- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Nguyên tắc và thời hạn khởi kiện yêu cầu bồi thường.
1. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo luật dân sự Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự, trong đó một bên phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra do hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc do tài sản mà mình chiếm hữu, quản lý gây ra thiệt hại cho người khác và bên được nhận bồi thường theo mức đã thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường. Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ phát sinh khi thoả mãn ba điều kiện. Cụ thể:
- Phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Đây là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không có thiệt hịa thì không phải bồi thường. Thiệt hại thực tế xảy ra bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
- Có hành vi gây thiệt hại trái luật hoặc có sự kiện tài sản gây thiệt hại trái luật.
- Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi của con người hoặc hoạt động của tài sản và thiệt hại xảy ra.
Cần lưu ý, người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị hại. Trong đó, sự kiện bất khả kháng được hiểu là “sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Xuất phát từ đặc điểm các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh cũng như địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự, những điều kiện khách quan cũng như chủ quan của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại, tính khả thi của quyết định bồi thường..., Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Điều 585. Cụ thể:
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải tuân thủ 05 (năm) nguyên tắc. Điều 3 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn về 05 nguyên tắc này như sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Trong đó, “bồi thường toàn bộ” được hiểu là tất cả các thiệt hại thực tế xảy ra đều phải được bồi thường. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự do ý chí của các bên, khi tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. “Bồi thường kịp thời” được hiểu, thiệt hại phải được bồi thường nhanh chóng trong thời hạn luật định nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. Người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ. Trường hợp người yêu cầu bồi thường thiệt hại không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Nguyên tắc thứ hai: Giảm mức bồi thường. Để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của Toà án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”. Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án.
Tuy nhiên, quy định này chỉ định tính mà không quy định về định lượng là việc giảm mức bồi thường bao nhiêu? Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (không có lỗi, vô ý nặng, nhẹ). Toà án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường.
Nguyên tắc thứ ba: Thay đổi mức bồi thường. Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thoả thuận hoặc Toà án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường thiệt hại đã thoả thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường “không còn phù hợp với thực tế”. Điều này có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội; sự biến động về giá cả; sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại; sự thay đổi về khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường mà mức bồi thường không còn phù hợp với sự thay đổi đó. Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do Toà án xác định theo yêu cầu của các bên.
Nguyên tắc thứ tư: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân chia tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bên (bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại). Về nguyên tắc, người bị thiệt hại chỉ được bồi thường với những thiệt hại được gây ra bởi lỗi của người khác. Theo đó, bên bị thiệt hại có một phần lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì không được bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi đó.
Nguyên tắc thứ năm: Người bị thiệt hại phải ngăn chặn và khắc phục những thiệt hại xảy ra. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, gây thiệt hại cho chính mình. Đây là trường hợp bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm biết, nhìn thấy trước việc nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ xảy ra và có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại xảy ra nhưng đã để mặc thiệt hại xảy ra thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại. Quy định này được đặt ra để đảm bảo nguyên tắc thiện chí, trung thực được ghi nhận tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Quy định trên được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP. Theo đó:
“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đều là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Thời điểm người có quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
3. Trường hợp người có quyền yêu cầu phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết.”
Như vậy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Trẻ em phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xử lý hành vi liên quan đến các tệ nạn xã hội. Trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?