- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Nghĩa vụ quân sự (91)
- Cư trú (90)
- Thuế thu nhập cá nhân (42)
- Doanh nghiệp (35)
- Hợp đồng (26)
- Bảo hiểm xã hội (23)
- Hình sự (22)
- Tiền lương (22)
- Hành chính (21)
- Đất đai (20)
- Pháp luật (17)
- Dân sự (16)
- Lao động (15)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Xử phạt hành chính (13)
- Hôn nhân gia đình (13)
- Nhà ở (13)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Thuế (12)
- Mã số thuế (11)
- Bộ máy nhà nước (11)
- Bằng lái xe (11)
- Kết hôn (10)
- Tạm trú (10)
- Khai sinh (9)
- Hộ chiếu (9)
- Xây dựng (8)
- Văn hóa xã hội (8)
- Nộp thuế (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Hợp đồng lao động (7)
- Thương mại (7)
- Công ty TNHH (7)
- Chung cư (7)
- Nợ (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Thủ tục tố tụng (7)
- Ly hôn (7)
- Vốn (7)
- Đăng ký thuế (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Phương tiện giao thông (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Tính thuế TNCN (5)
- Giáo dục (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Công ty cổ phần (5)
- Bộ máy hành chính (5)
- Viên chức (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Nợ xấu (5)
- Tội phạm (5)
- Căn cước công dân (5)
- Thừa kế (5)
- Lý lịch (5)
- Bảo hiểm (5)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Quyền sử dụng đất (4)
- Tính lương (4)
05 quy định cần biết về phi công quân sự mới nhất 2025
1. Phi công quân sự có phải bộ đội không?
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BQP có nêu định nghĩa như sau:
“1. Phi công quân sự là người trực tiếp điều khiển hoặc tham gia điều khiển máy bay quân sự trên không. Chủng loại, tính năng của phương tiện bay có phi công tiêm kích, phi công tiêm kích bom, phi công ném bom (cường kích), phi công trinh sát tuần thám, phi công vận tải, phi công trực thăng, phi công thử nghiệm”.
Như vậy, phi công quân sự là người trực tiếp điều khiển hoặc tham gia điều khiển máy bay quân sự trên không.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định về phân cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Phi công quân sự không cấp: Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành chương trình đào tạo phi công quân sự và được cơ quan có thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn phân cấp quy định.
- Thành viên tổ bay quân sự không cấp: Là quân nhân đã hoàn thành chương trình huấn luyện, đào tạo thành viên tổ bay quân sự, được cấp có thẩm quyền phê chuẩn thực hiện nhiệm vụ theo chức trách nhưng chưa đạt tiêu chuẩn phân cấp quy định.
- Phi công, thành viên tổ bay quân sự không cấp đạt tiêu chuẩn phân cấp theo quy định thì được xét, quyết định phong cấp kỹ thuật tương ứng từ thấp lên cao theo thứ tự cấp 3, cấp 2, cấp 1.
Như vậy, căn cứ vào phân cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay thì phi công quân sự bao gồm cả những người là quân nhân và không phải quân nhân.
2. Lương phi công quân sự là bao nhiêu?
Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở áp dụng với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam là 2.340.000 đồng/tháng. Căn cứ vào Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP và mức lương lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng thì bảng lương phi công quân sự tùy thuộc vào cấp bậc quân hàm từ ngày 01/7/2024 như sau:
SỐ TT |
ĐỐI TƯỢNG |
HỆ SỐ |
MỨC LƯƠNG THỰC HIỆN từ 01/7/2024 (đơn vị: nghìn đồng) |
1 |
Đại tướng |
10,40 |
24.336.000 |
2 |
Thượng tướng |
9,80 |
22.932.000 |
3 |
Trung tướng |
9,20 |
21.528.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 10 |
|||
4 |
Thiếu tướng |
8,60 |
20.124.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 9 |
|||
5 |
Đại tá |
8,00 |
18.720.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 8 |
|||
6 |
Thượng tá |
7,30 |
17.082.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 7 |
|||
7 |
Trung tá |
6,60 |
15.444.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 6 |
|||
8 |
Thiếu tá |
6,00 |
14.040.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 5 |
|||
9 |
Đại úy |
5,40 |
12.636.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 4 |
|||
10 |
Thượng úy |
5,00 |
11.700.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 3 |
|||
11 |
Trung úy |
4,60 |
10.764.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 2 |
|||
12 |
Thiếu úy |
4,20 |
9.828.000 |
Cấp hàm cơ yếu bậc 1 |
Bên cạnh việc hưởng lương theo hệ số nêu trên thì phi coog quân sự còn được hưởng các loại phụ cấp. Cụ thể, tại Điều 1 Quyết định 246/1998/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định 268/2003/QĐ-TTg có quy định mức phụ cấp đặc thù như sau:
- Phụ cấp cấp kỹ thuật bay hàng tháng: gồm các mức 15%; 20%; 35%; 50%; 70% và 100% lương cấp hàm hoặc lương ngạch, bậc tùy theo loại máy bay và cấp kỹ thuật bay.
- Phụ cấp giờ bay:
- Phi công và giáo viên huấn luyện bay:
- Phụ cấp mức từ 0,2 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ đến mức 1,0 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ khi bay trên đất liền, tùy theo điều kiện khí tượng, ngày, đêm, loại máy bay.
- Phụ cấp mức từ 0,5 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ đến mức 1,2 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ khi bay trên biển, tùy theo điều kiện khí tượng, ngày, đêm, loại máy bay.
- Phụ cấp mức 0,5 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ khi bay chuyên cơ A.
- Phụ cấp mức 0,3 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ khi bay chuyên cơ B.
- Lái phụ, thành viên trong tổ bay cánh quạt vận tải, trực thăng: mức phụ cấp bằng 70% mức phụ cấp giờ bay của phi công có cùng điều kiện khí tượng, ngày, đêm, nhiệm vụ bay.
- Học viên lái máy bay khi thực hành bay: mức phụ cấp giờ bay bằng 50% mức phụ cấp giờ bay của phi công có cùng điều kiện khí tượng, ngày, đêm.
- Phi công và giáo viên huấn luyện bay:
- Phụ cấp bay thử: Mức từ 1,0 so với mức lương tối thiểu tháng/chuyến/người đến mức 1,4 so với mức lương tối thiểu tháng/chuyến/người tùy theo mức độ sửa chữa và loại máy bay đối với phi công và các thành viên của tổ bay quân sự.
- Phụ cấp chỉ huy ban bay:
- Chỉ huy chính ban bay cấp trung đoàn: mức phụ cấp đối với một ban bay bằng mức phụ cấp một giờ bay cao nhất của phi công trong ban bay đó;
- Chỉ huy chính ban bay cấp phi đội: mức phụ cấp đối với một ban bay bằng 70% mức phụ cấp một ban bay của chỉ huy chính cấp trung đoàn;
- Chỉ huy cất, hạ cánh: mức phụ cấp một ban bay bằng 50% mức phụ cấp một ban bay của chỉ huy chính ban bay cùng cấp.
Ngoài ra, theo Điều 3 Quyết định 246/1998/QĐ-TTg có quy định áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm như sau:
- Mức 0,3 so với mức lương tối thiểu đối với những người trực tiếp phục vụ bay tại sân bay, thợ trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng máy bay phản lực, bộ đội nhảy dù.
- Mức 0,2 so với mức lương tối thiểu đối với thợ trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng máy bay cánh quạt vận tải, trực thăng.
3. Tiêu chuẩn phi công quân sự năm 2025
Tiêu chuẩn với phi công quân sự theo Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư 120/2020/TT-BQP cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 3 máy bay phản lực:
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
- Là phi công quân sự máy bay phản lực không cấp;
- Đã được sát hạch, phê chuẩn bay các khoa mục kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu phù hợp với tính năng của máy bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu và Điều lệ bay do cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn và ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa).
- Tiêu chuẩn về giờ bay:
- Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 400 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 450 giờ;
- Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 50 giờ.
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
- Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 2 máy bay phản lực:
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
- Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 3;
- Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BQP trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa) và đêm khí tượng giản đơn.
- Tiêu chuẩn về giờ bay:
- Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 550 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 650 giờ;
- Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 80 giờ.
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
- Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 1 máy bay phản lực:
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
- Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 2;
- Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BQP trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa), đêm khí tượng giản đơn và đêm khí tượng phức tạp (hoặc bay đêm trên biển).
- Tiêu chuẩn về giờ bay:
- Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 750 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 850 giờ;
- Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 120 giờ.
- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
4. Phi công quân sự học trường nào? Điểm chuẩn phi công quân sự mới nhất
Hiện nay, phi công quân sự được đào tạo bởi các ngành học ở Trường Sĩ quan Không quân.
Điểm chuẩn ngành Phi công quân sự của Trường Sĩ Quan Không Quân - Hệ Đại học (bao gồm tổng điểm các môn xét tuyển + điểm ưu tiên nếu có) mới nhất năm 2024 cụ thể như sau:
- Điểm chuẩn theo phương thức điểm thi THPTQG:
Mã ngành |
Tên ngành |
Tổ hợp môn |
Điểm chuẩn |
Ghi chú |
7860203 |
Chỉ huy tham mưu không quân (Phi công quân sự) |
A00; A01 |
22.35 |
Hệ đại học |
- Điểm chuẩn theo phương thức đánh giá năng lực (ĐGNL) Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Mã ngành |
Tên ngành |
Tổ hợp môn |
Điểm chuẩn |
Ghi chú |
7860203 |
Ngành Sĩ quan CHTM Không quân (Phi công quân sự) |
15.65 |
Hệ ĐT Đại học |
- Điểm chuẩn theo phương thức ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội
Mã ngành |
Tên ngành |
Tổ hợp môn |
Điểm chuẩn |
Ghi chú |
7860203 |
Ngành Sĩ quan CHTM Không quân (Phi công quân sự) |
15.65 |
Hệ ĐT Đại học |
- Điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ
Mã ngành |
Tên ngành |
Tổ hợp môn |
Điểm chuẩn |
Ghi chú |
7860203 |
Ngành Sĩ quan CHTM Không quân (Phi công quân sự) |
A00; A01 |
25.392 |
Hệ ĐT Đại học |
5. Chi phí đào tạo phi công quân sự mới nhất 2025
Trường Sĩ quan không quân là trường đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu không quân thuộc Bộ Quốc phòng. Do đó, theo quy định của Nhà nước các học viên được Bộ Quốc phòng chi trả toàn bộ 100% học phí.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Đào tạo phi công quân sự mất bao lâu?
Thông thường, thời gian đào tạo phi công quân sự ở trường kéo dài 5 năm, tuy nhiên có nhiều trường hợp khóa học có thể kéo dài lên 6 - 7 năm.
6.2. Làm phi công cần cao bao nhiêu?
Tại Mục A tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định chiều cao phi công như sau: nam phải cao từ 1m65 trở lên và nữ từ 1m58 trở lên.
6.3. Phi công quân sự thi khối gì?
Hiện nay, Trường Sĩ quan Không quân tuyển sinh khối A00 và A01 cho các ngành phi công quân sự.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 của 63 tỉnh thành
- Hết 3 tháng đi nghĩa vụ quân sự 2025 thì tân binh làm gì?
- Năm 2025 nhập ngũ bao lâu thì được dùng điện thoại?
- Năm 2025 đi nghĩa vụ quân sự được những quyền lợi gì?
- Năm 2025 độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự trong trường hợp tạm hoãn do học đại học là bao nhiêu?
- Các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mới nhất 2025