- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hàng hóa (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Kết hôn (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Văn hóa xã hội (14)
- Ly hôn (13)
- Thường trú (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Phụ cấp (13)
- Quyền sử dụng đất (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Cơ cấu, nhiệm vụ Ủy ban kiểm tra quân ủy trung ương mới nhất 2025
1. Nhiệm vụ, quyền hạn Ủy ban kiểm tra quân ủy trung ương
Theo Mục 1.5 Khoản 1 Điều 8 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, Ủy ban kiểm tra quân ủy trung ương có quyền hạn như sau:
“Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra đảng ủy các quân khu, bộ đội biên phòng phối hợp với ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy (chủ trì) tiến hành công tác kiểm tra, giám sát đối với đảng bộ quân sự, bộ đội biên phòng địa phương”.
Vấn đề này được hướng dẫn bởi Khoản 5 Mục II Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021, theo đó:
“Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, Ủy ban kiểm tra đảng ủy các quân khu, bộ đội biên phòng phối hợp với Ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy (chủ trì) tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc đảng bộ quân sự, bộ đội biên phòng địa phương. Khi kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội thì Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương để thực hiện”.
2. Cơ cấu tổ chức Ủy ban kiểm tra quân ủy trung ương
Mục 2.4 Khoản 2 Khoản 1 Điều 8 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, Ủy ban kiểm tra quân ủy trung ương có cơ cấu tổ chức như sau:
- Số lượng từ 11 đến 13 ủy viên (do Quân ủy Trung ương quyết định), trong đó có 8 đến 10 ủy viên chuyên trách và từ 3 đến 5 ủy viên kiêm chức (bao gồm: Chủ nhiệm Ủy ban là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Tổ chức; Cục trưởng Cục Cán bộ; Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng); có 2 đến 3 ủy viên là Ủy viên Quân ủy Trung ương.
- Các ủy viên chuyên trách gồm: 4 phó chủ nhiệm (có 1 phó chủ nhiệm thường trực là cấp ủy viên) và một số ủy viên.
3. Nhiệm vụ quyền hạn một số cơ quan khác trong quân đội
3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn Cục Điều tra hình sự Quân đội nhân dân Việt Nam
Cục Điều tra hình sự Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan điều tra hình sự của Bộ Quốc phòng. Theo Điều 26 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng được quy định như sau:
“1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
3. Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực; hướng dẫn Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn Viện kiểm sát quân sự trung ương
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát quân sự được quy định tại Điều 50 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
- Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong quân đội.
- Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ:
- Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
- Viện kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Chương II của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và kiểm sát thi hành án dân sự quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn Tòa án quân sự quân đội nhân dân Việt Nam
Căn cứ Điều 49 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự như sau:
“Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật”.
Ví dụ: Tòa án quân sự xử lý các tội danh như trốn nghĩa vụ quân sự, vi phạm kỷ luật quân đội,…
3. Quân số Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có tổng cộng khoảng 1 triệu quân nhân. Cụ thể, ở mỗi nhánh phục vụ chuyên biệt lại có quân số khác nhau, cụ thể là:
- Lục quân có khoảng 800.000 quân nhân;
- Phòng không- Không quân có khoảng 60.000 quân nhân;
- Hải quân có khoảng 70.000 quân nhân;
- Bộ đội Biên phòng có khoảng 50.000 quân nhân;
- Cảnh sát biết có khoảng 30.000 quân nhân;
- Không gian mạng có khoảng 30.000 quân nhân;
- Bảo vệ Lăng Bác có khoảng 1.000 quân nhân.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Tất cả các Viện kiểm sát do ai lãnh đạo?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người lãnh đạo thống nhất toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.
4.2. Viện kiểm sát và toà án khác nhau như thế nào?
Về cơ bản, Viện kiểm sát truy tố tội phạm và bảo vệ pháp luật, trong khi toà án xét xử và ra phán quyết. Viện kiểm sát khởi tố vụ án, còn toà án độc lập trong xét xử.
4.3. Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát có quyền gì?
Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết vụ án, vụ việc của Tòa án.
4.4. Toà án quân sự trung ương ở đâu?
Tòa án quân sự trung ương hiện nay có địa chỉ ở 25 phố Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4.5. Chánh án và thẩm phán ai cao hơn?
Thẩm phán là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán, chịu sự chỉ đạo của chánh án. Xét theo cơ cấu Tổ chức Tòa án nhân dân, Chánh án có trách nhiệm và quyền hạn cao hơn Thẩm phán.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tổng hợp quy định mới nhất 2025 về Ban Chỉ huy quân sự xã
- Ban chỉ hủy quân sự xã gồm những ai? Chức năng, nhiệm vụ Ban chỉ huy quân sự xã
- Tiêu chuẩn Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã mới nhất 2025
- Quy định mới nhất 2025 về Tòa án quân sự
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn Tòa án quân sự trung ương mới nhất 2025
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn Tòa án quân sự quân khu mới nhất 2025