- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Đã đi nghĩa vụ công an có cần đi nghĩa vụ quân sự nữa không?
1. Đã đi nghĩa vụ công an có cần đi nghĩa vụ quân sự nữa không?
Theo quy định hiện nay, đã đi nghĩa vụ công an thì không bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự nữa.
Tại Khoản 3 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
“Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ”.
Theo quy định trên, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ. Vì vậy, đã đi nghĩa vụ công an nhân dân thì không bắt buộc phải đi nghĩa vụ quân sự nữa.
2. Nghĩa vụ công an khác gì nghĩa vụ quân sự?
Hiểu một cách đơn giản, có thể phân biệt nghĩa vụ công an nhân dân và nghĩa vụ quân sự qua một số điểm như sau:
Thứ nhất, đi nghĩa vụ công an không bắt buộc như đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu đã đi nghĩa vụ công an nhân dân thì công dân không bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự nữa.
Thứ hai, công dân thực hiện nghĩa vụ công an sẽ được đào tạo và làm việc trong lực lượng công an, trực thuộc Bộ Công an. Ngược lại, công dân tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ phục vụ trong quân đội, dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng.
Thứ ba, nghĩa vụ công an nhân dân có tiêu chuẩn khắt khe hơn nghĩa vụ quân sự: về trình độ học vấn, về thể hình…
Thứ tư, đi nghĩa vụ công an nhân dân được hưởng các quyền lợi khác so với đi nghĩa vụ quân sự.
Việc phân biệt cụ thể hơn về nghĩa vụ công an và nghĩa vụ quân sự được thể hiện trong bảng dưới đây:
Tiêu chí |
Nghĩa vụ công an |
Nghĩa vụ quân sự |
Tính bắt buộc |
Không |
Có. Trừ các trường hợp được miễn |
Tiêu chuẩn tuyển chọn |
- Có lý lịch rõ ràng. - Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự... - Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. - Tốt nghiệp trung học phổ thông. Riêng địa bàn khó khăn được tuyển công dân tốt nghiệp trung học cơ sở. Ưu tiên tuyển chọn người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn cần thiết. - Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe khác. |
- Có lý lịch rõ ràng; - Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ; - Có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên. Địa phương khó đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì tuyển chọn người có trình độ lớp 7. |
Quyền lợi được hưởng |
- Được hưởng các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang - Được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm - Được ưu tiên thi tuyển vào các trường Công an nhân dân - Được hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ. |
- Được nghỉ phép 10 ngày nếu phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở đi; - Được hưởng nhiều khoản trợ cấp khi xuất ngũ - Được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm khi xuất ngũ |
3. Nghĩa vụ công an 2025 khi nào đi?
Thời điểm thực hiện gọi công dân nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân sẽ vào tháng 02 hoặc tháng 03 năm 2025.
Căn cứ Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã có quy định như sau:
“…Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân”.
4. Điều kiện đi nghĩa vụ công an theo quy định mới nhất
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, công dân có thể tham gia thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân khi đáp ứng các điều kiện, tiêu chí sau đây:
(1) Về đối tượng tuyển chọn:
- Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015;
- Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
(2) Về tiêu chuẩn tuyển chọn
Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ công an khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có lý lịch rõ ràng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
- Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Trình tự thủ tục tuyển chọn đi nghĩa vụ công an
Công dân có nhu cầu đăng ký đi nghĩa vụ công an nhân dân cần lưu ý về các bước tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ theo Điều 7 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Công an cấp xã tổ chức thông báo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Khi có thông báo, công dân có nhu cầu ứng tuyển nộp hồ sơ đăng ký nghĩa vụ công an.
Bước 2: Công an cấp xã tiếp nhận hồ sơ của công dân đăng ký dự tuyển và tổ chức sơ tuyển (chiều cao, cân nặng, hình thể); báo cáo kết quả (kèm theo hồ sơ) của những trường hợp đạt yêu cầu qua sơ tuyển về Công an cấp huyện.
Bước 3: Công an cấp huyện tiến hành tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, bao gồm các công việc: ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân (trước thời điểm khám sức khỏe mười lăm ngày); tổ chức thẩm tra lý lịch, kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với những trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện; báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Trong giai đoạn này, công dân đăng ký nghĩa vụ công an nhân dân cần chú ý để nhận lệnh gọi khám sức khỏe của Công an cấp huyện.
Bước 4: Căn cứ danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt, Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Đi nghĩa vụ công an sẽ đi ở đâu?
Sau khi hoàn tất khóa huấn luyện, các chiến sĩ mới sẽ được phân bổ về các đơn vị như Cảnh sát cơ động, Phòng cháy chữa cháy, Trại giam, Cảnh vệ và Công an địa phương để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định.
6.2. Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không?
Theo quy định hiện nay, pháp luật không cấm sử dụng điện thoại khi tham gia nghĩa vụ công an nhân dân.
6.3. Năm 2025 đi nghĩa vụ công an có được về nhà không?
Căn cứ quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân, công dân đi nghĩa vụ công an được về nhà từ tháng thứ 13 trở đi theo chế độ nghỉ phép.
6.4. Nghĩa vụ công an được nghỉ bao nhiêu ngày?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định về chế độ nghỉ phép, theo đó thời gian nghỉ phép hàng năm là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu xe, tiền phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Nghĩa vụ công an khác gì nghĩa vụ quân sự? Phân biệt từ ngắn gọn đến chi tiết
- Năm 2025 đi nghĩa vụ công an có được về nhà không và những điều cần biết
- Năm 2025 đi nghĩa vụ công an được huấn luyện những gì?
- Đi nghĩa vụ công an được về nhà mấy ngày?
- Nghĩa vụ công an gồm những ngành nào?
- Năm 2025 đi nghĩa vụ công an được lương bao nhiêu?