Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Gió lạnh đầu mùa Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 30,992 12/12/2023


Tác giả tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa - Ngữ văn 8

I. Tác giả Thạch Lam

Gió lạnh đầu mùa - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

- Thạch Lam (1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh.

- Quê: sinh ra Hà Nội; lúc nhỏ sống ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương.

- Ông sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, …

- Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị, đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người nhỏ bé, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của ông ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.

- Các tập truyện ngắn tiêu biểu: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, …

II. Tìm hiểu tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

1. Thể loại

Gió lạnh đầu mùa thuộc thể loại truyện ngắn.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, xuất bản năm 1937.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Gió lạnh đầu mùa có phương thức biểu đạt là Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

4. Người kể chuyện

Văn bản Gió lạnh đầu mùa được kể theo ngôi thứ ba.

5. Tóm tắt văn bản Gió lạnh đầu mùa

Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.

6. Bố cục bài Gió lạnh đầu mùa

Gió lạnh đầu mùa có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến rơm rớm nước mắt): Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.

+ Phần 2 (Tiếp đến ấm áp vui vui): Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

7. Giá trị nội dung

Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt.

8. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

1. Nhân vật Sơn

Gió lạnh đầu mùa - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

* Sơn là một đứa trẻ được yêu thương

- Nhận được sự yêu thương từ chị

+ Tỉnh dậy thấy lạnh, chưa xuống giường mà gọi chị.

+ Khi Sơn lo sợ mẹ mắng vì cho mất cái áo, chị Lan luôn an ủi, đấu dịu,...

- Nhận được sự yêu thương từ mẹ

+ Mẹ bảo chị mang thúng ra, mặc áo ấm cho Sơn: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài.

+ Khi biết chuyện Sơn cho mất cái áo, mẹ cũng chỉ âu yếm ôm vào lòng và trách yêu.

→ Bởi vì nhận được sự yêu thương nên Sơn cũng biết trao đi yêu thương.

* Sơn là một đứa trẻ hòa đồng, thân thiện

- Sơn và chị mặc dù nhà có khá giả hơn nhưng vẫn thân mật chơi đùa với mấy đứa trẻ con ở dãy nhà lá, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

- Thậm chí Sơn còn chủ động chơi với chúng: Sơn thấy chị gọi Hiên không lại thì tự bước đến gần.

* Sơn là một đứa trẻ thương người

- Thấy thương khi nhắc đến em Duyên.

- Đem cho Hiên cái áo bông cũ.

- Trong lòng thấy ấm áp, vui vui khi được cho người khác chiếc áo ấm.

- Mặc dù sau đó lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy vội ra chợ tìm Hiên, ra cánh đồng.

→ Tâm lí chung của trẻ nhỏ, không phải biểu hiện của việc thay đổi.

2. Các nhân vật khác trong truyện

Các nhân vật

Phẩm chất

Chị Lan

- Yêu thương em trai: là người đầu tiên em gọi khi tỉnh dậy; luôn nhẹ nhàng, an ủi, động viên.

- Yêu thương những đứa trẻ nghèo: chạy về lấy áo cho Hiên.

Mẹ Sơn

- Yêu thương con:

+ Qua hành động mặc áo ấm cho con, không trách mắng con về chuyện đưa cái áo kỉ vật cho Hiên.

+ Khi nhắc đến Duyên, mẹ rơm rớm nước mắt.

- Yêu thương mọi người:

+ Việc mẹ lấy lại áo hay giận vì Sơn đưa áo cho Hiên không phải sự ích kỉ. Chỉ vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất nên không thể cho.

+ Biết hoàn cảnh gia đình Hiên, cho vay tiền để mua áo ấm. Không chỉ nhà Liên mà đa phần những người nghèo khổ đều cho vay mượn.

Hiên và những đứa trẻ ở dãy nhà lá

- Nghèo khổ: ở dãy nhà lá tồi tàn, không có áo ấm mắc, không dám tiến lại gần.

- Biết thân phận của mình: khi thấy Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng nhưng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.

- Ngưỡng mộ tấm áo mới của Sơn: sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn.

Mẹ Hiên

Hiểu chuyện, có lòng tự trọng: Đem trả áo ngay.

3. Biểu tượng gió lạnh đầu mùa

* Sự lạnh lẽo của cơn gió đầu mùa

- Thời gian: buổi sáng, mùa đông.

- Không gian:

+ Chung: gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

+ Của những con người nghèo khổ: dãy nhà lá, chợ vắng, rác bẩn rải rác lẫn lá rụng; mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ.

→ Lạnh lẽo, trống vắng, khắc nghiệt.

* Sự ấm áp của tình người

- Sự ấm áp của tình cảm gia đình.

- Sự ấm áp của tình cảm cộng đồng.

→ Sự lãnh lẽo của tiết trời không thể ảnh hưởng đến sự ấm áp trong lòng mỗi con người.

Giá trị nhân đạo.

Xem thêm các tác giả - tác phẩm Ngữ Văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Người mẹ vườn cau

Tác giả tác phẩm: Nắng mới

Tác giả tác phẩm: Nếu mai em về Chiêm Hóa

Tác giả tác phẩm: Đường về quê mẹ

Tác giả tác phẩm: Sao băng

1 30,992 12/12/2023