Giờ UTC là gì? Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam

1. Giờ UTC là gì?

Giờ UTC là giờ phối hợp Quốc tế, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử, được cơ quan đo lường quốc tế công nhận và chọn làm mốc thời gian về pháp lý trên toàn cầu.

Giờ UTC gồm 2 phần chính là Giờ quốc tế (UT1) và Giờ nguyên tử quốc tế (TAI)

- Giờ quốc tế (UT1): Giờ toàn cầu, được xác định bằng sự vận động tương đối giữa mặt trời và trái đất. Nói cách khác, UT1 là thiết bị dùng để đo thời gian 1 ngày trên trái đất.

- Giờ nguyên tử quốc tế (TAI): Giờ nguyên tử quốc tế được đo lường bằng đồng hồ nguyên tử đánh dấu. Đồng hồ này được đặt tại 200 địa điểm trên toàn thế giới.

- Các múi giờ được xác định dựa theo giờ UTC dựa theo độ lệch dương hoặc âm, cụ thể như sau:

+ Múi giờ cực tây là UTC – 12 (chậm hơn UTC 12 giờ).

+ Múi giờ cực đông là UTC +14 (nhanh hơn UTC 14 giờ).

2. Mục đích sử dụng giờ UTC

Từ khái niệm trên thì việc sử dụng giờ UTC cho các mục đích sau:

- Giờ UTC là cơ sở cho các tiêu chuẩn Internet và World Wide Web. Đặc biệt hữu dụng trong việc đồng bộ thời gian mạng (NTP0), đồng bộ hóa đồng hồ của máy tính qua Internet, truyền thông tin thời gian.

- Giờ UTC là tiêu chuẩn về thời gian trong nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như ngành hàng không. Hệ thống UTC có thể dự báo thời tiết và bản đồ một cách chính xác. Nhờ đó tránh nhầm lẫn về múi giờ và thời gian, tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Bên cạnh đó, giờ UTC còn xác định kế hoạch bay, được sử dụng trên các phương tiện vận chuyển hàng hóa lớn.

- Trong thị trường tiền điện tử, các nhà đầu tư cần dựa theo giờ UTC để mua các dự án kịp thời.

Từ những mục đích trên thì giờ UTC được ứng dụng trong đời sống qua các lĩnh vực, cụ thể như sau:

- Giao thông vận tải quốc tế:

Giờ UTC là công cụ hiệu quả, góp phần giúp cho hệ thống giao thông vận tải trên toàn cầu được vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.

Giờ UTC hỗ trợ trong việc thiết kế lộ trình, lập kế hoạch điều phối giao thông vận tải bao gồm các chuyến bay, các hãng hàng không, các cảng biển, các tàu thuyền cùng các loại hình giao thông vận tải khác hoạt động đồng bộ, tránh gây nhầm lẫn do sự chênh lệch về múi giờ giữa các vùng.

- Ngành khí tượng thủy văn:

Việc sử dụng giờ UTC giúp đảm bảo tính chính xác và tính đồng nhất trong việc truyền tải thông tin giữa các quốc gia trong khu vực lân cận nhằm làm giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra như lũ quét, động đất, sóng thần…Hệ thống cảnh báo thiên tai sử dụng giờ UTC không những giúp người dân kịp thời di dời đến nơi an toàn, mà còn hỗ trợ các quốc gia trong khu vực lân cận trong việc chi viện kịp thời hoặc phòng chống thiên tai.

Ngoài ra, việc giờ UTC được sử dụng để đồng bộ hóa dữ liệu khí tượng thủy văn trên toàn cầu giúp so sánh dữ liệu, tạo điều kiện cho việc theo dõi và nghiên cứu biến đổi khí hậu, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

Giờ UTC là gì? Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam

3. Cách viết giờ UTC

- Quy tắc viết giờ UTC là viết dưới dạng 4 chữ số:

+ Hai chữ số đầu tiên chỉ giờ, từ 00 đến 23.

+ Hai chữ số sau cùng chỉ phút, từ 00 đến 59.

Ví dụ: hiện tại là 5 giờ 27 phút thì cách viết giờ UTC đúng là UTC 0527.

Theo đó:

- Giờ UTC không có khái niệm sáng hay chiều.

- Khi viết giờ UTC, không cần viết dấu giữa các chữ số.

- Có thể thêm "UTC" vào sau 4 chữ số để người đọc nắm rõ ràng hơn.

4. Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam

Về việc đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam, múi giờ UTC Việt Nam thuộc UTC +7, còn được gọi là múi giờ Đông Dương (Indochina Time – ICT). Đây cũng là múi giờ chung của một số quốc gia như: Lào, Thái Lan, Campuchia và Indonesia.

Như vậy, ta có thể hiểu giờ UTC chậm hơn so với Việt Nam 7 giờ đồng hồ. Khi đổi giờ UTC sang Việt Nam thì chỉ cần cộng thêm 7 tiếng là được. Trên các ứng dụng điện tử, UTC + 7 thường có tên ở các thủ đô như: Bangkok, Hanoi, Jakarta…

Ví dụ: Khi giờ UTC đang 0100 thì giờ Việt Nam là 0800.