- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hàng hóa (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Kết hôn (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Văn hóa xã hội (14)
- Ly hôn (13)
- Thường trú (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Phụ cấp (13)
- Quyền sử dụng đất (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Địa chỉ trung tâm bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội, TP. HCM ở đâu?
1. Địa chỉ trung tâm bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội, TP. HCM ở đâu?
1.1 Địa chỉ trung tâm bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội ở đâu?
Hiện nay trên địa bàn Hà nội có 15 điểm giao dịch về bảo hiểm thất nghiệp, nội dung cụ thể như sau:
1. Điểm Yên Hòa, số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: (024) 37.822.806, Email: bhtn.yh@gmail.com
2. Điểm Hà Đông, số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
ĐT: (024) 33.829.082, Email: hadong.bhtn@gmail.com
3. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Nam Từ Liêm, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận Nam Từ Liêm, Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: (024) 32.123.085, Email: namtuliem.bhtn@gmail.com.
4. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm, Số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội.
ĐT: (024) 32.161.465, Email: gialam.bhtn@gmail.com.
5. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Sóc Sơn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn, Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội (Quốc lộ 3 gần trường Trung cấp An Ninh).
ĐT: (024) 22.468.928, Email: bhtn.ss@gmail.com.
6. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Long Biên: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận Long Biên, Ngõ 161 Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên.
ĐT: 024.32161469, Email: bhtn.lb@gmail.com.
7. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Thường Tín: Tầng 2 Nhà điều hành điểm đỗ xe bus trung tâm huyện Thường Tín, Số 108 đường Hùng Nguyên, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội.
ĐT: (024) 33.66.88.06, Email: thuongtin.bhtn@gmail.com.
8. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Mê Linh: Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Mê Linh - Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
ĐT: (024)32.161.578, Email: melinh.bhtn@gmail.com.
9. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Ứng Hòa: Trung tâm Quỹ đất huyện Ứng Hòa, Số 59 phố Lê Lợi, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
ĐT: (024)33.212.233, Email: unghoa.bhtn@gmail.com.
10. Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Đông Anh: Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
ĐT: (024) 666.3.81.48. Email: bhtn.da@gmail.com.
11. Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Ba Vì: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Ba Vì, Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội.
ĐT: (024) 666.3.44.11, Email: bhtn.st@gmail.com.
12. Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Phú Xuyên: Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội, Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội.
ĐT: (024) 32.222.458, Email: phuxuyen.bhtn@gmail.com.
13. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Hoài Đức: Tầng 1 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức, Khu 6 Thị trấn trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
ĐT: (024) 320.055.12, Email: hoaiduc.bhtn@gmail.com.
14. Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Đan Phượng: Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đan Phượng, Số 101 phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
ĐT: (024) 33.878.099, Email: danphuong.bhtn@gmail.com.
15. Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Thạch Thất: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Thạch Thất, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
ĐT: (024) 32.222.735.
1.2 Địa chỉ trung tâm bảo hiểm thất nghiệp TP. HCM ở đâu?
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của một trong các địa điểm sau tại TP.HCM:
1. Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17 Q. Bình Thạnh.
2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 249 Tôn Đản , P.15
3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 743/34 Hồng Bàng, P.6
4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 9: Số 1, Đường số 9, Phường Phước Bình.
5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 456 Trường Chinh, P. 13
6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 803 Nguyễn Văn Quá, Phường. Đồng Hưng Thuận
7. Cơ Sở 2 Củ Chi: Đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An.
2. Tiền bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Người lao động được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động chưa lĩnh trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó thì sẽ không được cộng dồn, nhưng vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần tiếp theo nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Căn cứ theo khoản 1, Điều 45 Luật Việc làm số 38/2013/QH13:
“Thời gian đóng bảo hiểm xã hội thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoản thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Theo đó, người lao động không lĩnh tiền bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ vẫn được coi là chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì thế, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 45 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 quy định :
“Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.”
Các trường hợp kể trên bao gồm:
- Tìm được việc làm;
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tòa án tuyên bố mất tích;
- Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
3. Có được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
...
Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Tiền bảo hiểm thất nghiệp trả vào ngày nào hàng tháng?
- Đối với lần chuyển tiền lần đầu tiên: người lao động sẽ được nhận tiền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Từ lần thứ 02 trở đi: thời hạn chuyển tiền là 05 ngày làm việc tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó.
Cụ thể, quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, người lao động được nhận tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo lịch như sau:
(1) Lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp lần đầu
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp.
Thời hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ..
Như vậy, nếu đã nộp hồ sơ đầy đủ, người lao động sẽ nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp lần đầu trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
(2) Lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp từ lần thứ 2 trở đi
Từ lần thứ 2 trở đi, người lao động sẽ nhận tiền trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nghỉ thì tiền sẽ được chuyển vào ngày làm việc tiếp theo
5. Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Thủ tục nhận tiền hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lần đầu và từ lần thứ 2 trở đi là giống nhau, người lao động đủ điều kiện hưởng thì có thể làm thủ tục hưởng theo các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Bước 2: Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và sổ BHXH và trả lại cho người lao động kèm quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 3: Nhận tiền trợ cấp.
Người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp theo lịch nhận tiền hưởng BHTN theo quy định. Ngoài ra, trong thời gian hưởng trợ cấp, hàng tháng, người lao động cần thông báo trực tiếp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1. Người lao động được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mấy lần?
Hiện nay, không có quy định về số lần tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể nhận tiền BHTN không giới hạn số lần hưởng nếu cứ đáp ứng các điều kiện theo quy định.
6.2. Nghỉ việc bao lâu thì được nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Căn cứ Điều 46 Luật việc làm 2013, thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
6.3. Sau 3 tháng không lấy bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?
Nếu bạn không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng nghỉ việc thì sẽ không bị mất tiền trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo khi bạn đủ điều kiện hưởng theo quy định.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Người lao động được lãnh bảo hiểm thất nghiệp tối đa mấy tháng?
- Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh ở đâu?
- Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 TP. Hồ Chí Minh ở đâu?
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được bao nhiêu phần trăm?
- Tiền bảo hiểm thất nghiệp bao lâu được nhận sau khi nộp hồ sơ?