- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Những rủi ro khi mua đất không có sổ đỏ? 5 quyền lợi người sử dụng đất không có sổ đỏ vẫn được hưởng
1. Những rủi ro khi mua đất không có sổ đỏ?
- Không xác minh được chính xác nguồn gốc của đất
Khi người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất mà không biết chính xác nguồn gốc đất sẽ gây ra những hậu quả và rủi ro như sau: không biết rằng mảnh đất mình mua có đang nằm trong quy hoạch, trong tình trạng bị lấn chiếm, tranh chấp, đất nông nghiệp và thậm chí là đất đã có quyết định thu hồi,….Người nhận chuyển nhượng có thể bị “mất trắng” mảnh đất mà mình đã tích cóp cả đời mới mua được.
- Dễ xảy ra các tranh chấp về đất đai
Theo quy định tại Luật đất đai 2024, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Về mặt pháp lý khi không đăng ký thì dù đã trả tiền nhưng không có quyền sử dụng đất. Việc chuyển nhượng không đúng quy định sẽ không tồn tại quan hệ chuyển nhượng. Nếu như không có sổ đỏ, tài liệu thông tin mảnh đất, giấy tờ biên nhận, hợp đồng hay người làm chứng thì dễ xảy ra tranh chấp và khó chứng minh được đó là đất của mình.
- Không thực hiện được các quyền sau: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Theo khoản Điều 45 Luật Đất đai 2024 thì việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất được tiến hành khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi bạn không có sổ đỏ, đòng nghĩa với việc ngân hàng sẽ không chấp nhận cho bạn thế chấp để vay tiền vì rủi ro mất trắng một khoản cho vay là rất lớn. Như vậy, rõ ràng việc sở hữu đất này không có sự linh hoạt, giảm đi tính hiệu quả trong sử dụng đất.
Bởi tính an toàn không cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên nếu muốn chuyển nhượng, mua bán thì cũng rất khó, thậm chí khi tìm được khách hàng chấp nhận mua thì cũng xảy ra nhiều rắc rối. Bên cạnh đó, người bán không đầy đủ giấy tờ pháp lý sẽ bị người mua ép giá.
- Hạn chế quyền của người sử dụng đất
Người mua phải đất không có sổ đỏ (thuộc trường hợp không được pháp luật công nhận quyền sử dụng đất) sẽ bị hạn chế, thậm chí là bị mất các quyền của người sử dụng đất như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê,…Điều kiện quan trọng nhất để thực hiện các quyền trên là phải có sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Bị thu hồi không được bồi thường
Nếu mảnh đất bạn nhận chuyển nhượng thuộc diện thu hồi để phục vụ việc thi công các dự án công cộng thì bạn sẽ không được bồi thường một khoản nào giống như đất quy hoạch, có sổ đỏ đầy đủ.
- Khó được cấp phép xây dựng
Trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà ở phải có “giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”. Vì vậy, đất không có sổ đỏ sẽ rất khó xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trên đó.
Trường hợp ngoại lệ, đất không có sổ đỏ mà muốn được cấp phép xây dựng nhà ở thì người dân phải có 1 trong 12 loại giấy tờ theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP. Cụ thể, giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, chô thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai; các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận.
2. 5 quyền lợi người sử dụng đất không có sổ đỏ vẫn được hưởng?
2.1. Được Nhà nước bồi thường về đất khi bị thu hồi đất vì mục đích công cộng
Theo Điều 45 Luật đất đai 2024, một trong các điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất là phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên có 2 trường hợp ngoài lệ mà vẫn được nhà nước bồi thường khi bị thu hồi đất khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: đất nông nghiệp không đủ điều kiện cấp và đất đủ điều kiện cấp nhưng chưa được cấp, cụ thể như sau:
- Đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp:
Căn cứ điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 95 Luật Đất đai 2024 có quy định, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nếu đáp ứng một trong các điều kiện như sau:
- Có Giấy chứng nhận.
- Có quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền.
- Có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất để cấp Giấy chứng nhận.
- Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai.
- Sử dụng đất theo hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm và có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất để cấp Giấy chứng nhận thì vẫn được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
- Đất nông nghiệp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận
Theo khoản 3 Điều 96 Luật Đất đai 2024 có quy định: Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, dù không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được bồi thường về đất với điều kiện là đất đã sử dụng trước ngày 1/7/2004.
2.2. Được bồi thường về tài sản gắn liền với đất
Khoản 3 Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự mà bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường thiệt hại; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ngừng sản xuất, kinh doanh do Nhà nước thu hồi đất thì được xem xét hỗ trợ.
Như vậy, mặc dù không có Giấy chứng nhận nhưng chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất vẫn được bồi thường nếu có thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra.
2.3. Được cấp Giấy phép xây dựng
Người dân vẫn có thể được cấp giấy phép xây dựng nếu có một trong những loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP.
2.4. Thực hiện quyền của người sử dụng đất
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 Nghị định 53/2017/NĐ-CP;
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên có 02 trường hợp mà người sử dụng đất vẫn được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất dù chưa có Giấy chứng nhận là:
- Khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư.
- Hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
(Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024)
2.5. Được tạm thời sử dụng cho đến khi thu hồi đất
Khoản 8 Điều 138 Luật Đất đai 2024 có quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 138 Luật Đất đai 2024 mà không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
Như vậy, theo quy định nêu trên hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền thì được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
3. Điều kiện để đất được tham gia giao dịch chuyển nhượng
Pháp luật về đất đai trải qua nhiều thời kỳ, có sự thay đổi, cập nhật để phù hợp với sự phát triển của đất nước và xu hướng của thế giới. Luật Đất đai của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, cho đến nay, các quy định của luật đất đai mới dần hoàn thiện và đi sâu vào đời sống thực tiễn. Một mảnh đất được chuyển nhượng rất nhiều lần, nhưng trước khi bước vào một giao dịch như vậy, mảnh đất chuyển nhượng cần đáp ứng các điều kiện dưới đây, nếu không thì việc chuyển nhượng sẽ không hợp pháp.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có sổ đỏ vào từng thời điểm khác nhau sẽ có những quy định khác nhau.
Căn cứ Điều 138 Luật đất đai 2024, những trường hợp không có giấy tờ về đất đai vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các thời kỳ như sau:
- Nhóm 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định trước ngày 18/12/1980, nay được Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi có đất xác nhận là không có tranh chấp.
- Nhóm 2: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định từ 18/12/1980 đến trước 15/10/1993, nay được UBND xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp.
- Nhóm 3: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định từ 15/10/1993 đến trước 01/7/2014, nay được UBND xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp.
Theo đó, có thể thấy Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết 03 mốc thời gian sẽ được xét cấp sổ đỏ, sổ hồng gồm: Từ trước 18/12/1980, từ 18/12/1980 - trước 15/10/1993 và từ 15/10/1993 - trước 01/7/2014.
Như vậy, Luật Đất đai 2024 đã mở rộng mốc thời gian sử dụng đất không có giấy tờ được cấp Sổ đỏ kéo dài thêm 10 năm (từ 01/7/2004 thành 01/7/2014). Có thể thấy từ 01/8/2024 tới đây, đất không giấy tờ sử dụng trước 01/7/2014 được tăng cơ hội cấp Giấy chứng nhận.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất từ 15/10/1993 - trước 01/7/2014 không có giấy tờ sẽ được cấp Sổ đỏ khi đáp ứng được các điều kiện:
- Không vi phạm quy định về pháp luật đất đai.
- Không thuộc trường hợp đất được Nhà nước giao không đúng thẩm quyền.
- Được UBND xã nơi có đất xác nhận đất không có tranh chấp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2024, đất nông nghiệp đã sử dụng làm đất ở hoặc đất phi nông nghiệp trước 01/7/2014 mà không có giấy tờ, hộ khẩu thường trú hay thuộc vùng có kinh tế khó khăn nay được UBND xã xác nhận đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì cũng sẽ được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, có 2 trường hợp người sử dụng đất không cần có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn có thể chuyển nhược được:
- Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp Sổ đỏ nhưng được quyền bán đất được thừa kế cho người khác.
- Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền bán đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất
4. Mua bán đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có công chứng được không?
Căn cứ Điều 45 Luật đất đai 2024: Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
d) Trong thời hạn sử dụng đất;
đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
………………”
Như vậy, ở hầu hết các trường hợp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng tại thời điểm đó thì hợp đồng chuyển nhượng mới công chứng được và việc công chứng đó là hợp pháp. Tuy nhiên có 1 trường hợp mà việc chuyển nhượng không cần phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ Điều 44 Luật đất đai 2024: Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:
“………..
3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người nhận thừa kế;
b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện theo ủy quyền bằng văn bản nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại tổ chức đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
………….”
Như vậy, đối với người nước ngoài hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nhưng vẫn có thể chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng đó vẫn được công chứng theo quy định của pháp luật mà không cần có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5. Nhà ở không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bán được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 160 Luật Nhà ở 2023 thì 05 trường hợp sau khi giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận):
- Mua bán, thuê mua, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; bán nhà ở trong trường hợp giải thể, phá sản;
- Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
- Mua bán, thuê mua nhà ở có sẵn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong các trường hợp sau đây: nhà ở thuộc tài sản công; nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư không thuộc tài sản công;
- Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
- Nhận thừa kế nhà ở.