- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Cách nhận biết sổ đỏ giả? Sổ đỏ giả có công chứng được không?
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 định nghĩa khái niệm giấy chứng nhận quyền sử đất như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2. Các thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật?
Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Mẫu Sổ đỏ) từ 01/8/2024 theo Luật Đất đai 2024 sẽ thực hiện theo mẫu tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT ngày 31/7/2024.
Theo quy định tại Điều 29 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ gồm một (01) tờ có hai (02) trang, in nền hoa văn trống đồng, màu hồng cánh sen, có kích thước 210 mm x 297 mm, có Quốc huy, Quốc hiệu, dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất", số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 08 chữ số, dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR”, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận (được gọi là phôi Giấy chứng nhận).
Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thể hiện các nội dung sau đây:
- Trang 1 gồm: Quốc huy, Quốc hiệu; dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” in màu đỏ; mã QR; mã Giấy chứng nhận; mục “1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:”; mục “. Thông tin thửa đất:”; mục “3. Thông tin tài sản gắn liền với đất:”; địa danh, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký Giấy chứng nhận; số phát hành Giấy chứng nhận (số seri); dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR”;
- Trang 2 gồm: mục “4. Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất:”; mục “5. Ghi chú:”; mục “6. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận:”; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận;
- Nội dung và hình thức thể hiện thông tin cụ thể trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Mẫu số 04/ĐK-GCN của Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
3. Cách nhận biết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật và quyền sử dụng đất giả?
- Kiểm tra trực tiếp trên Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất: Sổ làm giả thì sẽ có những chi tiết không thể nào giống thật được, do đó thì hoa văn in trên sổ đỏ giả cũng khác rất nhiều so với hoa văn in trên sổ đỏ thật. Một cách nhận biết sổ đỏ giả phổ biến là dùng kính lúp để soi họa tiết, hoa văn. Thông thường, giấy chứng nhận giả được in màu kỹ thuật số nên các chi tiết không sắc nét, không có các tổ hợp chấm mực hồng và thậm chí trên cùng một chi tiết in còn có nhiều hạt mực với màu sắc đậm, nhạt khác nhau. Còn đối với giấy chứng nhận thật thì sẽ được in bằng phương pháp in offset nên rất sắc nét, màu mực đồng nhất trên cùng một chi tiết in và sẽ có các tổ hợp chấm mực. Với sổ đỏ ép plastic thì người mua càng cần phải cẩn thận hơn. Bởi lẽ, phương pháp làm giả sổ đỏ phổ biến là quét lại sổ gốc rồi in màu riêng từng mặt, sau đó dán lại với nhau chứ không in 2 mặt vì khó canh đều. Khi dán 2 mặt của một cuốn sổ với nhau sẽ để lại dấu vết và để khắc phục tình trạng này, kẻ gian sẽ đem ép plastic cuốn sổ giả. Như vậy, khi sờ tay trên mặt sổ đỏ giả, bạn sẽ không thấy những phần in nổi mà chỉ thấy hình ảnh. Chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng thì họa tiết hoa văn in trên giấy chứng nhận thật sắc nét hơn so với giấy chứng nhận giả
- Kiểm tra thông qua quốc huy: Với sổ đỏ thật, Quốc huy Việt Nam được in lồi lên, nội dung rõ ràng; mã số hiệu tại đó được đóng hoặc in bằng phương pháp in Typo vào chính giữa dấu nổi. Nếu là sổ đỏ giả, hình dấu Quốc huy được in lõm, không rõ nội dung; mã số hiệu được tạo bằng phương pháp in màu kỹ thuật số nên thường bị lệch so với hình dấu nổi.
- Kiểm tra con dấu và chữ ký: một số trường hợp sổ đỏ giả có thông tin về con dấu và chữ ký không thống nhất, chẳng hạn chức danh đề ký thay chủ tịch UBND nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch. Do vậy, nếu thấy dấu hiệu này thì có thể đó là sổ giả.
- Kiểm tra thông tin mã vạch: người mua có thể kiểm tra qua các thông tin trên giấy chứng nhận, đặc biệt là thông qua mã vạch được in ở cuối trang của giấy chứng nhận.
- Mục đích của mã vạch: mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về giấy chứng nhận và cấp hồ sơ giấy chứng nhận
- Thông tin mã vạch: mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV= MX.MN.ST
- MX là mã vạch đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất
- MN là mã vạch của năm cấp giấy chứng nhận, bao gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp giấy chứng nhận
- ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của bộ tài nguyên và môi trường.
- Kiểm tra tại văn phòng đăng ký đất đai:
- Bước 1: Nộp phiếu yêu cầuNộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Gửi qua đường bưu điện. Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người có yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết. Sau khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
- Bước 3: Trả kết quả.
Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Bên cạnh đó nếu người mua không tự kiểm tra hoặc không kiểm tra được tại văn phòng đăng ký đất đai thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký biến động, khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ quét mã vach, qua đó có thể phát hiện ra được đây là giấy chứng nhận thật hay là giả.
4. Sổ đỏ giả có công chứng được không?
Trên thực tế, hành vi làm sổ đỏ rất phổ biến, chúng lợi dụng sơ sở của chủ sở hữu và đánh tráo sổ thật bằng sổ giả đã được chuẩn bị từ trước và sau đó sẽ làm giả giấy tờ tuỳ thân của chủ đất để uỷ quyền, chuyển nhượng cho người khác. Thủ đoạn này rất tinh vi, xảo quyệt, chúng làm theo từng nhóm và phân chia các công việc rõ ràng nên rất khó có thể nhận biết.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Như vậy, trách nhiệm của công chứng viên là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giấy tờ, văn bản sẽ công chứng. Chính vì vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả sẽ không thể công chứng, chứng thực.
5. Các cách tra cứu thông tin sổ đỏ online
- Cách 1: Tra cứu thông tin sổ đỏ online tại website của Sở Tài Nguyên và Môi Trường các tỉnh thành phố.
- Cách 2: Tải App tra cứu sổ đỏ của Sở Tài Nguyên và Môi Trường các tỉnh thành phố của Việt Nam
- Cách 3:Truy cập website tra cứu đất đai uy tín do các doanh nghiệp lập ra.