4 loại văn bản do Quốc hội ban hành mới nhất 2025
4 loại văn bản do Quốc hội ban hành mới nhất 2025

1. 4 loại văn bản do Quốc hội ban hành mới nhất 2025

Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 (có hiệu lực từ 01/04/2025):

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

Như vậy, Quốc hội ban hành 4 loại văn bản gồm:

  • Hiến pháp;
  • Bộ luật;
  • Luật;
  • Nghị quyết của Quốc hội.
4 loại văn bản do Quốc hội ban hành mới nhất 2025
4 loại văn bản do Quốc hội ban hành mới nhất 2025

2. 4 loại văn bản Chính phủ ban hành mới nhất 2025

Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 (có hiệu lực từ 01/04/2025):

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

...

3. … nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

5. Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Như vậy, Chính phủ ban hành 4 loại văn bản gồm:

  • Nghị định của Chính phủ;

  • Nghị quyết của Chính phủ;

  • Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

  • Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. 2 loại văn bản Chủ tịch nước ban hành mới nhất 2025

Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 (có hiệu lực từ 01/04/2025):

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

...

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Như vậy, Chủ tịch nước ban hành 2 loại văn bản gồm:

  • Lệnh của Chủ tịch nước;

  • Quyết định của Chủ tịch nước.

4. 4 loại văn bản Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành mới nhất 2025

Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 (có hiệu lực từ 01/04/2025):

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

...

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Như vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành 4 loại văn bản gồm:

  • Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

  • Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

  • Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

  • Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4 loại văn bản Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
4 loại văn bản Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh?

Theo quy định hiện hành, cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành pháp lệnh là Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5.2. Lệnh của Chủ tịch nước được ban hành để làm gì?

Lệnh của Chủ tịch nước thường được ban hành để công bố luật, công bố Hiến pháp hoặc thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền công bố, quyết định các vấn đề quan trọng trong phạm vi quyền hạn của Chủ tịch nước.

5.3. Nghị quyết liên tịch ba bên thường do những cơ quan nào cùng ban hành?

Nghị quyết liên tịch ba bên thường do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng ban hành, nhằm phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cả ba cơ quan.

5.4. Nghị định của Chính phủ có phạm vi điều chỉnh như thế nào?

Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh hoặc để điều chỉnh những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Chính phủ.

5.5. Pháp lệnh có giá trị pháp lý như thế nào so với luật?

Pháp lệnh có giá trị pháp lý thấp hơn luật và chỉ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề được Quốc hội giao hoặc những vấn đề cần điều chỉnh khi chưa đủ điều kiện ban hành thành luật.

5.6. Khi nào thì Chủ tịch nước ban hành quyết định?

Chủ tịch nước ban hành quyết định để thực hiện những quyền hạn thuộc thẩm quyền riêng, ví dụ như phong hàm, phong cấp, tặng thưởng danh hiệu, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức vụ quan trọng.