Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Chiếu dời đô Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1089 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Chiếu dời đô - Ngữ văn 8

I. Tác giả Lí Công Uẩn

- Lí Công Uẩn: (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ, là người châu Cổ Pháp, giải phóng Bắc Giang (nay là đảo Đình Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập nhiều chiến công.

- Cuộc đời:

+ Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.

+ Ông là người đã sáng lập vương triều nhà Lí, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

- Phong cách sáng tác: chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận nước.

Chiếu dời đô - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

II. Tìm hiểu tác phẩm Chiếu dời đô

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: chiếu.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi cho nhân dân biết.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Bố cục tác phẩm Chiếu dời đô

- Bố cục của bài chiếu:

- Phần 1 (từ đầu… “không thể không dời đổi”): Lí do dời đô.

- Phần 2: (tiếp theo… “đế vương muôn đời”): Lí do chọn Đại La làm kinh đô.

- Phần 3: (Phần còn lại): Quyết định dời đô.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản đã phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

6. Giá trị nghệ thuật

- Là áng văn chính luận đặc sắc, viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén với dẫn chứng thuyết phục, hợp tình, hợp lí.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chiếu dời đô

1. Lí do dời đô

- Theo Lý Công Uẩn, việc dời đô là hợp lí bởi đóng đô ở nơi trung tâm, dễ dàng mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, đem tới vận nước lâu bền, phong tục phồn thịnh (dẫn chứng về nhà Thương: 5 lần dời đô, nhà Chu: 3 lần dời đô). Còn đối với những triều đại cũ như nhà Đinh, nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở Hoa Lư, bởi vậy mà đã gánh những hậu quả: triều đại không bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, cuộc sống, vạn vật không được thích nghi.

=> Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước, vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực và ý chí tự cường dân tộc.

Chiếu dời đô - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

2. Lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Thành Đại La có lợi thế: là nơi trung tâm trời đất được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đây là vùng đất rộng, bằng phẳng, dân cư thuận lợi làm ăn, phát triển kinh tế, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh.

=> Luận cứ xác đáng, khẳng định Đại La là nơi đóng đô bền vững, đưa đất nước phát triển phồn thịnh.

3. Quyết định dời đô

- Kết thúc bài chiếu, tác giả không nêu mệnh lệnh mà đặt câu hỏi mang tính chất đối thoại, trao đổi.

- Thuyết phục người nghe bằng lí lẽ, tình cảm chân thành,

- Nguyện vọng dời đô của vua phù hợp với nguyện vọng của dân.

=> Được coi như là một lời tuyên bố, quyết định cũng là lời ngỏ ý gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa dân và vua khiến dân yên lòng, cũng thể hiện được ý nguyện của vua.

Xem thêm các tác giả - tác phẩm Ngữ Văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Tác giả tác phẩm: Lão Hạc

Tác giả tác phẩm: Trong mắt trẻ

Tác giả tác phẩm: Người thầy đầu tiên

Tác giả tác phẩm: Mời trầu

1 1089 lượt xem