9

Quyết định về việc ủy quyền công bố kết luận thanh tra thuế

09/QTTTr

10

Biên bản công bố kết luận thanh tra

10/QTTTr

11

Quyết định bổ sung nội dung thanh tra

11/QTTTr

12

Quyết định thay đổi trưởng đoàn thanh tra

12/QTTTr

13

Quyết định về việc bổ sung (hoặc thay đổi) thành viên đoàn thanh tra

13/QTTTr

14

Văn bản chuyển hồ sơ

14/QTTTr

15

Biên bản giao nhận hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra

15/QTTTr

16

Báo cáo kết quả thanh tra và theo dõi, đôn đốc sau thanh tra

16/QTTTr

17

Báo cáo kết quả thanh tra hoàn thuế

17/QTTTr

18

Biên bản bàn giao hồ sơ thanh tra.

18/QTTTr

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Thanh tra thuế được thực hiện khi nào?

Thanh tra thuế được áp dụng trong các trường hợp sau:Khi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Để xử lý các khiếu nại hoặc tố cáo liên quan đến thuế. Trong quá trình chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hoặc cổ phần hóa.

6.2. Bao nhiêu năm thanh tra thuế một lần?

  • Khi thanh kiểm tra phải có quyết định thanh kiểm tra của Cơ quan Thuế có thẩm quyền. Doanh nghiệp có quyền không tiếp nếu không có quyết định chính thức.
  • Có hợp lý khi có nhiều cuộc thanh tra trong một năm? Thanh tra không quá 1 lần 1 năm (Tham khảo Chỉ thị 20/CT-TTg).

6.3. Quyết toán thuế là gì?

Quyết toán thuế là quá trình kiểm tra, rà soát, và xác định chính xác số thuế mà cá nhân hoặc tổ chức phải nộp cho cơ quan thuế sau khi đã thực hiện nghĩa vụ kê khai và tạm nộp thuế trong suốt kỳ tính thuế.

6.4. Tại sao phải đóng thuế?

Thuế giúp tạo ra một môi trường kinh tế công bằng, đảm bảo mọi cá nhân và doanh nghiệp đều đóng góp vào ngân sách nhà nước dựa trên khả năng tài chính của họ. Việc đóng thuế giúp duy trì các dịch vụ công, phát triển hạ tầng và hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội.

6.5. Kiểm tra thuế trong bao lâu?

Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký.