Chương III Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
Số hiệu: | 63/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1167 đến số 1168 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới của Luật tổ chức VKSND 2014
Ngày 24/11/2014, Quốc hội thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý sau:
- Có thêm VKSND cấp cao trong hệ thống tổ chức của VKSND.
- Trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là 10 năm.
- Ngạch Kiểm sát viên gồm: Kiểm sát viên VKSND tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp.
- Áp dụng hình thức thi tuyển vào các ngạch Kiểm sát viên (trừ Kiểm sát viên VKSND tối cao)
- Quy định chức danh mới Kiểm tra viên.
Luật này có hiệu lực từ 01/06/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 40. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
Điều 42. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Cơ quan điều tra;
d) Các cục, vụ, viện và tương đương;
đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
Điều 43. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;
đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.
4. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các viện và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Điều 45. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các phòng và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Điều 47. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
Điều 48. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Điều 49. Thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân
Việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát quân sự
1. Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong quân đội.
2. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật này; bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
3. Viện kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Chương II của Luật này và kiểm sát thi hành án dân sự quy định tại Điều 28 của Luật này.
Điều 51. Hệ thống Viện kiểm sát quân sự
1. Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
3. Viện kiểm sát quân sự khu vực.
Điều 52. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Cơ quan điều tra;
d) Các phòng và tương đương.
3. Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
Điều 53. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát quân sự;
b) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác của Viện kiểm sát quân sự;
c) Kiến nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quân đội;
d) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
đ) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
Điều 54. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Các ban và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
Điều 55. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và Tư lệnh quân khu và tương đương;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
Điều 56. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự khu vực
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát quân sự khu vực có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
Điều 57. Thành lập, giải thể Viện kiểm sát quân sự
Việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Cơ quan điều tra;
d) Các cục, vụ, viện và tương đương;
đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;
đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.
4. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các viện và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các phòng và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong quân đội.
2. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật này; bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
3. Viện kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Chương II của Luật này và kiểm sát thi hành án dân sự quy định tại Điều 28 của Luật này.
1. Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
3. Viện kiểm sát quân sự khu vực.
1. Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Cơ quan điều tra;
d) Các phòng và tương đương.
3. Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát quân sự;
b) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác của Viện kiểm sát quân sự;
c) Kiến nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quân đội;
d) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
đ) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Các ban và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và Tư lệnh quân khu và tương đương;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát quân sự khu vực có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
Việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
ORGANIZATION OF PEOPLE’S PROCURACIES
Article 40. The people’s procuracy system
1. The Supreme People’s Procuracy.
2. Superior people’s procuracies.
3. People’s procuracies of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level people’s procuracies).
4. People’s procuracies of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent (below referred to as district-level people’s procuracies).
5. Military procuracies at different levels.
Article 41. Duties and powers of people’s procuracies at different levels
1. The Supreme People’s Procuracy shall exercise the power to prosecute and supervise judicial activities, contributing to ensure strict and uniform observance of law.
2. Superior people’s procuracies shall exercise the power to prosecute and supervise judicial activities related to cases and matters falling under the jurisdiction of superior people’s courts.
3. Provincial- and district-level people’s procuracies shall exercise the power to prosecute and supervise judicial activities in their localities.
Article 42. Organizational structure of the Supreme People’s Procuracy
1. The organizational structure of the Supreme People’s Procuracy consists of:
a/ The Supervisory Committee;
b/ The Office;
c/ The investigating agency;
d/ Departments, institutions and the equivalent;
dd/ Training institutions, press agencies and other public non-business units;
e/ The Central Military Procuracy.
2. The Supreme People’s Procuracy has the Procurator General, Deputy Procurators General, procurators, examiners; head and deputy heads of the investigating agency, investigators; other civil servants, pubic employees and other employees.
Article 43. Supervisory Committee of the Supreme People’s Procuracy
1. The Supervisory Committee of the Supreme People’s Procuracy is composed of:
a/ The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
b/ Deputy Procurators General of the Supreme People’s Procuracy;
c/ A number of procurators of the Supreme People’s Procuracy as decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
2. The Procurator General shall preside over meetings of the Supervisory Committee, which are held to discuss and decide on the following important issues:
a/ Working programs and plans of the people’s procuracy sector;
b/ Draft laws and ordinances to be submitted to the National Assembly or National Assembly Standing Committee; reports to be presented by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy before the National Assembly, National Assembly Standing Committee or President;
c/ The working apparatus of the Supreme People’s Procuracy;
d/ Reports to be submitted by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy to the National Assembly Standing Committee on matters stated in resolutions of the Judicial Council of the Supreme People’s Court, on which the Procurator General holds different opinions; recommendations on crime prevention and combat to be submitted by the Supreme People’s Procuracy to the Prime Minister;
dd/ Selection of employees of the Supreme People’s Procuracy who are qualified for sitting examinations for promotion to the rank of high-level, intermediate-level or primary- level procurators;
e/ Proposals for relief from duty or dismissal of procurators of the Supreme People’s Procuracy to be submitted to the Procurator Selection Council of the Supreme People’s Procuracy for consideration.
To consider and propose the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy to re-appoint, relieve from duty or dismiss high-level, intermediate-level and primary-level procurators who are working at the Supreme People’s Procuracy.
3. The Supervisory Committee shall issue resolutions when exercising the competence prescribed in Clause 2 of this Article. Resolutions of the Supervisory Committee must be voted for by more than half of its members; in case of equality of votes, the Procurator General’s vote shall be decisive.
4. At the request of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the Supervisory Committee shall discuss and give opinions on complicated criminal cases, administrative cases, civil, marriage and family, business and labor cases and matters before they are submitted to the Procurator General for consideration and decision.
Article 44. Organizational structure of a superior people’s procuracy
a/ The supervisory committee;
b/ The office;
c/ Institutions and equivalent units.
2. A superior people’s procuracy has its chief procurator, deputy chief procurators, procurators, examiners, civil servants and other employees.
Article 45. Supervisory committees of superior people’s procuracies
1. The supervisory committee of a superior people’s procuracy is composed of:
a/ The chief procurator of the superior people’s procuracy;
b/ Deputy chief procurators of the superior people’s procuracy;
c/ A number of procurators.
2. The number of members of the supervisory committee and procurators specified at Point c, Clause 1 of this Article shall be decided by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the chief procurator of the superior people’s procuracy.
3. The chief procurator of a superior people’s procuracy shall preside over meetings of the supervisory committee of the superior people’s procuracy, which are held to discuss and decide on the following important issues:
a/ Implementation of working programs and plans, directives, circulars and decisions of the Supreme People’s Procuracy;
b/ Work review reports of the superior people’s procuracy;
c/ Selection of employees of the superior people’s procuracy who are qualified for sitting examinations for promotion to the rank of high-level, intermediate-level or primary- level procurator;
d/ Proposals for re-appointment, relief from duty and dismissal of high-level, intermediate- level or primary-level procurators who are working at the superior people’s procuracy to be submitted to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. Supervisory committees shall issue resolutions when exercising the competence prescribed in Clause 3 of this Article. Resolutions of a supervisory committee must be voted for by more than half of its members; in case of equality of votes, the vote of the chief procurator shall be decisive. In case the chief procurator disagrees with opinions of the majority of members of the supervisory committee, he/she shall still comply with decisions the majority but may report such to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
5. At the request of the chief procurator of a superior people’s procuracy, the supervisory committee of the superior people’s committee shall discuss and give opinions on complicated criminal cases, administrative cases, civil, marriage and family, business and labor cases and matters before they are submitted to the chief procurator for consideration and decision.
Article 46. Organizational structure of provincial-level people’s procuracies
1. The organizational structure of a provincial-level people’s procuracy consists of:
a/ The supervisory committee;
b/ The office;
c/ Divisions and equivalent units.
2. A provincial-level people’s procuracy has its chief procurator, deputy chief procurators, procurators, examiners, other civil servants and other employees.
Article 47. Supervisory committees of provincial-level people’s procuracies
1. The supervisory committee of a provincial-level people’s procuracy is composed of:
a/ The chief procurator;
b/ Deputy chief procurators;
c/ A number of procurators.
2. The number of members of the supervisory committee and procurators specified at Point c, Clause 1 of this Article shall be decided by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the chief procurator of the provincial-level people’s procuracy.
3. The chief procurator of a provincial-level people’s procuracy shall preside over meetings of the supervisory committee, which are held to discuss and decide on the following issues:
a/ Implementation of working programs and plans, directives, circulars and decisions of the Supreme People’s Procuracy; implementation of working programs and plans of superior people’s procuracies;
b/ Work review reports to be submitted to people’s procuracies at higher levels and work report to be presented before the provincial-level People’s Council;
c/ Selection of employees of the provincial-level people’s procuracy who are qualified for sitting examinations for promotion to the rank of high-level, intermediate-level or primary- level procurator;
d/ Proposals for re-appointment, relief from duty and dismissal of high-level, intermediate- level or primary-level procurators who are working at the provincial-level people’s procuracy and district-level people’s procuracies under its management to be submitted to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. Supervisory committees shall issue resolutions when exercising the competence prescribed in Clause 3 of this Article. Resolutions of a supervisory committee must be voted for by more than half of its members; in case of equality of votes, the vote of the procurator general shall be decisive. In case the chief procurator disagrees with opinions of the majority of members of the supervisory committee, he/she shall still comply with decisions of the majority but may report such to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
5. At the request of the chief procurator of a provincial-level people’s procuracy, the supervisory committee shall discuss and give opinions on complicated criminal cases, administrative cases, civil, marriage and family, business and labor cases and matters before they are submitted to the chief procurator for consideration and decision.
Article 48. Organizational structure of district-level people’s procuracies
1. The organizational structure of a district-level people’s procuracy consists of an office and divisions. District-level people’s procuracies which have no conditions for establishment of divisions may have working sections and assisting apparatuses.
2. A district-level people’s procuracy has its chief procurator, deputy chief procurators, procurators, examiners and other civil servants and other employees.
Article 49. Establishment and dissolution of people’s procuracies
The establishment and dissolution of superior people’s procuracies, provincial- and district-level people’s procuracies shall be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
Article 50. Duties and powers of military procuracies
1. Military procuracies in the people’s procuracy system shall be organized in the Vietnam People’s Army to exercise the power to prosecute and supervise judicial activities in the army.
2. Within the ambit of their functions, military procuracies have the duties specified in Clause 2, Article 2 of this Law; protect national security and defense, discipline and strength of the army; protect lawful rights and interests of army men, civil servants, public employees and other employees in the army; and ensure that all crimes and violations must be strictly handled.
3. Military procuracies shall perform the duties and exercise the powers specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 and 10, Chapter II of this Law and supervise the enforcement of civil judgments under Article 28 of this Law.
Article 51. Military procuracy system
1. The Central Military Procuracy.
2. Military procuracies of military zones and the equivalent;
3. Regional military procuracies.
Article 52. Organizational structure of the Central Military Procuracy
1. The Central Military Procuracy belongs to the structure of the Supreme People’s Procuracy.
2. The organizational structure of the Central Military Procuracy consists of:
a/ The Supervisory Committee;
b/ The office;
c/ The investigating agency;
d/ Divisions and equivalent units.
3. The Central Military Procuracy has its Chief Procurator, Deputy Chief Procurators, procurators, examiners; head and deputy heads of the investigating agency, investigators, other army men, civil servants, public employees and other employees.
Article 53. The Supervisory Committee of the Central Military Procuracy
1. The Supervisory Committee of the Central Military Procuracy is composed of:
a/ The Chief Procurator;
b/ Deputy Chief Procurators;
c/ A number of procuracies.
2. The number of members of the Supervisory Committee and procurators specified at Point c, Clause 1 of this Article shall be decided by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the Chief Procurator of the Central Military Procuracy.
3. The Chief Procurator of the Central Military Procuracy shall preside over the Supervisory Committee’s meetings, which are held to discuss and decide on the following issues:
a/ Working programs and plans of military procuracies;
b/ Work reports to be presented by the Chief Procurator of the Central Military Procuracy before the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of National Defense;
c/ Recommendations on prevention and combat of crimes in the army to be submitted by the Central Military Procuracy to the Minister of National Defense;
d/ Selection of employees of the Central Military Procuracy who are qualified for sitting examinations for promotion to the rank of high-level, intermediate-level or primary-level procurator;
dd/ Proposals for re-appointment, relief from duty and dismissal of high-level procurators, intermediate-level procurators and primary-level procurators who are working at the Central Military Procuracy to be submitted by the Chief Procurator of the Central Military Procuracy to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. The Supervisory Committee shall issue resolutions when exercising the competence prescribed in Clause 3 of this Article. Resolutions of the Supervisory Committee must be voted for by more than half of its members; in case of equality of votes, the vote of the Chief Procurator shall be decisive. In case the Chief Procurator disagrees with the majority of members of the Supervisory Committee, he/she shall still comply with decisions of the majority but may report such to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
5. At the request of the Chief Procurator of the Central Military Procuracy, the Supervisory Committee shall discuss and give opinions on complicated cases before they are submitted to the Chief Procurator for consideration and decision.
Article 54. Organizational structures of military procuracies of military zones and the equivalent
1. The organizational structure of the military procuracy of a military zone or the equivalent consists of:
a/ A supervisory committee;
b/ Divisions and assisting apparatus.
2. The military procuracy of a military zone or the equivalent has its chief procurator, deputy chief procurators, procurators, examiners, other army men, civil servants, public employees and other employees.
Article 55. Supervisory committees of military procuracies of military zones and the equivalent
1. The supervisory committee of the military procuracy of a military zone or the equivalent is composed of:
a/ The chief procurator;
b/ Deputy chief procurators;
c/ A number of procuracies.
2. The number of members of the supervisory committee and procurators specified at Point c, Clause 1 of this Article shall be decided by the Chief Procurator of the Central Military Procuracy at the proposal of the chief procurator of the military procuracy of the military zone or the equivalent.
3. The chief procurator of the military procuracy of a military zone or the equivalent shall preside over meeting of the supervisory committee of his/her procuracy, which are held to discuss and decide on the following issues:
a/ Implementation of working programs and plans of the Central Military Procuracy;
b/ Work review reports to be submitted to the Chief Procurator of the Central Military Procuracy and the commander of the military zone or the equivalent;
c/ Selection of employees of the military procuracy of the military zone or the equivalent or regional military procuracies under its management who are qualified for sitting examinations for promotion to the rank of high-level, intermediate-level or primary-level procurator;
d/ Proposals for re-appointment, relief from duty and dismissal of high-level procurators, intermediate-level procurators and primary-level procurators who are working in the military procuracy of the military zone or the equivalent or regional military procuracies under its management to be submitted by the Chief Procurator of the Central Military Procuracy to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
4. Supervisory committees shall issue resolutions when exercising the competence prescribed in Clause 3 of this Article. Resolutions of a supervisory committee must be voted for by more than half of its members; in case of equality of votes, the vote of the chief procurator shall be decisive. In case the chief procurator disagrees with the majority of members of the supervisory committee, he/she shall still comply with the decision of the majority but may report such to the Chief Procurator of the Central Military Procuracy.
5. At the request of the chief procurator of the military procuracy of a military zone or the equivalent, the supervisory committee shall discuss and give opinions on complicated cases before they are submitted to the chief procurator for consideration and decision.
Article 56. Organizational structures of regional military procuracies
1. The organizational structure of a regional military procuracy consists of working units and an assisting apparatus.
2. A regional military procuracy has its chief procurator, deputy chief procurators, procurators, examiners, other army men, civil servants, public employees and other employees.
Article 57. Establishment and dissolution of military procuracies
The establishment and dissolution of military procuracies of military zones and the equivalent and regional military zones shall be agreed between the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of National Defense for submission to the National Assembly Standing Committee for decision.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực