- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Nghĩa vụ công an gồm những ngành nào?
1. Nghĩa vụ công an gồm những ngành nào?
Khi tham gia nghĩa vụ công an, các chiến sĩ sẽ được đào tạo, huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ theo 01 trong 04 chương trình khung đào tạo của Bộ Công an. Chương trình khung đào tạo của Bộ Công an bao gồm:
- Chương trình khung đào tạo công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong lực lượng Cảnh sát cơ động;
- Chương trình khung đào tạo công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong lực lượng Cảnh vệ;
- Chương trình đào tạo khung cho cán bộ Công an nhân dân trong lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
- Chương trình khung đào tạo công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia lực lượng Công an nhân dân tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Đi nghĩa vụ công an phải làm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 trên đây, có thể khái quát những công việc cần làm khi đi nghĩa vụ công an như sau:
- Huấn luyện và rèn luyện: Tham gia vào các khóa huấn luyện về nghiệp vụ công an, kỹ năng chiến đấu, và các phương pháp bảo vệ an ninh trật tự nhằm nắm vững kiến thức về luật pháp, rèn luyện thể lực và kỹ năng thực tế cần thiết để đối phó với các tình huống thực tế.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh: Ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm việc tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh tại các khu vực công cộng, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến tội phạm.
- Tham gia cứu nạn, cứu hộ: Tham gia vào các hoạt động cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh, hỗ trợ người dân trong việc sơ tán, cung cấp cứu trợ, và đảm bảo an toàn cho cộng đồng trong những tình huống khẩn cấp.
- Sẵn sàng chiến đấu: Tham gia vào các chiến dịch chống khủng bố, giữ gìn trật tự trong các sự kiện lớn, hoặc ứng phó nhanh chóng với các tình huống bất ngờ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
- Báo cáo, phối hợp: Phối hợp làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác để báo cáo tình hình an ninh và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao, bao gồm việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động chuyên môn để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ an ninh.
3. Nghĩa vụ công an 2025 khi nào phải đi? Thời gian đi bao lâu?
Theo quy định hiện nay, thời gian gọi công dân đi nghĩa vụ công an là tháng 02 hoặc tháng 03 năm 2025; thời gian thực hiện nghĩa vụ là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng trong một số trường hợp.
Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời điểm gọi thực hiện nghĩa vụ công an và nghĩa vụ quân sự như sau:
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba...
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 về thời hạn thực hiện nghĩa vụ công an như sau:
“…Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ”.
4. Đi nghĩa vụ công an được hưởng quyền lợi gì khi tại ngũ?
Theo Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đi nghĩa vụ công an được hưởng những quyền lợi sau khi tại ngũ:
- Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
- Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
- Từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
- Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
- Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
- Được ưu đãi về bưu phí;
- Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
- Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
- Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
- Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1.Nghĩa vụ công an khác gì nghĩa vụ quân sự?
Nghĩa vụ công an khác nghĩa vụ quân sự ở một số điểm như sau:
Thứ nhất, đi nghĩa vụ công an không bắt buộc như đi nghĩa vụ quân sự.
Thứ hai, nghĩa vụ công an nhân dân có tiêu chuẩn khắt khe hơn nghĩa vụ quân sự: về trình độ học vấn, về thể hình…
Thứ ba, đi nghĩa vụ công an nhân dân được hưởng các quyền lợi khác so với đi nghĩa vụ quân sự.
5.2. Đi nghĩa vụ công an cần bằng cấp gì?
Tiêu chuẩn bằng cấp tuyển chọn đi nghĩa vụ công an được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP, theo đó công dân muốn đi nghĩa vụ công an thì phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; trường hợp thuộc các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
5.3. Đi nghĩa vụ công an được quân hàm gì?
Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với chiến sĩ nghĩa vụ.
5.4. Đi nghĩa vụ công an lương bao nhiêu?
Từ 01/7/2024 trở đi với mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, hệ số phụ cấp binh nhì là 0,4. Như vậy mức phụ cấp khi mới đi nghĩa vụ công an sẽ là: 2,34 triệu VNĐ x 0,4 = 936.000 VNĐ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Đi nghĩa vụ công an được về nhà mấy ngày?
- Năm 2025 đi nghĩa vụ công an có được về nhà không và những điều cần biết
- Năm 2025 đi nghĩa vụ công an được huấn luyện những gì?
- Đi nghĩa vụ công an có xét lý lịch 3 đời không?
- Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không?
- Rớt nghĩa vụ công an có phải đi nghĩa vụ quân sự không?