Đi nghĩa vụ công an được về nhà mấy ngày?
Đi nghĩa vụ công an được về nhà mấy ngày?

1. Đi nghĩa vụ công an được về nhà mấy ngày?

Công dân đi nghĩa vụ công an có thời gian nghỉ phép về nhà hàng năm là 10 ngày (không kể ngày đi và ngày về).

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định về chế độ nghỉ phép như sau:

"Điều 3. Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành."

Như vậy thời gian nghỉ phép hàng năm là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu xe, tiền phụ cấp khác theo quy định của pháp luật khi công dân đã thực hiện nghĩa vụ từ tháng thứ 13 trở đi.

2. Quyền lợi khi đi nghĩa vụ công an mới nhất 2025

Theo Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đi nghĩa vụ công an được hưởng những quyền lợi sau khi tại ngũ:

  • Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
  • Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
  • Từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
  • Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
  • Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
  • Được ưu đãi về bưu phí;
  • Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
  • Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
  • Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
  • Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
  • Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
Quyền lợi khi đi nghĩa vụ công an mới nhất 2025
Quyền lợi khi đi nghĩa vụ công an mới nhất 2025

3. Đi nghĩa vụ công an nên mang theo gì? Đi nghĩa vụ công an có được mang điện thoại không

3.1. Đi nghĩa vụ công an nên mang theo gì?

Công dân đi nghĩa vụ công an cần lưu ý rằng khi được cấp phát đầy đủ quân tư trang, tân binh sẽ phải vác trên balo khoảng hơn 13 kg. Vì vậy, không nên nhiều đồ dùng để tránh cồng kềnh, mang vác nặng. Tiện lợi nhất là nên mang theo một ít tiền mặt để mua thêm vật dụng cần thiết. Dưới đây là một số vật dụng cần thiết tân binh nên mang theo khi thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân:

  • Vật dụng cá nhân:
    • Bút tẩy để đánh dấu quần áo, tránh việc thất lạc hoặc lẫn với người khác.
    • Bàn chải đánh răng (không cần đem theo kem đánh răng).
    • Đồ bấm móng tay (chọn loại không có dao móc, mũi nhọn).
    • Dao cạo râu tiện dụng.
    • Kim chỉ để khâu quần áo.
    • Bàn chải giặt quần áo.
  • Dụng cụ y tế:
    • Dầu gió, miếng dán, hoặc kem xoa bóp (Salonpas, Panadol) để giảm mệt mỏi, đau nhức do luyện tập.
    • Viên C sủi nhằm tăng sức đề kháng.
    • Thuốc tiêu chảy để sử dụng khi cần.
  • Giải trí: Đài hoặc máy nghe nhạc MP3 để giải trí.

3.2. Đi nghĩa vụ công an có được mang điện thoại không?

Theo Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các hành vi bị cấm, sử dụng điện thoại không phải hành vi bị cấm trong thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an.

Trên thực tế, quy định sử dụng điện thoại tùy thuộc mỗi đơn vị. Công an nghĩa vụ có thể sử dụng điện thoại trong các trường hợp khẩn cấp. Còn các trường hợp thông thường thì từng đơn vị sẽ có quy định cụ thể riêng như về khung giờ được sử dụng.

4. Năm 2025 đi nghĩa vụ công an được huấn luyện những gì?

Khi tham gia nghĩa vụ công an, các chiến sĩ sẽ được đào tạo, huấn luyện theo 01 trong 04 chương trình khung đào tạo của Bộ Công an. Chương trình khung đào tạo của Bộ Công an bao gồm:

  • Chương trình khung đào tạo công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong lực lượng Cảnh sát cơ động;
  • Chương trình khung đào tạo công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong lực lượng Cảnh vệ;
  • Chương trình đào tạo khung cho cán bộ Công an nhân dân trong lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
  • Chương trình khung đào tạo công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia lực lượng Công an nhân dân tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Đi nghĩa vụ công an phải làm những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 trên đây, có thể khái quát những công việc cần làm khi đi nghĩa vụ công an như sau:

  • Huấn luyện và rèn luyện: Tham gia vào các khóa huấn luyện về nghiệp vụ công an, kỹ năng chiến đấu, và các phương pháp bảo vệ an ninh trật tự nhằm nắm vững kiến thức về luật pháp, rèn luyện thể lực và kỹ năng thực tế cần thiết để đối phó với các tình huống thực tế.
  • Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh: Ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm việc tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh tại các khu vực công cộng, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến tội phạm.
  • Tham gia cứu nạn, cứu hộ: Tham gia vào các hoạt động cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh, hỗ trợ người dân trong việc sơ tán, cung cấp cứu trợ, và đảm bảo an toàn cho cộng đồng trong những tình huống khẩn cấp.
  • Sẵn sàng chiến đấu: Tham gia vào các chiến dịch chống khủng bố, giữ gìn trật tự trong các sự kiện lớn, hoặc ứng phó nhanh chóng với các tình huống bất ngờ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
  • Báo cáo, phối hợp: Phối hợp làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác để báo cáo tình hình an ninh và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao, bao gồm việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động chuyên môn để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ an ninh.
Năm 2025 đi nghĩa vụ công an làm những công việc gì?
Năm 2025 đi nghĩa vụ công an làm những công việc gì?

6. Nghĩa vụ công an 2025 khi nào phải đi? Thời gian đi bao lâu?

Theo quy định hiện nay, thời gian gọi công dân đi nghĩa vụ công an là tháng 02 hoặc tháng 03 năm 2025; thời gian thực hiện nghĩa vụ là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng trong một số trường hợp.

Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời điểm gọi thực hiện nghĩa vụ công an và nghĩa vụ quân sự như sau:

Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba...

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 về thời hạn thực hiện nghĩa vụ công an như sau:

“…Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ”.

7. Các câu hỏi thường gặp

7.1. Đi nghĩa vụ công an sẽ đi ở đâu?

Sau khi hoàn tất khóa huấn luyện, các chiến sĩ mới sẽ được phân bổ về các đơn vị như Cảnh sát cơ động, Phòng cháy chữa cháy, Trại giam, Cảnh vệ và Công an địa phương để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định.

7.2. Năm 2025 đi nghĩa vụ công an có được về nhà không?

Căn cứ quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân, công dân đi nghĩa vụ công an được về nhà từ tháng thứ 13 trở đi theo chế độ nghỉ phép.

7.3. Nghĩa vụ công an được nghỉ bao nhiêu ngày?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định về chế độ nghỉ phép, theo đó thời gian nghỉ phép hàng năm là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu xe, tiền phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.

7.4. Hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ công an có được làm công an không?

Hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ, công dân có quyền chuyển sang phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc thi vào các trường công an.

7.5. Nghĩa vụ công an K02 là gì?

Nghĩa vụ công an K02 là việc thực hiện nghĩa vụ công an trong hàng ngũ của cảnh sát cơ động.