- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Phân biệt quy định của pháp luật giữa hủy hợp đồng và hợp đồng vô hiệu?
1. Căn cứ pháp lý phát sinh.
1.1. Hủy bỏ hợp đồng.
Tại khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận.
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.
- Trường hợp khác do luật quy định.
1.2. Hợp đồng vô hiệu.
Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng không có một trong các điều kiện có hiệu lực sau đây thì bị vô hiệu:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập.
- Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của hợp đồng tuân thủ theo quy định của luật (trong trường hợp luật có quy định).
2. Tính chất của việc huỷ bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu, trách nhiệm thông báo của các bên trong hợp đồng.
Đối với việc hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng này có hiệu lực tại thời điểm giao kết nhưng vì phát sinh yếu tố dẫn đến hủy hợp đồng nên hiệu lực này không được công nhận. Đồng thời quy định tại khoản 3 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 bên hủy bỏ hợp đồng có trách nhiệm phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Hợp đồng thuộc một trong các trường hợp đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật thì hợp đồng đó chưa bao giờ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Không phát sinh trách nhiệm thông báo đối với các bên tham gia hợp đồng bị vô hiệu.
3. Hậu quả pháp lý và thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ hợp đồng, tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
3.1. Hậu quả pháp lý
Hủy bỏ hợp đồng thì theo Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 314 Luật thương mại 2005:
- Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản
- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
- Có quyền đòi lại phần lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng.
Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Cả quy định về hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc nắm vững quy định này sẽ giúp các bên trong giao dịch dân sự có thể đưa ra quyết định hợp lý, bảo vệ quyền lợi của mình và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Trong thực tiễn, có thể thấy cả hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu dễ dẫn đến pháp sinh tranh chấp về nghĩa vụ hoàn trả tiền sản hay bồi thường.
3.2. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ hợp đồng, tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Căn cứ Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, trừ trường hợp hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và hợp đồng giả tạo thì không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu.
Căn cứ Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
4. Trường hợp áp dụng cụ thể để phân biệt hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu.
4.1. Hợp đồng bị hủy bỏ trong trường hợp:
- Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
- Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện.
- Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng.
Theo các căn cứ tại Điều 424, Điều 425 và Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015.
4.2. Hợp đồng vô hiệu trong trường hợp:
Các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 407, Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015.
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
- Hợp đồng giả tạo.
- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Hợp đồng vô hiệu là gì? Trường hợp nào thì hợp đồng vô hiệu? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
Đặc điểm và hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu.
Thanh lý hợp đồng là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng