Đồng dao mùa xuân - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Đồng dao mùa xuân Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 5788 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Đồng dao mùa xuân - Ngữ văn 7

I. Tác giả

Đồng dao mùa xuân - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

-  Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Phong cách nghệ thuật: Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước với nhiều suy tư sâu sắc

- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (1973), Mặt Đường Khát Vọng (1974), Ngôi Nhà Có Ngọn Lửa Ấm (1986)

II. Tác phẩm Đồng dao mùa xuân

1. Thể loại: Thơ đồng dao 4 chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Đồng dao mùa xuân - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 Tác phẩm trích tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4 Tóm tắt tác phẩm Đồng dao mùa xuân

 Bài thơ kể về hình ảnh của những người lính trong những bom đạn, anh đã hi sinh ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Anh ngã xuống để bảo vệ độc lập cho tổ quốc nhưng bóng hình của anh còn mãi với núi sông

5. Bố cục tác phẩm Đồng dao mùa xuân

- Phần 1: 4 khổ thơ đầu : Hình ảnh người lính trong “ những năm máu lửa”

- Phần 2: Còn lại: hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trườn xưa trong tưởng tượng của tác giả

6. Giá trị nội dung tác phẩm Đồng dao mùa xuân

 Khắc họa chân dung của người lính trong những năm bom đạn, và hình ảnh hi sinh của anh nơi chiến trường

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đồng dao mùa xuân

- Thể thơ đồng dao 4 chữ

- Độc đáo trong cách gieo vầng, ngắt nhịp

- Nghệ thuật nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ sự đau thương

- Cách kể chuyện gần gũi, chân thực

- Cách gieo vầng , ngắt nhip vô cùng độc đáo

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đồng dao mùa xuân

1. Hình ảnh người lính trong 4 khổ thơ đầu

- Hình ảnh của người lính đi ra trận trong “ những năm bom đạn”được hiện lên qua lời kể của tác giả thật bình dị qua 4 câu thơ đầu.

- Ở đoạn thứ 2 đặc biệt chỉ có 2 câu thể hiện sự ngắt nhịp, sự tiếc nuỗi về nỗi đau ra đi của người lính. Tác giả đã dùng thủ pháp nói giảm, nói tránh ‘anh không về nữa” để giảm nhẹ nỗi buồn .

- Tác giả tái hiện lại hình ảnh người lính. Họ là những người ra đi ở độ tuổi còn khá trẻ “ chưa một lần yêu” , “ chưa uống cà phê”, “ mê thả diều”.

+ Họ là những người mạnh mẽ, gan dạ nơi chiến trường nhưng lại là những người hồn nhiên

- Trong khổ thơ thứ 4 kể về sự ra đi của người lính. Anh đã hi sinh trong một lần bom nổ. Anh đã ra đi nhưng trong trái tim đồng đội anh mãi là ngọn lửa cháy trong họ

Sự hi sinh của người lính trong những năm bom đạn thật đáng trân trọng, các anh ra đi ở độ tuổi còn quá trẻ

2. Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa

- Người lính nằm lại nơi chiến trường mãi mãi trong trí tưởng tượng của tác giả. Anh vẫn nằm đó giữa chiến trường Trường Sơn

+ Với các vật dụng quen thuộc ba lô con cóc, tấm áo màu xanh

+ Hình ảnh anh lính với làn da sốt rét, anh hiền lành

+Anh lính ra đi nhưng hình ảnh của anh vẫn còn đó giữa mùa xuân của nhân gian

+ Anh ngồi đó rực rỡ giữa  màu hoa của đại ngàn “ mắt như suối biếc”

+ Trên vai anh còn mang nặng lời thề núi non

+ Anh đang ở độ tuổi thanh xuân đẹp nhất đời người

Người lính tuy ra đi nhưng hình ảnh của anh vẫn còn mãi với núi sông

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm Gặp lá cơm nếp

Tác giả tác phẩm Trở gió   

Tác giả tác phẩm Chiều Sông Thương

Tác giả tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Tác giả tác phẩm Người thầy đầu tiên

1 5788 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: