- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thế chấp sổ đỏ mới nhất năm 2024
1. Điều kiện thực hiện quyền thế chấp sổ đỏ
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
-
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp:
- Thừa kế quyền sử dụng đất.
- Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất
2.1. Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
- Bản chính phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a
- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) trừ trường hợp nộp đồng thời Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với:
Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; hoặc
Hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2.2.Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết
Thời gian giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký xóa thế chấp
3.1. Hồ sơ đăng ký xóa thế chấp
Theo Điều 33 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:
- Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03a;
- Giấy chứng nhận (bản gốc) trong trường hợp tài sản bảo đảm có Giấy chứng nhận;
- Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm thì còn phải nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực):
Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;
Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực pháp luật chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người yêu cầu xóa đăng ký là người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
Văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung về việc bên nhận bảo đảm là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài trong trường hợp xóa đăng ký;
Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký.
3.2. Trình tự, thủ tục xóa thế chấp
Bước 1: Nộp hồ sơ
Đăng ký thế chấp ở đâu thì nộp hồ sơ đăng ký xóa thế chấp tại cơ quan đó.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
* Thời gian giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Hợp đồng thế chấp sổ đỏ có phải công chứng không?
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Như vậy, khi thế chấp sổ đỏ thì hợp đồng thế chấp đó buộc phải công chứng, chứng thực.
5. Cá nhân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất
Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác;
- Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 Bộ luật Dân sự. Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;
- Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Tóm lại, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được nhận thế chấp nhà đất (người từ đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự).
6. Cách xử lý khi không trả lãi, trả tiền vay thế chấp
6.1. Bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp
Khoản 7 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.
6.2. Phương thức xử lý tài sản thế chấp
Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau đây:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Tóm lại, đến hạn thanh toán mà bên thế chấp không thanh toán thì sẽ bị xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận, chủ yếu là bán đấu giá (phát mại).
7. Các câu hỏi thường gặp
7.1. Đất đang thế chấp có quyền bán không?
Căn cứ khoản 8 Điều 320 và khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.
Như vậy, bên thế chấp chỉ được quyền bán đất nếu bên nhận thế chấp đồng ý.
7.2 Hồ sơ thế chấp sổ đỏ gồm những gì?
Cụ thể tại Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
- Bản chính phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a
- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) trừ trường hợp nộp đồng thời Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với:
+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; hoặc
+ Hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
7.3 Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai có thế chấp được không?
Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định: “Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất”
Trong đó, theo khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm việc thế chấp tài sản.
Như vậy, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không phải là tài sản bảo đảm, không được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.