Thiên nga, cá măng và tôm hùm - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Thiên nga, cá măng và tôm hùm Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 3461 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Thiên nga, cá măng và tôm hùm - Ngữ văn 7

I. Tác giả

Thiên nga, cá măng và tôm hùm - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- I-van Cru-lốp (1769 - 1844)

- Ông là nhà báo, nhà viết kịch, nhà thơ Nga, nổi tiếng với những câu chuyện ngụ ngôn.

- Ông sáng tác hơn 200 truyện ngụ ngôn (trong đó có một số truyền chịu ảnh hưởng của Ê-dốp (Aesop) và La Phông-ten (La Fontaine)).

II. Tác phẩm Thiên nga, cá măng và tôm hùm

1. Thể loại: Thơ ngụ ngôn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích trong Truyện ngụ ngôn do Hồ Quốc Vỹ dịch và biên soạn.

3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm                   

4. Bố cục tác phẩm Thiên nga, cá măng và tôm hùm

Phần 1: Từ đầu đến “xe càng đứng im”: Hành động hợp sức kéo xe hàng của ba con vật.

Phần 2: Còn lại: Bài học rút ra từ câu chuyện.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Thiên nga, cá măng và tôm hùm

Mượn truyện loài vật để nói bóng gió về câu chuyện loài vật nhằm truyền tải thông điệp: trong mọi việc cần thống nhất ý kiến, đồng thuận với nhau mới dễ thành công.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thiên nga, cá măng và tôm hùm

- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.

– Sử dụng nhân hóa.

– Lời thơ ngắn gọn nhưng thâm thúy.

– Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thiên nga, cá măng và tôm hùm

Thiên nga, cá măng và tôm hùm - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Diễn biến của câu chuyện

- Khổ thơ đầu: Lời gợi dẫn về ý nghĩa câu chuyện:

+ Làm việc gì cũng cần nhất trí, thuận hòa mới thành công.

+ Nếu mỗi người một nhịp khác nhau, không có sự đoàn kết, đồng điệu thì việc sẽ không thành.

- Hành động hợp sức kéo xe hàng của ba con vật:

+ Tôm: đi giật lùi

+ Cá măng: cố bơi xa bờ

+ Thiên nga: Kéo bổng lên trời

→ Do mỗi con vật lại kéo về một hướng khác nhau nên xe hàng vẫn đứng yên một chỗ.

- Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ “Vì sao vậy?”

→ Nhấn mạnh vào nguyên nhân dẫn đến lần hợp sức không thành công của thiên nga, cá măng và tôm hùm.

2. Bài học kinh nghiệm, đạo lí rút ra từ câu chuyện

- Lời khẳng định: Xin nhờ ngụ ngôn

→ Bài học rút ra từ câu chuyện:

+ Dù việc lớn hay nhỏ cũng cần sự hợp sức, đoàn kết, đồng thuận từ mọi người.

+ Khi hợp sức làm việc, số lượng không quan trọng bằng chất lượng.

- Trích dẫn thành ngữ: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”

+ “thuận” chỉ ra cùng một phía, một hướng, nói đến cùng một hướng, và song song với nhau hướng về một điểm

+ “vợ- chồng” là từ ghép của vợ và chồng để chỉ hai người nào đó đã lấy nhau, có trách nhiệm cả đời với nhau dưới sự cho phép của pháp luật.

+ "Biển Đông": Vùng biển nằm ở phía Đông của đất nước, là vùng biển rộng, giàu tài nguyên, tiếp giáp với Thái Bình Dương - một trong bốn đại dương của thế giới.

+ Khi hai vợ chồng nhà nọ ra tát biển Đông, anh chồng thoái chí vì thấy biển quá lớn chẳng biết tát đến bao giờ mới cạn. Nhưng chị vợ khuyên răn, an ủi chồng rằng sắp nhìn thấy đáy biển rồi, nước đã vơi đi nhiều rồi, chỉ cần cố gắng một chút nữa.

→ Ý nghĩa: "Thuận vợ thuận chồng" tức là vợ chồng luôn hòa hợp trong cuộc sống gia đình, người này ngã thì người kia nâng, không bao giờ hai người đi hai hướng khác nhau hoặc cãi vã làm hỏng chuyện lớn. Không những đối với công việc hay đời sống đối ngoại, việc đối nhân xử thế, nhường nhịn, cùng nhau hợp tác, đồng lòng, bên cạnh nhau động viên những lúc khó khăn nhất, thì việc gì cũng có thể cùng nhau vượt qua.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm Cuộc chạm trán đại dương

Tác giả tác phẩm Đường vào trung tâm vũ trụ

Tác giả tác phẩm Dấu ấn Hồ Khanh

Tác giả tác phẩm Chiếc đũa thần

Tác giả tác phẩm Bản đồ dẫn đường

1 3461 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: