Đơn xin việc có cần công chứng không? Công chứng đơn xin việc ở đâu?
Đơn xin việc có cần công chứng không? Công chứng đơn xin việc ở đâu?

1. Đơn xin việc có cần công chứng không?

Dù không được quy định tại bất cứ văn bản nào về lao động bộ hồ sơ xin việc cần những loại giấy tờ gì nhưng thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu người xin việc cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây: Đơn xin việc, CV xin việc, sơ yếu lý lịch tự thuật, giấy khám sức khoẻ, bằng cấp, chứng chỉ liên quan, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn…

Với những giấy tờ này, khi xin việc doanh nghiệp sẽ yêu cầu bản chứng thực của một số loại giấy tờ. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin việc thường cần được công chứng bao gồm:

  • Sơ yếu lý lịch (chứng thực chữ ký);
  • Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (Chứng thực bản sao từ bản chính);
  • Bản photo giấy khai sinh (Chứng thực bản sao từ bản chính);
  • Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan... (Chứng thực bản sao từ bản chính).

Như vậy, đối với đơn xin việc thì sẽ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực khi xin việc. Pháp luật chưa quy định bắt buộc Đơn xin việc phải có xác nhận của địa phương. Đồng thời, vẫn cho phép người dưới 18 tuổi được giao kết hợp đồng làm việc. Nên trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu thì người lao động mới thực hiện thủ tục xác nhận đơn xin việc.

2. Công chứng đơn xin việc ở đâu?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:

Địa điểm chứng thực

1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.

3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

Theo đó người lao động có thể đi chứng thực hồ sơ xin việc tại:

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã;
  • Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
  • Phòng tư pháp cấp huyện.

Lưu ý: Người làm đơn xin việc có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu (căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Công chứng đơn xin việc ở đâu?
Công chứng đơn xin việc ở đâu?

3. Mẫu đơn xin việc chuẩn quy định mới nhất

Mẫu đơn xin việc: Tải về

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: - Giám đốc Công ty ……………………………

- Phòng Hành chính - Nhân sự

Tôi tên là: ....................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................

Thông qua ….........................., tôi được biết Quý Công ty đang cần tuyển vị trí: ..............................................................................................................................

Qua quá trình tìm hiểu, tôi cũng biết rằng Quý Công ty là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực …………., với môi trường làm việc năng động.

Tôi nhận thấy mình có thể là ứng viên phù hợp, có khả năng thỏa mãn các yêu cầu của vị trí công việc này. Vì thế, tôi rất mong muốn có cơ hội được thử sức mình.

Với trình độ và kinh nghiệm hiện có, tôi tự tin có thể đảm nhiệm tốt vị trí:

Là một trong nhiều sinh viên tốt nghiệp loại …… của trường Đại học ......................................, tôi hoàn toàn tự tin với vốn kiến thức về lĩnh vực ................................. của mình.

Trước đây, tôi đã từng làm việc ở vị trí tương tự và có rất nhiều kinh nghiệm về ….................................................. trong suốt thời gian làm việc với công ty …................................................................................ Tôi cũng được đánh giá cao về kỹ năng làm việc nhóm, vui vẻ, hòa đồng với mọi người, chịu được công việc có áp lực cao và nhiệt tình với công việc. Tôi tin rằng đó là những nền tảng quý báu có thể giúp tôi hiểu rõ và đáp ứng tốt nhu cầu của Quý Công ty.

Tôi rất mong Quý Công ty có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp gần đây nhất để tôi có thể trình bày rõ hơn về bản thân cũng như tìm hiểu thêm các yêu cầu chi tiết cho vị trí .............................................................

Xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng!

….., ngày.... tháng..... năm......

Người làm đơn

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Đơn xin việc có cần viết tay không?

Không bắt buộc, bạn có thể viết đơn xin việc bằng tay hoặc đánh máy. Tuy nhiên, viết tay có thể tạo ấn tượng tốt hơn vì thể hiện sự cẩn thận và tỉ mỉ của bạn.

4.2. Đơn xin việc nên dài bao nhiêu?

Đơn xin việc nên ngắn gọn, súc tích, thường chỉ nên dài khoảng một trang giấy A4. Bạn nên tập trung vào những thông tin quan trọng và liên quan đến vị trí ứng tuyển.

4.3. Đơn xin việc nên có những gì?

Đơn xin việc là tài liệu mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng để bày tỏ mong muốn được làm việc tại công ty và vị trí ứng tuyển. Đơn xin việc thường bao gồm thông tin cá nhân, lý do bạn muốn làm việc tại công ty, và những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển.