Chương I Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 63/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1167 đến số 1168 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới của Luật tổ chức VKSND 2014
Ngày 24/11/2014, Quốc hội thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý sau:
- Có thêm VKSND cấp cao trong hệ thống tổ chức của VKSND.
- Trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là 10 năm.
- Ngạch Kiểm sát viên gồm: Kiểm sát viên VKSND tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp.
- Áp dụng hình thức thi tuyển vào các ngạch Kiểm sát viên (trừ Kiểm sát viên VKSND tối cao)
- Quy định chức danh mới Kiểm tra viên.
Luật này có hiệu lực từ 01/06/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân; về Kiểm sát viên và các chức danh khác trong Viện kiểm sát nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 3. Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân
1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều 4. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
1. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
3. Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân
1. Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này thì Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
đ) Điều tra một số loại tội phạm;
e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
3. Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 7. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này.
Điều 8. Trách nhiệm phối hợp của Viện kiểm sát nhân dân
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án, Thanh tra, Kiểm toán, các cơ quan nhà nước khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để phòng, chống tội phạm có hiệu quả; xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.
Điều 9. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
2. Khi có căn cứ cho rằng hành vi, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân không có căn cứ, trái pháp luật thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án và Cơ quan thi hành án có quyền kiến nghị, yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân xem xét lại. Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp vào hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 10. Giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Ngày truyền thống, phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân
1. Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là ngày 26 tháng 7 hằng năm.
2. Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân hình tròn, nền đỏ, viền vàng, có tia chìm ly tâm; ở giữa có hình ngôi sao năm cánh nổi màu vàng; hai bên có hình bông lúa; ở dưới có hình thanh kiếm lá chắn; trên nền lá chắn có nửa bánh xe răng màu xanh thẫm và các chữ “KS” màu bạch kim; nửa dưới phù hiệu có hình dải lụa đỏ bao quanh, phía trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân; về Kiểm sát viên và các chức danh khác trong Viện kiểm sát nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
3. Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này thì Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
đ) Điều tra một số loại tội phạm;
e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
3. Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án, Thanh tra, Kiểm toán, các cơ quan nhà nước khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để phòng, chống tội phạm có hiệu quả; xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
2. Khi có căn cứ cho rằng hành vi, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân không có căn cứ, trái pháp luật thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án và Cơ quan thi hành án có quyền kiến nghị, yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân xem xét lại. Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp vào hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
1. Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là ngày 26 tháng 7 hằng năm.
2. Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân hình tròn, nền đỏ, viền vàng, có tia chìm ly tâm; ở giữa có hình ngôi sao năm cánh nổi màu vàng; hai bên có hình bông lúa; ở dưới có hình thanh kiếm lá chắn; trên nền lá chắn có nửa bánh xe răng màu xanh thẫm và các chữ “KS” màu bạch kim; nửa dưới phù hiệu có hình dải lụa đỏ bao quanh, phía trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Article 1. Scope of regulation
This Law prescribes functions, duties, powers and organizational structures of people’s procuracies; procurators and other staffs in people’s procuracies; and assurance of operation of people’s procuracies.
Article 2. Functions and duties of people’s procuracies
1. People’s procuracies are agencies exercising the power to prosecute and supervise judicial activities of the Socialist Republic of Vietnam.
2. People’s procuracies have the duty to safeguard the Constitution and law, human rights, citizens’ rights, the socialist regime, interests of the State, and lawful rights and interests of organizations and individuals, thus contributing to ensuring the strict and unified observance of law.
Article 3. The function of people’s procuracies to exercise the power to prosecute
1. Exercising the power to prosecute means an activity of people’s procuracies in criminal procedure to make the State’s accusation against offenders. The power to prosecute shall be exercised right upon the settlement of reports and information on crimes and recommendations for prosecution and throughout the course of institution, investigation, prosecution and adjudication of criminal cases.
2. People’s procuracies shall exercise the power to prosecute to ensure that:
a/ All offences and offenders shall be detected, charged, investigated, prosecuted and adjudicated in a prompt, strict, accurate, fair and lawful manner, neither let injustice be done on the innocent nor omit offences and offenders;
b/ No person will be charged with an offence, arrested, held in custody or temporary detention or have their human rights or citizens’ rights restricted in contravention of law.
3. When exercising the power to prosecute, people’s procuracies have the following duties and powers:
a/ To request the institution of criminal cases; to cancel illegal decisions on institution or non-institution of criminal cases; to approve or not to approve decisions on initiation of criminal proceedings against the accused issued by investigating agencies or agencies assigned to conduct some investigating activities; to directly institute criminal cases and initiate criminal proceedings against the accused in the cases prescribed by the Criminal Procedure Code;
b/ To decide on, or approve, the application, change or cancellation of measures restricting human rights or citizens’ rights in the settlement of reports and information on crimes and recommendations for prosecution and in the laying of charges, investigation and prosecution in accordance with the Criminal Procedure Code;
c/ To cancel other illegal procedural decisions in the settlement of reports and information on crimes and recommendations for prosecution, and in the laying of charges and investigation by investigating agencies or agencies assigned to conduct some investigating activities;
d/ When necessary, to set investigation requirements and require investigating agencies or agencies assigned to conduct some investigating activities to fulfill such requirements;
dd/ To request concerned agencies, organizations and individuals to provide documents to clarify offences and offenders;
e/ To directly settle reports and information on crimes and recommendations for prosecution; to conduct some investigating activities to clarify grounds for laying charges on offenders;
g/ To investigate crimes of infringing upon judicial activities and corruption- and position- related crimes in judicial activities in accordance with law;
h/ To decide on the application of summary procedure in investigation and prosecution;
i/ To decide on the prosecution and accusation against the accused at court hearings;
k/ To protest against court judgments or decisions in case of injustice, wrongful conviction or omission of offences or offenders;
l/ To perform other duties and exercise other powers in making accusations against offenders in accordance with the Criminal Procedure Code.
Article 4. The function of people’s procuracies to supervise judicial activities
1. Supervising judicial activities means an activity of people’s procuracies to supervise the lawfulness of acts and decisions committed or made by agencies, organizations and individuals in judicial activities. The supervision of judicial activities shall be conducted right upon the receipt and settlement of reports and information on crimes and recommendations for prosecution and throughout the course of settlement of criminal cases; in the settlement of administrative cases, civil, marriage and family, business, commercial and labor cases and matters; in the execution of judgments and settlement of complaints and denunciations about judicial activities; and in other judicial activities in accordance with law.
2. People’s procuracies shall supervise judicial activities to ensure that:
a/ The receipt and settlement of reports and information on crimes and recommendations for prosecution; settlement of criminal cases, administrative cases, civil, marriage and family, business, commercial and labor cases and matters; execution of judgments; settlement of complaints and denunciations about judicial activities; and other judicial activities shall be conducted in accordance with law;
b/ The arrest, custody or temporary detention, execution of imprisonment sentences, and regimes of custody or temporary detention, management and education of persons serving imprisonment sentences must comply with law; human rights and other lawful rights and interests of persons arrested or held in custody or temporary detention and persons serving imprisonment sentences, which are not restricted by law, must be respected and protected;
c/ Court judgments and decisions which are legally valid must be strictly executed;
d/ All violations in judicial activities must be detected and handled in a prompt and strict manner.
3. When performing the function of supervising judicial activities, people’s procuracies have the following duties and powers:
a/ To request agencies, organizations and individuals to conduct judicial activities in accordance with law; inspect judicial activities falling under their competence and notify inspection results to people’s procuracies; provide dossiers and documents to people’s procuracies for the later to examine the lawfulness of acts and decisions in judicial activities;
b/ To directly supervise; verify and collect documents to clarify violations committed by agencies, organizations and individuals in judicial activities;
c/ To handle violations; to request or recommend competent agencies, organizations and individuals to remedy and strictly handle violations in judicial activities; to recommend concerned agencies and organizations to apply measures to prevent violations and crimes;
d/ To protest against illegal court judgments or decisions; to recommend action against illegal acts or decisions committed or made by courts; to protest against illegal acts and decisions committed or made by other competent agencies and persons in judicial activities;
dd/ To supervise the settlement of complaints and denunciations about judicial activities; to settle complaints and denunciations falling under their competence;
e/ To perform other duties and exercise other powers in supervising judicial activities in accordance with law.
Article 5. Protests and recommendations of people’s procuracies
1. People’s procuracies shall protest against acts, judgments or decisions which are committed or made by competent agencies or persons in judicial activities and involve serious violations, infringing upon human rights, citizens’ rights, interests of the State or lawful rights and interests of organizations and individuals. Competent agencies and persons shall settle protests of people’s procuracies in accordance with law.
2. In case acts or decisions committed or made by agencies, organizations or individuals in judicial activities involve violations which are less serious and do not fall into the case subject to protest prescribed in Clause 1 of this Article, people’s procuracies shall recommend these agencies, organizations or individuals to remedy violations and strictly handle violators; if detecting any loopholes or shortcomings in management activities, they shall recommend concerned agencies and organizations to remedy and apply measures to prevent violations and crimes. Related agencies, organizations and individuals shall consider, settle and reply to recommendations of people’s procuracies in accordance with law.
Article 6. Working activities of people’s procuracies
1. People’s procuracies shall perform the function of exercising the power to prosecute through the following activities:
a/ Exercising the power to prosecute in the settlement of reports and information on crimes and recommendations for prosecution;
b/ Exercising the power to prosecute during the stage of institution and investigation of criminal cases;
c/ Exercising the power to prosecute during the stage of prosecution against offenders;
d/ Exercising the power to prosecute during the stage of adjudication of criminal cases;
dd/ Investigating some types of crime;
e/ Exercising the power to prosecute in mutual judicial assistance in criminal matters.
2. People’s procuracies shall perform the function of supervising judicial activities through the following activities:
a/ Supervising the receipt and settlement of reports and information on crimes and recommendations for prosecution;
b/ Supervising the institution and investigation of criminal cases;
c/ Supervising the observance of law by procedure participants during the stage of prosecution;
d/ Supervising the adjudication of criminal cases;
dd/ Supervising the custody, temporary detention and execution of criminal judgments;
e/ Supervising the settlement of administrative cases, civil, marriage and family, business, commercial and labor cases and matters and other matters in accordance with law;
g/ Supervising the enforcement of civil and administrative judgments;
h/ Supervising the settlement of complaints and denunciations about judicial activities by competent agencies in accordance with law; settling complaints and denunciations about judicial activities which fall under their competence;
i/ Supervising mutual judicial assistance activities.
3. Other activities of people’s procuracies include:
a/ Crime statistics; law making; and law dissemination and education;
b/ Training and re-training; scientific research; international cooperation and other activities serving their development.
Article 7. Principles on organization and operation of people’s procuracies
1. A people’s procuracy shall be led by the chief procurator. Chief procurators of people’s procuracies at lower levels shall submit to the leadership of chief procurators of people’s procuracies at higher levels. Chief procurators of people’s procuracies at lower levels shall submit to the unified leadership of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
People’s procuracies at higher levels shall inspect and strictly handle violations committed by people’s procuracies at lower levels. Chief procurators of people’s procuracies at higher levels may revoke, suspend or cancel illegal decisions issued by chief procurators of people’s procuracies at lower levels.
2. At the Supreme People’s Procuracy, superior people’s procuracies, people’s procuracies of provinces and centrally run cities, the Central Military Procuracy and military procuracies of military zones and the equivalent, supervisory committees shall be set up to discuss and decide by majority on important issues and give opinions on cases and matters before submission to chief procurators for decision under Articles 43, 45, 47, 53 and 55 of this Law.
Article 8. Coordination responsibility of people’s procuracies
Within the ambit of their functions and duties, people’s procuracies shall coordinate with public security agencies, courts, judgment enforcement agencies, inspection agencies, audit agencies, other state agencies, and the Central Committee and member organizations of the Vietnam Fatherland Front in effectively preventing and fighting crimes; promptly and strictly handling crimes and violations in judicial activities; conducting law dissemination and education; formulating legal documents; conducting training and re-training activities and researching crimes and violations.
Article 9. Rights and responsibilities of agencies, organizations and individuals toward activities of people’s procuracies
1. Concerned agencies, organizations and individuals shall strictly abide by decisions, and fufill requests, recommendations and protests of people’ procuracies; and may recommend action against, and lodge complaints and denunciations about, illegal acts and decisions of people’s procuracies; people’s procuracies shall settle or reply to these recommendations, complaints and denunciations in accordance with law.
2. When having grounds to believe that an act or a decision of a people’s procuracy is groundless or illegal, investigating agencies or agencies assigned to conduct some investigating activities, courts and judgment enforcement agencies may recommend or request the people’s procuracy to reconsider its act or decision. The people’s procuracy shall settle or reply to these recommendations or requests in accordance with law.
3. Agencies, organizations and individuals are prohibited from obstructing or intervening into the exercise of the power to prosecute and supervise judicial activities by people’s procuracies; taking advantage of the right to lodge complaints and denunciations to slander cadres, civil servants, public employees and other employees of people’s procuracies.
Article 10. Supervision of activities of people’s procuracies
The National Assembly and National Assembly agencies, deputies and delegations, People’s Councils and People’s Council deputies, and the Central Committee and member organizations of the Vietnam Fatherland Front shall supervise activities of people’s procuracies in accordance with law.
Article 11. Traditional day and badge of people’s procuracies
1. The traditional day of people’s procuracies is July 26 every year.
2. The badge of people’s procuracies is circular in shape with red background, yellow selvage and radial rays; in the middle is a relief five-pointed gold star encircled by rice ears, below which are a sword and a shield; on the shield is half of a dark-blue cogwheel and two letters “KS” in platinum color; the lower half of the badge is encircled by a red strip in front of which is the phrase “The Socialist Republic of Vietnam”.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực