- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Bỏ sổ hộ khẩu, muốn thay đổi chủ hộ phải làm thế nào năm 2025?
1. Bỏ sổ hộ khẩu, muốn thay đổi chủ hộ phải làm thế nào năm 2025?
Kể từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy sẽ chính thức không còn giá trị sử dụng. Cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử (thẻ CCCD, định danh điện tử, dữ liệu dân cư...), thay vì thủ công như trước đây.
Người dân cũng thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính qua các dữ liệu này.
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020 quy định điều chỉnh thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì việc thay đổi chủ hộ là một trong những trường hợp được cho phép thực hiện.
1.1. Hồ sơ thay đổi chủ hộ
Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật cư trú 2020 bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin.
Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA
ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ
Kính gửi(1):......................................................................................................
1. Họ, chữ đệm và tên:..........................................................................................................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh:................./................../ ............................. 3. Giới tính:..........................................................................................................................................
4. Số định danh cá nhân: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Số điện thoại liên hệ:...................................... .............6. Email:...............................................................................
7. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:................................. 8. Mối quan hệ với chủ hộ:..................
9. Số định danh cá nhân của chủ hộ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10. Nội dung đề nghị(2):..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
11. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:
TT |
Họ, chữ đệm và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Giới tính |
Số định danh cá nhân |
Mối quan hệ với chủ hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.....,ngày.......tháng....năm....... Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(3)
|
.....,ngày.....tháng....năm... Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU CHỖ Ở HỢP PHÁP(4)
(7) Họ và tên: .................. (7) Số định danh cá nhân:................
|
.....,ngày......tháng...năm... Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ(5)
(7) Họ và tên: .................. (7) Số định danh cá nhân:................
|
.....,ngày....tháng...năm... NGƯỜI KÊ KHAI(6)
|
Chú thích:
(1) Cơ quan đăng ký cư trú.
(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú...
(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
(4) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
(5) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú. Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
(6) Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai. Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.
(7) Chỉ kê khai thông tin khi công dân đề nghị xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID.
1.2. Thủ tục thay đổi chủ hộ
- Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020, thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thay đổi thông tin về hộ tịch, người có thông tin được điều chỉnh nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh thông tin có liên quan trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật việc thay đổi thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Nơi điều chỉnh thông tin về cư trú:
Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 về công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký cư trú và lĩnh vực xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan xử lý là công an cấp xã.
Như vậy, trường hợp này bạn đọc cần chuẩn bị đủ hồ sơ, thủ tục như đã nêu trên, sau đó đến công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú để được giải quyết việc chuyển đổi thông tin chủ hộ. Trường hợp nơi đang cư trú không có đơn vị hành chính cấp xã thì có thể liên hệ với công an cấp huyện để giải quyết.
3. Có thể chuyển tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu cho thành viên khác trong gia đình không năm 2025?
Theo quy định hiện hành thì có thể đổi tên thành viên khác thành tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục chuyển đổi cần có ý kiến của chủ hộ trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú hoặc chủ hộ có thể lập thành văn bản về việc đồng ý chuyển tên bạn thành chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình. Cụ thể:
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020 quy định về điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi chủ hộ;
- Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.
Dẫn chiếu, tại Điều 10 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định:
- Trường hợp có sự thay đổi về chủ hộ thì phải có ý kiến của chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản) hoặc ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. Trường hợp chủ hộ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì ngoài ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình phải có thêm Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
- Trường hợp có sự thay đổi về hộ tịch so với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch. Trường hợp đã có thông tin về sự thay đổi trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì công dân không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh.
- Trường hợp có sự thay đổi về địa chỉ nơi cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thay đổi địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin về địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Lưu ý: Hiện nay việc điều chỉnh thông tin trên sổ hộ khẩu sẽ được thực hiện bằng điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
4. Đổi tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu thì liên hệ đâu năm 2025?
Căn cứ vào Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký cư trú và lĩnh vực xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan xử lý là Công an cấp xã.
Do đó, bạn cần liên hệ tới Công an xã, phường nơi bạn đang cư trú để thay đổi thông tin chủ hộ. Trường hợp nơi bạn đang cư trú không có đơn vị hành chính cấp xã thì có thể liên hệ với Công an cấp huyện để giải quyết.
5. Hướng dẫn xem thông tin cư trú, hộ khẩu điện tử trên VNeID dễ dàng, nhanh chóng năm 2025
Bước 1: Mở ứng dụng định danh điện tử VNeID của Bộ Công an đã được cài đặt mức độ 2 trên điện thoại và đăng nhập
Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”
Bước 3: Chọn “Thông tin cư trú” và nhập passcode
Bước 4: Xem thông tin cư trú
Thông tin cư trú của công dân bao gồm:
- Thông tin hành chính: Họ và tên, số định danh cá nhân, giới tính, ngày sinh, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, quê quán.
- Thông tin cư trú: Nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại.
Ngoài ra, công dân còn có thể xem thông tin của các thành viên khác trong hộ gia đình (Họ và tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, giới tính, quan hệ với chủ hộ) tại “Thành viên khác trong hộ gia đình.
6. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú
Tại Điều 7 Luật Cư trú 2020 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm về cư trú cụ thể như sau:
- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú;
- Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
- Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú;
- Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật;
- Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật;
- Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú;
- Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú;
- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;
- Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó;
- Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
- Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
7. Những câu hỏi thường gặp
7.1 Trường hợp nào tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú?
Theo Điều 5 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định các trường hợp tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú gồm:
Trường hợp 1: Người quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú 2020 trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và trường hợp quy định tại trường hợp 3, cụ thể:
- Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam;
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;
- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng
- Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;
- Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
- Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng;
Trường hợp 2: Người đang sinh sống tại địa điểm, khu vực được cơ quan, người có thẩm quyền công bố đang bị cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh, ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly tính từ thời gian bắt đầu đến khi kết thúc thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú.
Trường hợp 3: Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết các thủ tục về đăng ký cư trú tại những nơi mà người đó bị áp dụng hình phạt cấm cư trú cho đến khi chấp hành xong hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng hình phạt cấm cư trú.
7.2 Điều kiện tách hộ khẩu 2025 là gì?
Tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020 có quy định về việc tách hộ như sau:
Điều 25. Tách hộ
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Như vậy, điều kiện tách hộ khẩu 2025 là:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ);
- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
- Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp sau:
- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Thủ tục đổi tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu làm như thế nào? Đổi tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu thì làm ở đâu năm 2025?
- Có thể chuyển tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu cho thành viên khác trong gia đình không năm 2025?
- Thay đổi chủ hộ cần chuẩn bị những giấy tờ gì mới nhất năm 2025?
- Muốn thay đổi tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu thì liên hệ ở đâu năm 2025?
- Thủ tục chuyển hộ khẩu về chỗ ở mới nhanh chóng năm 2025
- Hồ sơ chuyển hộ khẩu về nơi ở mới năm 2025