Thi nói khoác - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Thi nói khoác Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,691 12/12/2023


Tác giả tác phẩm: Thi nói khoác - Ngữ văn 8

I. Tác giả

- Tác giả dân gian.

II. Tìm hiểu tác phẩm Thi nói khoác

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: truyện cười.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh

- Văn bản trích trong Truyện cười dân gian Việt Nam, Thi nói khoác, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2009)

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục văn bản Đổi tên cho xã

- Phần 1 (Từ đầu đến…đành chịu thua): Lí do diễn ra cuộc thi nói khoác và những lời nói khoác của các quan

- Phần 2 (Phần còn lại): Cái kết gây cười từ lời nói của anh lính hầu.

5. Giá trị nội dung

- Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Từ đó, truyện nhằm châm biếm tính khoác lác và nhát chết của bọn quan lại trong xã hội thời phong kiến.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng từ ngữ sinh động, trào phúng, dễ dàng tạo tiếng cười cho người đọc về nội dung câu chuyện.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thi nói khoác

Thi nói khoác - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

*Cuộc thi nói khoác của các vị quan và cái kết gây cười

- Bối cảnh cuộc thi nói khoác trên tấm sập lớn, các quan ngồi ăn uống rượu chè no say, cụ thể:

+ Vị quan thứ nhất: là người bắt đầu câu chuyện nói khoác, “thấy một con trâu to, liếm một cái hết cả sào mạ”.

+ Vị quan thứ hai: biết vị quan thứ nhất nói dối, nên cũng liền nói khoác “trông thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng này”.

+ Vị quan thứ ba: nói khoác “thấy một cây cầu dài, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia, chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, chẳng bao giờ gặp nhau được. Đến khi người bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng qua cầu đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm”.

+ Vị quan thứ tư: nói khoác “trông thấy một cái cây cao, trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh”.

- Trong câu nói của ông quan thứ nhất, người đọc dễ dàng hình dung ra đó là một con trâu và muốn trói được nó thì phải cần một cái dây thật to. Chiếc dây đó giống với chiếc dây mà ông quan thứ hai nói.

- Trong câu nói của ông quan thứ ba nói khoác về cây cầu mà khi đứng tại hai bờ không thể thấy được nhau; người cha bên bờ kia mất, con trai bên bờ này đi sang đã đoạn tang được ba năm. Sau đó, vị quan thứ tư đáp đã thấy cái cây mà trứng chim rơi xuống từ ngọn mà còn nở ra giữa chừng, đủ lông cánh bay đi à cái cây dùng để làm cây cầu quan thứ ba thấy.

- Kết truyện: Anh lính canh nói với các quan rằng họ đang nói khoác khi anh dám hét “Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!” . Anh coi đó như là một cách nói khoác để hùa theo các quan.

=> Câu chuyện gây cười ở cuộc đối thoại giữa các vị quan với nhau. Ông nào cũng nói khoác, phóng đại sự thật lên để rồi không ai chịu thua ai, nhưng họ lại thua bởi chính câu nói của anh lính canh.

Xem thêm các tác giả - tác phẩm Ngữ Văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Hịch tướng sĩ

Tác giả tác phẩm: Nước Đại Việt ta

Tác giả tác phẩm: Chiếu dời đô

Tác giả tác phẩm: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Tác giả tác phẩm: Lão Hạc

1 1,691 12/12/2023