Đi lấy mật - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức
Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Đi lấy mật Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Đi lấy mật - Ngữ văn 7
I. Tác giả
- Đoàn Giỏi (1925-1989)
- Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư
- Quê quán: Tiền Giang
-Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.
- Phong cách nghệ thuật: Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ
- Tác phẩm chính: Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Truyện dài
+ Đường về gia hương (1948)
+ Cá bống mú (1956)
+ Đất rừng phương Nam (195
+ Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)
II. Tác phẩm Đi lấy mật
1. Thể loại: tiểu thuyết
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn trích được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957)
- Tác phẩm viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Sau đó, cậu may mắn được ba mẹ Cò nhận nuôi và có cuộc sống hạnh phúc. Bối cảnh của tác phẩm là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 50 của thế kỉ XX, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Nhân vật An
5. Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật
Truyện kể về hành trình của cậu bé An cùng gia đình ba mẹ nuôi đi vào rừng U Minh lấy mật ong.
6. Bố cục tác phẩm Đi lấy mật
- Phần 1: từ đầu … “đã bảo cho tôi nghe vừa rồi”: hành trình bắt đầu vào rừng của cậu bé an và cùng gia đình cha nuôi
- Phần 2: tiếp … “bèn im im đi tới”: cảnh đẹp của rừng núi và sự thích thú của An
- Phần 3: Còn lại: Hình dung lại câu chuyện của má nuôi An về công viêc “ăn ong”.
7. Giá trị nội dung tác phẩm Đi lấy mật
- Tác phẩm kể về hành trình đi “ ăn ong’ trong rừng U Minh của cậu bé An cùng cha nuôi và thằng cò. Cuộc hành trình này gợi ra nhiều điều mơi mẻ và sự tò mò thích tìm hiểu của cậu bé an
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đi lấy mật
- Cách kể chuyện hấp dẫn , lôi cuốn
- Miêu tả chi tiết tính cách nhân vật qua lời nói và hành động
- Nghệ thuật tả cảnh giàu tính hình tượng
- Ngôi kể thứ nhất thể hiện rõ nét về sự tò mò của nhân vật An trong lần đầu đi lấy mật ong
- Ngôn ngữ nhân vật giản dị, gần gũi đậm chất miền Tây Nam Bộ
- Kết hợp tự sử, miêu tả và biểu cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đi lấy mật
1. Bối cảnh
-Thời gian: vào buổi sáng
+ Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh
-Không gian : yên tĩnh ,cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng
+ Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút ong ánh trên đầu những ngọn tràm rung rung, khiến người ta nhìn cái gì cũng cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh
+ Rừng cây im lặng quá một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình. Lạ quá chim chóc cũng chẳng nghe con nào hát
+ Chim hót líu lo
+ Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất
+Gió đưa mùi hương ngọt lang ra phảng phất khắp rừng
+ Giữa rừng cây cỏ tranh, gió thổi lao xao một bầy chim hàng nghìn con vọt cánh bay lên. Chim áo già màu nâu, chim manh manh nhỏ đổ bóng như màu thuốc đánh móng tay, lại có bộ lông xám tro điểm nhứng chấm trắng chấm đỏ li ti đẹp mắt..
Vẻ đẹp thiên nhiên của rừng U Minh thật yên tĩnh, và xao xuyến lòng người
2. Nhân vật tía nuôi và thằng Cò
- Hai nhân vật này họ đã đã quen thuộc với công việc này, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ
+ Tía nuôi tôi đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi, lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chà gạc
+ Thằng cò đội một cái thúng to tướng trong thúng đựng một vò nước mấy gói cơm nắm
- Nhân vật cha nuôi là người đàn ông mạnh mẽ , khá nhuần nhuyễn với công việc
+ Ông vung tay một cái đưa con dao sắt phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở có đến sáu bảy tấc ây lôi phăng nhánh gai chắn đường để lấy lối đi
- Ông là người rất tâm lý yêu thương, lo lắng cho An
+ Thôi, dừng nghỉ một lát bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵn đi!
-Thằng Cò là người chịu khó, và rất quen thuộc vơi công việc này
+ Thằng cò coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng chả mùi gì nữa là!
- Thằng Cò còn là người am hiểu về loài ong, và các đông vật trong rừng
- Rất thân thiện giải thích, tận tình giảng giải cho An về loài ong mật
- Kết luận: Hai cha con Cò là người rất quen thuộc với công việc đi lấy mật, và rất yêu thương An
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm Ngàn sao làm việc
Tác giả tác phẩm Ngôi nhà trên cây
Tác giả tác phẩm Đồng dao mùa xuân
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức