- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Chiếm đoạt sổ đỏ của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không mới nhất năm 2024?
1. Chiếm đoạt sổ đỏ của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
1.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật đất đai 2024: Giải thích từ ngữ
"....................
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.
..................."
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Đồng thời, tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau:
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, bản chất không phải là một loại tài sản.
1.2 Chiếm đoạt sổ đỏ của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo như phân tích trên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản, vậy nên việc một người nào đó giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giữ tài sản của thuộc về họ nên sẽ không bị buộc Tội chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tuy nhiên, do người chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người bị chiếm giữ nên sẽ bị hạn chế một số quyền như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Vì vậy, nếu hành vi chiếm giữ này mà gây cản trở cho chủ thể nắm quyền đối với bất động sản hay quyền sử dụng đất đó mà họ không thực hiện được các quyền của mình thì người chiếm giữ sẽ bị truy cứu trách nhiệm dân sự theo: Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Như vậy, chiếm đoạt sổ đỏ của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự và chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Làm sổ đỏ giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015được sửa đổi bởi điểm a; điểm c khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
...
Theo quy định trên, người nào có hành vi làm sổ đỏ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội sau:
Trường hợp 1: Làm sổ đỏ giả nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người nào có hành vi làm giả sổ đỏ nhằm mục đích gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội sau nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
- Tội cướp tài sản (Quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội cưỡng đoạt tài sản (Quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội cướp giật tài sản (Quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội trộm cắp tài sản (Quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015)
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp 2: Làm sổ đỏ giả nhằm mục đích làm giả giấy tờ
Người nào làm sổ đỏ giả thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, tùy vào mục đích của việc làm giả giấy tờ mà mức hình phạt hình sự khác nhau. Ngoài mức phạt tù, người vi phạm còn bị phạt tiền tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng và hậu quả của sự việc.
3. Trách nhiệm hình sự đối với công chứng viên khi công chứng hợp đồng mua bán đất có sổ giả.
Theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi bởi khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 thì người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao:
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
- Bên cạnh đó, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy theo quy định trên khi công chứng viên công chứng hợp đồng mua bán nhà đất có sổ đỏ bị làm giả thì tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên đó thực hiện việc công chứng hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên nếu thiệt từ 100.000.000 đồng trở lên thì công chứng viên thực hiện nhiệm vụ công chứng đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã công chứng hợp đồng mua bán nhà đất có sổ đỏ bị làm giả.
4. Lấy sổ đỏ của người khác đi thế chấp có bị phạt không?
4.1. Lấy sổ đỏ khi được sự đồng ý của người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.
Chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:
Ông A và bà B là chủ sở hữu hợp pháp của quyền sử dụng đất tại địa chỉ C, được công nhận trong Sổ đỏ mang tên ông A và bà B. Ông E là con trai ruột của 2 ông bà. Theo nguyện vọng của anh E, hai ông bà đã sử dụng quyền sử dụng đất này thế chấp cho ngân hàng D để bảo đảm nghĩa vụ vay vốn cho con trai ông bà là anh E.
Như vậy, ông A và bà B sẽ ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng D. Đồng thời, anh E được ngân hàng E cho vay vốn bằng tài sản thế chấp của ông A và bà B.
Việc mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một người mang đi thế chấp phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó. Nếu không thì cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp cùng phải đến ngân hàng để làm thủ tục thế chấp thì thủ tục thế chấp đó mới hợp pháp.
Như vậy, hoàn toàn có thể lấy Sổ đỏ của người khác đi thế chấp nếu việc lấy Sổ đỏ này đã được chủ sở hữu của quyền sử dụng đất công nhận trên Sổ đỏ đồng ý và đồng ý ký vào hợp đồng thế chấp với bên thứ ba.
4.2. Lấy sổ đỏ khi không được sự đồng ý/ cho phép của người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó (lấy trộm tài sản).
Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.”
Đặc biệt, nếu sử dụng, thế chấp, cầm cố trái phép tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Do đó, nếu một người cố ý lấy Sổ đỏ của người khác để cầm cố, thế chấp quyền sử dụng đất của người khác trái phép thì có thể bị phạt với mức tiền phạt tuỳ vào từng hành vi nêu trên.
Tuy nhiên, nếu mức độ và tính chất của hành vi nghiêm trọng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự với khung hình phạt sau đây:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm với các hành vi:
- Trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 - dưới 50 triệu đồng.
- Trộm cắp tài sản người khác dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:
- Đã bị phạt hành chính về chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc một trong các tội như cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản…, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tài sản đó là phương tiện kiếm sống của người bị hại và gia đình
- Di vật, cổ vật
- Phạt tù từ 02 - 07 năm với các hành vi:
- Phạm tội có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp
- Trộm cắp, chiếm đoạt tài sản từ 50 - dưới 200 triệu đồng
- Dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt
- Hành hung để người phạm tội được tẩu thoát
- Tài sản là bảo vật quốc gia
- Người phạm tội tái phạm nguy hiểm
- Phạt tù từ 07 - 15 năm tù với các hành vi:
- Trộm cắp tài sản có giá trị từ 200 - dưới 500 triệu đồng
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội trộm cắp tài sản
- Phạt tù từ 12 - 20 năm với các hành vi:
- Trộm cắp tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên
- Lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội trộm cắp
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng
5. Cách lấy lại sổ đỏ khi bị người khác chiếm giữ?
Khi bị người khác chiếm giữ mà không xác định được người đó là ai, chủ sở hữu Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất đó sẽ tiến hanh khai báo mất sổ và xin cấp lại sổ, căn cứ theo điểm o khoản 1 điều 33 Luật đất đai 2024 như sau: Đăng ký biến động:
“1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
............
o, Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất yêu cầu cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;”
..................”
Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất quy định tại Điều 39 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP: Quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai
“1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này.
Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Nghị định này thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
2. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
c) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm b khoản này thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối với tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả;
d) Thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người được cấp.
Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 của Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai.
4. Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của Trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của Giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên Trang bổ sung.”
Như vậy, trình tự, thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Bước 1: Người sử dụng đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; UBND cấp tỉnh sẽ chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
- Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, xác định việc mất Giấy chứng nhận đã cấp không thuộc điểm b khoản này thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối.
- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục xin cấp lại.