- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân bằng CMND/CCCD mới nhất 2025
1.Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân bằng CMND/CCCD mới nhất 2025
Để tra cứu thông tin cá nhân, người dân có thể tự mình tra cứu bằng CCCD thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia theo các bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia theo link sau: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập tài khoản theo loại tài khoản của mình
Bước 3: Nhận mã OTP và nhập mã OTP để đăng nhập
Bước 4: Vào mục Tra cứu thông tin công dân
Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị các thông tin cá nhân của người tra cứu theo dữ liệu trên cơ sở dữ liêu quốc gia về dân cư.
Ngoài cách tra cứu bằng Căn cước công dân thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia thì có thể tra cứu thông tin cá nhân bằng căn cước công dân gắn chip bằng cách quét mã QR này, cụ thể như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng Camera của điện thoại thông minh hoặc tiện ích quét mã QR trên ứng dụng Zalo
Bước 2: Dùng camera quét mã QR trên căn cước công dân gắn chip
2. Ưu điểm khi tra cứu thông tin cá nhân bằng căn cước công dân
- Tiện lợi và nhanh chóng: việc tra cứu thông tin cá nhân bằng căn cước công dân giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dân.
- Chính xác và đáng tin cậy: thông tin trên căn cước công dân được cập nhật và quản lý chặt chẽ bởi cơ quan chức năng nên thông tin truy xuất được từ cơ sở dữ liệu quốc gia là chính xác và đáng tin cậy.
- Đảm bảo an toàn thông tin cá nhân: khi sử dụng Căn cước công dân để tra cứu thông tin người dân không cần phải cung cấp các thông tin khác như mật khẩu, tài khoản ngân hàng hay số bảo hiểm xã hội giúp bảo vệ thông tin cá nhân của mình khỏi nguy cơ lộ thông tin
- Giúp tiết kiệm chi phí: việc tra cứu thông tin cá nhân bằng căn cước công dân giúp người dùng tiết kiệm chi phí và giảm bớt thủ tục giấy tờ vì không cần phải đi đến các cơ quan chức năng để yêu cầu truy cập thông tin.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì việc tra cứu thông tin cá nhân bằng căn cước công dân cũng nhược điểm là dễ dàng bị lạm dụng thông tin cá nhân gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Vì vậy, khi tra cứu thông tin bằng căn cước công dân thì cần phải được thực hiện đúng quy định theo pháp luật để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc xảy ra.
Trên đây là những nội dung cơ bản hướng dẫn bạn đọc các tra cứu thông tin cá nhân bằng Căn cước công dân. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu thông tin cá nhân của mình khi cần thiết.
3. Những thông tin nào thể hiện trên thẻ căn cước?
Thẻ Căn cước bao gồm hai nhóm thông tin chính: các thông tin được in trực tiếp trên thẻ và các thông tin được mã hóa trong mã QR. Cụ thể:
3.1 Thông tin in trên thẻ
- Ảnh chân dung.
- Số định danh cá nhân.
- Họ, tên, chữ đệm khai sinh.
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Giới tính.
- Nơi đăng ký khai sinh.
- Quốc tịch.
- Nơi cư trú.
3.2 Thông tin mã hóa trong mã QR
- Thông tin sinh trắc học: ảnh khuôn mặt, vân tay và mống mắt của công dân.
- Thông tin cá nhân mở rộng:
- Các thông tin in trên thẻ.
- Tên gọi khác, quê quán, dân tộc, nhóm máu.
- Số Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số và thông tin liên quan đến số CMND này hoặc thẻ Căn cước công dân trước đó đã được cấp.
- Thông tin về người thân:
- Họ, tên, chữ đệm, số định danh cá nhân, số CMND 9 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ/chồng, con, người đại diện hoặc người được đại diện.
- Thông tin nhân dạng.
- Thông tin tích hợp khác:
- Các dữ liệu liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, đăng ký kết hôn...
- Lưu ý: Không bao gồm thông tin trên các giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
4. Thẻ căn cước gắn chip tích hợp những gì?
Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp được quy định tại Điều 22 Luật Căn cước 2023 như sau:
Tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước là việc bổ sung và mã hóa thông tin ngoài căn cước vào bộ phận lưu trữ của thẻ. Việc tích hợp được thực hiện theo đề nghị của công dân và phải xác thực qua Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Các loại thông tin được tích hợp:
- Thẻ bảo hiểm y tế.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy phép lái xe.
- Giấy khai sinh.
- Giấy chứng nhận kết hôn.
- Các giấy tờ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (trừ giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp).
Lưu ý:
Các thông tin được tích hợp trên thẻ dưới dạng ký tự đã được xác thực và đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau đó chuyển đến hệ thống cấp và quản lý thẻ Căn cước để tích hợp.
5. Thẻ Căn cước khác gì thẻ Căn cước công dân?
Từ ngày 01/7/2024, thẻ Căn cước sẽ thay thế thẻ Căn cước công dân với một số thay đổi quan trọng như sau:
Về tên gọi
-
Thẻ Căn cước công dân (CCCD) sẽ được thống nhất đổi thành thẻ Căn cước.
-
Sự thay đổi này nhằm mở rộng ý nghĩa, không chỉ gắn với cá nhân mà còn thể hiện nhiều thông tin khác liên quan đến công dân.
Về nội dung in trên thẻ
-
Thông tin vân tay và đặc điểm nhận dạng từng in trên thẻ CCCD sẽ được bỏ khỏi thẻ Căn cước.
-
Các thông tin này được mã hóa và lưu trữ trong mã QR của thẻ, giúp quản lý hiệu quả và bảo mật cao hơn.
Thay đổi thông tin hiển thị
-
Quê quán được thay thế bằng nơi đăng ký khai sinh, tăng tính chính xác trong xác định thông tin cá nhân.
-
Nơi thường trú đổi thành nơi cư trú, bao gồm cả trường hợp công dân có nơi tạm trú hoặc nơi ở hiện tại, không giới hạn ở nơi thường trú cố định.
Bổ sung thông tin mới
Thẻ Căn cước cập nhật thêm các dữ liệu sinh trắc học như:
- Mống mắt, ADN và giọng nói, giúp tăng khả năng nhận diện và xác minh danh tính.
- Mống mắt được coi là đặc điểm sinh trắc học độc nhất, hỗ trợ nhận diện cá nhân trong trường hợp không thể lấy vân tay.
Những thay đổi này nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả quản lý thông tin công dân, đồng thời phù hợp với xu hướng sử dụng dữ liệu số trong quản lý hành chính.
6. Trường hợp cấp lại, cấp đổi, bị thu hồi, bị giữ thẻ Căn cước
6.1. Các trường hợp cấp lại thẻ Căn cước
- Thẻ bị mất hoặc hư hỏng, không thể sử dụng (trừ trường hợp thuộc diện phải cấp đổi do đến độ tuổi quy định).
- Người đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng được trở lại quốc tịch Việt Nam.
6.2. Các trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước
- Khi công dân đến các độ tuổi 14, 25, 40 và 60.
- Thay đổi, cải chính thông tin cá nhân, bao gồm:
- Họ, chữ đệm, tên khai sinh.
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi thông tin về nhân dạng.
- Bổ sung thông tin sinh trắc học như ảnh khuôn mặt hoặc vân tay.
- Công dân xác định lại giới tính hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính.
- Thông tin in trên thẻ bị sai sót.
- Thay đổi thông tin do sắp xếp đơn vị hành chính, theo yêu cầu của người được cấp thẻ.
- Số định danh cá nhân được xác lập lại.
- Theo yêu cầu cá nhân muốn cấp đổi thẻ.
6.3. Các trường hợp thu hồi thẻ Căn cước
- Công dân thuộc các trường hợp liên quan đến quốc tịch:
- Bị tước quốc tịch Việt Nam.
- Được thôi quốc tịch.
- Bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Thẻ Căn cước được cấp sai quy định.
- Thẻ bị tẩy xóa hoặc sửa chữa trái phép.
6.4. Các trường hợp bị giữ thẻ Căn cước
- Công dân đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành án phạt tù.
- Công dân đang chấp hành các biện pháp tư pháp hoặc hành chính, bao gồm:
- Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
- Biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Những quy định này đảm bảo việc quản lý và sử dụng thẻ Căn cước được thực hiện đúng theo pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc cấp đổi và sử dụng thẻ.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1 Trẻ em có bắt buộc cấp thẻ Căn cước không?
Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định về người được cấp thẻ căn cước bao gồm:
- Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
- Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Như vậy, trẻ em dưới 14 tuổi không bắt buộc làm thẻ căn cước, chỉ làm khi có nhu cầu.
7.2 CMND/CCCD còn hạn có phải đổi thẻ Căn cước không?
Luật Căn cước quy định rõ, thẻ CCCD đã được cấp trước 01/7/2024 sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Như vậy, người dân có thể yên tâm rằng, nếu đã có thẻ CCCD gắn chip (và vẫn còn hạn sử dụng) thì không cần phải đổi sang thẻ căn cước.
7.3 Thẻ Căn cước có định vị không?
Theo Công văn số 671/UBND-NCPC ngày 09/3/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chip gắn trên thẻ Căn cước công dân không có chức năng định vị hoặc theo dõi vị trí của công dân. Thay vào đó, chip này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Tính bảo mật cao: Dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng và hỗ trợ kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng lẫn tư nhân.
- Phòng chống giả mạo: Có khả năng lưu trữ nhiều loại giấy tờ, giúp ngăn chặn việc làm giả giấy tờ.
- Tiện lợi trong giao dịch: Khi tích hợp đầy đủ thông tin, người dân chỉ cần sử dụng thẻ có gắn chip để thực hiện các giao dịch và thủ tục, không cần mang theo nhiều loại giấy tờ khác.
- Hỗ trợ cải cách hành chính: Đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đồng thời thực hiện chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Như vậy, con chip trên thẻ Căn cước công dân chỉ phục vụ mục đích lưu trữ thông tin và hoàn toàn không có chức năng định vị hay theo dõi.
Trong thời gian tới, khi chuyển đổi sang thẻ Căn cước công dân mẫu mới, chip trên thẻ vẫn giữ nguyên các chức năng như trên. Người dân có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo ngại về việc bị theo dõi hoặc định vị.
7.4 Giấy tờ gì thay thế thẻ căn cước khi đi máy bay?
Từ năm 2025, khi đi máy bay trong nội địa hoặc quốc tế, thẻ căn cước công dân có thể không phải là giấy tờ duy nhất để thay thế. Ngoài thẻ căn cước, một số giấy tờ có thể thay thế bao gồm:
- Hộ chiếu – là giấy tờ hợp lệ khi đi máy bay quốc tế.
- Giấy phép lái xe (đối với một số trường hợp nội địa) – có thể được chấp nhận trong một số tình huống, tuy nhiên cần kiểm tra yêu cầu của từng hãng hàng không.
- Thẻ căn cước công dân (cho các trường hợp cũ) – đối với người sử dụng giấy tờ này thay vì thẻ căn cước.
7.5 Thẻ căn cước công dân có thay thế hộ chiếu để đi nước ngoài?
Theo quy định tại khoản 2 điều 20 Luật Căn cước 2023 thì thẻ căn cước được sử dụng thay cho việc sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân được sử dụng thẻ căn cước thay cho việc sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Các loại giấy tờ được tích hợp vào thẻ Căn cước từ 01/7/2024
- Những thông tin nào thể hiện trên thẻ căn cước mới nhất 2025?
- Thẻ căn cước là gì? Mẫu thẻ căn cước mới từ ngày 01/7/2024
- Giấy tờ gì thay thế thẻ căn cước khi đi máy bay mới nhất 2025?
- Thẻ căn cước công dân có thay thế hộ chiếu để đi nước ngoài không mới nhất 2025?