- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Quy trình tổ chức hội nghị đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động diễn ra như thế nào?
1. Các trường hợp phải tổ chức đối thoại?
Theo Khoản 2 Điều 63 Bộ Luật lao động 2019, doanh nghiệp phải tổ chức đối thoại trong các trường hợp sau:
- Đối thoại định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
- Đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên;
- Đối thoại khi có những vụ việc sau xảy ra tại nơi làm việc:
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động (nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc...);
Xây dựng phương án sử dụng lao động;
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;
Vấn đề thưởng cho người lao động, quy chế thưởng;
Các vấn đề liên quan đến nội quy lao động;
Tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp
2. Quy trình tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Theo nội dung Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có thể khẳng định, quy trình đối thoại định kỳ được thực hiện thông qua 03 bước như sau:
Bước 1. Chuẩn bị đối thoại
Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đối thoại:
- Sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc lần đối thoại trước liền kề, công ty và Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở tổng hợp nội dung và gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho bên đối thoại;
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, công ty và Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc;
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, công ty ra Quyết định tổ chức cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
Quyết định phải được gửi đến Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành viên tham gia đối thoại ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại;
- Công ty và Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, số liệu, tài liệu liên quan cho đối thoại.
Bước 2. Tổ chức đối thoại
- Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tổ chức tại địa điểm và thời gian đã thống nhất.
Trường hợp công ty thay đổi địa điểm, thời gian đối thoại thì phải thông báo cho Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành viên nhóm đối thoại định kỳ tại nơi làm việc biết trước ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại ghi trong quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc;
- Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc chỉ được tiến hành khi thỏa mãn số lượng người tham dự tối thiểu với mỗi bên, cụ thể:
Người lao động |
Công ty |
|
Quy mô |
Số người |
|
Dưới 50 người lao động |
Từ 03 người |
Từ 03 người trở lên *Lưu ý: Người đại diện theo pháp luật của công ty bắt buộc phải tham dự |
Từ 50 - dưới 150 người lao động |
Từ 04 - 08 người |
|
Từ 150 - dưới 300 người lao động |
Từ 09 - 13 người |
|
Từ 300 - dưới 500 người lao động; |
Từ 14 - 18 người |
|
Từ 500 - dưới 1.000 người lao động |
Từ 19 - 23 người |
|
Từ 1.000 người lao động trở lên |
Từ 24 người trở lên |
- Trong quá trình đối thoại, những người tham gia có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận dân chủ các nội dung đối thoại.
Bước 3. Kết thúc đối thoại
- Công ty và Chủ tịch công đoàn cơ sở/người đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở lập Biên bản đối thoại tại nơi làm việc.
Biên bản bao gồm những nội dung sau đây:
- Những nội dung đã thống nhất và các biện pháp tổ chức thực hiện;
- Những nội dung chưa thống nhất và thời gian tiến hành đối thoại những nội dung chưa thống nhất hoặc mỗi bên tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Đại diện của hai bên ký tên, đóng dấu xác nhận nội dung biên bản.
Biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được lập thành 03 bản và có giá trị như nhau, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản và một bản lưu tại doanh nghiệp;
- Công ty có trách nhiệm niêm yết công khai biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc tại doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất và đăng tải trên hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
3. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
Căn cứ Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung đối thoại tại nơi làm việc cụ thể như sau:
“1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.”
Theo đó đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung sau:
- Nội dung đối thoại bắt buộc:
+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
+ Phương án sử dụng lao động.
+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
+ Thưởng.
+ Nội quy lao động.
+ Đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
- Ngoài nội dung bắt buộc trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
+ Điều kiện làm việc;
+ Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
+ Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Xem thêm bài viết liên quan:
Quan hệ lao động theo quy định tại Bộ luật lao động 2019
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Hội đồng trọng tài như thế nào?