- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Hệ số trượt giá ảnh hưởng thế nào đến mức lương hưu? Năm 2025 hệ số trượt giá BHXH là bao nhiêu?
1. Hệ số trượt giá ảnh hưởng thế nào đến quy định mức lương hưu?
Quy định hệ số trượt giá là căn cứ tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm, do đó có ảnh hưởng đến quy định về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu.
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường quy định như sau:
Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động nam |
= |
[45% + (A – 20)2%] |
X |
Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính dựa trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm. Tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm |
x |
Hệ số trượt giá |
Do đó, hệ số trượt giá có ảnh hưởng đến mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu.
2. Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 là bao nhiêu? Cách tính hệ số trượt giá
Theo dự kiến, hệ số trượt giá BHXH 2025 theo Bảng 1 - Mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc và Bảng 2 - Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện như sau:
Cụ thể, cách tính hệ số trượt giá được quy định như sau:
Hệ số trượt giá được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Hệ số trượt giá của năm t |
= |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% |
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
3. Điều kiện hưởng lương hưu mới nhất năm 2025
3.1. Điều kiện số năm đóng BHXH
Trước 01/07/2025, phần lớn đối tượng người lao động đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu khi có từ đủ 20 năm đóng BHXH. Chỉ có lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đóng BHXH thì được hưởng lương hưu.
Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động là đối tượng thuộc các đối tượng sau đây có đủ 20 năm trở lên đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Theo Khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đóng BHXH thì được hưởng lương hưu.
Từ 01/07/2025, lao động nam và nữ đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu khi đóng BHXHtừ đủ 15 năm.
Cụ thể, quy định số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu sẽ có thay đổi. Căn cứ Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Theo đó, từ 01/07/2025, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu. Cụ thể sẽ nhận được mức tiền lương hưu như sau:
- Lao động nữ: Mức tiền lương hưu hằng tháng bằng 45% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi năm sau đó hưởng thêm 2% cho đến khi đạt mức tối đa 75%.
- Lao động nam: Mức tiền lương hưu hằng tháng bằng 40% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi năm sau đó hưởng thêm 1%. Nếu nghỉ hưu khi đóng từ đủ 20 năm BHXH, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, cứ mỗi năm tham gia thêm 2% cho đến khi đạt tối đa 75%.
3.2. Điều kiện độ tuổi
- Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là:
- Đối với nam: 61 tuổi 3 tháng
- Đối với nữ: 56 tuổi 8 tháng.
- Các đối tượng sau được nghỉ hưu sớm hơn số tuổi trên tối đa 5 tuổi:
- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
- Đối tượng sau được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 10 tuổi: Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
- Đối tượng sau được nghỉ hưu ở bất kỳ độ tuổi nào: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, theo Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu như sau:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ”.
Do đó, năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là 61 tuổi 3 tháng với nam và 56 tuổi 8 tháng với nữ.
Ngoài ra theo Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
“b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao”.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Hệ số trượt giá được hiểu là gì?
Hệ số trượt giá là một chỉ số điều chỉnh lương hưu nhằm bù đắp tác động của lạm phát lên thu nhập hưu trí của người lao động. Hệ số này thường được áp dụng để đảm bảo rằng lương hưu vẫn có sức mua tương đương trong bối cảnh giá cả tăng lên theo thời gian.
4.2. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa 2025 là bao nhiêu?
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2024 là 46.800.000 đồng/tháng.
Lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
4.3. Có được đóng thêm BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu tối đa không?
Người lao động được đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu tối đa khi không còn đón BHXH bắt buộc nữa.
4.4. Người đóng BHXH 15 năm về hưu được hưởng lương không?
Trước 01/07/2025, chỉ có lao động nữ lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu. Sau 01/07/2025, tất cả lao động nam và lao động nữ đóng BHXH 15 năm đều có thể hưởng lương hưu.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cách tính lương hưu bình quân 8 năm cuối mới nhất 2025 kèm ví dụ cụ thể
- Các trường hợp không được hưởng lương hưu mới nhất 2025
- Năm 2025 người lao động đi tù có được hưởng lương hưu không?
- Cách tính lương hưu đối với nữ mới nhất 2025
- Năm 2025 mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính lương hưu là bao nhiêu?
- Ai được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu? Năm 2025 mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là bao nhiêu?