Sử dụng thể Open – local của phần mềm Yenka, thực hiện thí nghiệm ảnh hưởng

Lời giải Bài tập 2 trang 62 Chuyên đề Hóa 10 sách Chuyên đề Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập.

1 424 lượt xem


Giải Chuyên đề Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 9: Thực hành thí nghiệm Hóa học ảo

Bài tập 2 trang 62 Chuyên đề Hóa học 10: Sử dụng thể Open – local của phần mềm Yenka, thực hiện thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ phản ứng “Temperature and rate”. Phân tích là lí giải kết quả của thí nghiệm.

Trả lời:

Bước 1: Nhấp chuột vào thể Open – local, chọn Reaction → Temperature and rate. Mô phỏng đã được thiết kế xuất hiện ở màn hình

Chuyên đề Hóa 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Thực hành thí nghiệm Hóa học ảo  (ảnh 1)

 

Bước 2: Nhấp chuột vào Next page  Chuyên đề Hóa 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Thực hành thí nghiệm Hóa học ảo  (ảnh 1) để thực hiện theo hướng dẫn.

- Cả hai ống nghiệm đều chứa bột calcium carbonate và hydrochloric giống hệt nhau

Chuyên đề Hóa 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Thực hành thí nghiệm Hóa học ảo  (ảnh 1)

- Em hãy dự đoán xem phản ứng ở ống nghiệm nào nhanh nhất?

Chuyên đề Hóa 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Thực hành thí nghiệm Hóa học ảo  (ảnh 1)

- Kéo quả bóng bay màu xanh lá cây lên và gắn nó vào ống nghiệm em cho là sẽ phản ứng nhanh nhất. Căn chỉnh miếng đệm trên đầu ống với miếng đệm ở đáy của quả bóng bay. Tương tự gắn quả bóng màu đỏ vào ống nghiệm mà em cho rằng sẽ phản ứng chậm nhất.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Thực hành thí nghiệm Hóa học ảo  (ảnh 1)

- Nhấp chuột vào nút Play/Pause Chuyên đề Hóa 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Thực hành thí nghiệm Hóa học ảo  (ảnh 1) để thực hiện thí nghiệm.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Thực hành thí nghiệm Hóa học ảo  (ảnh 1)

Bước 3: Ghi lại kết quả thí nghiệm và nhận xét

- Kết quả: Quả bóng ở ống nghiệm được đun nóng đến 85oC to lên nhanh hơn và vỡ trước.

- Nhận xét: Phương trình Hóa học của phản ứng:

CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)

Quả bóng ở ống nghiệm được đun nóng đến 85oC to lên nhanh hơn. Chứng tỏ nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng lớn.

1 424 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: