SBT Ngữ Văn 8 Tiếng Việt (trang 68, 69 SBT Ngữ Văn 8) - Chân trời sáng tạo
Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Tiếng Việt (trang 68, 69 SBT Ngữ Văn 8) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.
Giải SBT Ngữ Văn 8 Tiếng Việt (trang 68, 69 SBT Ngữ Văn 8) - Chân trời sáng tạo
b. Thán từ là những từ dùng để......của người nói hoặc dùng để........Có thể chia thành hai loại thán từ là........và...........
Trả lời:
a. Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu. Có thể chia thành hai loại trợ từ là trợ từ nhấn mạnh và trợ từ tình thái.
b. Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Có thể chia thành hai loại thán từ là thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thán từ gọi đáp.
(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)
b. – Chết thật! Phải gọi bác Nha!
(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)
c. Ơ! Nhưng chỉ còn hai tiếng nữa là bắt đầu … Hưng!
(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)
Trả lời:
a. Trợ từ: cơ; đấy
- Căn cứ xác định: từ “cơ” là trợ từ tình thái, dùng với ý thân mật. Từ “đấy” là trợ từ tình thái, đứng cuối câu cảm thán.
b. Thán từ: chệt thật
- Căn cứ xác định: từ ngữ biểu thị cảm xúc lo lắng, sửng sốt (giống với “chết”, nhưng nghĩa mạnh hơn). Trong ngữ liệu, “chết thật” đứng tách ra tạo thành một câu đặc biệt.
c. Thán từ: ơ
- Căn cứ xác định: từ biểu thị cảm xúc ngạc nhiên, có khả năng tách ra tạo thành một câu đặc biệt.
a1 – (tháo băng ở tay) Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!
a2 – Chẳng lẽ mới bắt đầu việc này mà em đã xin thôi, không làm nữa?
b1 - Ở đây, người ta sống bằng những cái giả, đổi mới giả, tiên tiến giả, và rất buồn là chính cha em là người có lỗi lớn về tình trạng đó. Còn anh, anh thì sao?
b2 – Ông Toàn Nha là nhân vật chính của vở hài kịch này.
c1 – Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!
c2 – Cô ấy thật xứng đáng là chị cả trong nhà.
Trả lời:
a1 – thôi: trợ từ.
- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh tính giả tạo, vờ vịt bên ngoài.
a2 – thôi: động từ.
- Căn cứ xác định: từ biểu thị sự chấm dứt, hay kết thúc hành động.
b1 – chính: trợ từ.
- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh tính xác định người có lỗi không phải ai khác.
b2 – chính: tính từ.
- Căn cứ xác định: từ biểu thị tính chất quan trọng (“chính” so với “phụ”).
c1 – cả: trợ từ.
- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh ý phủ định.
c2 – cả: tính từ.
- Căn cứ xác định: từ biểu thị tính chất, vị trí bậc cao nhất.
a. – Hừ, đúng lúc cần thi lại…. Thôi, tôi cầm đuốc một mình vậy
b. – Bác Nha ơi, anh Sửu ơi, cậu Đại…. tức là võ sĩ Đại Dương, bị đấm bất tỉnh nhân sự.
c. – Thật ạ, Thế thì thật là… Thôi cậu gắng chịu, bị chảy máu có tí mà cơ quan được cả con lợn, giá nó cắn cả tớ có phải hay không?
Trả lời:
a. Thán từ: hừ; thôi
- Tác dụng: các từ bộc lộ trạng thái cảm xúc tức giận, tỏ ý không bằng lòng.
b. Thán từ: Ơi
- Tác dụng: từ dùng để gọi.
c. Thán từ: ạ, thôi
- Tác dụng: “ạ” bộc lộ trạng thái cảm xúc kính trọng, “thôi” biểu thị ý khuyên nhủ ai đó điều gì đó (cố gắng chịu).
Trả lời:
Chúng ta thường nghĩ rằng khi ta vui, ta sẽ mỉm cười. Điều đó theo lẽ tự nhiên là đúng nhưng nếu chúng ta nghĩ điều ngược lại, rằng khi ta mỉm cười, ta sẽ có được niềm vui. Chỉ khi hiểu theo cách này, ta mới thấy nụ cười là của chúng ta, là vốn quý của tạo hóa đã trao tặng, và ta phải tận hưởng nó càng nhiều càng tốt chừng nào mà ta vẫn còn tồn tại trên đời này. Khi chúng ta mỉm cười, niềm vui dâng lên trong ta và tỏa lan đến những người quanh ta, đến cả cây cỏ, mây trời, ánh nắng… Hay có thể nói là cả cuộc đời này cùng mỉm cười với ta. Điều đó là có thật, và chỉ có thể được cảm nhận bởi những tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Khi ta mỉm cười, ta chứng tỏ rằng ta đang ý thức sự hiện hữu của mình giữa cuộc đời, và vì thế mà cuộc đời trở nên thân thiết, có thật đối với ta. Ta nên mỉm cười theo cách hoàn toàn ý thức được giá trị nụ cười mang lại cho mình, thay vì chờ đợi có những lý do gợi mở nào đó theo thói quen mới mang lại cho ta một vài nụ cười hiếm hoi. Tự nhiên không hề giới hạn những nụ cười của ta, bản thân ta đừng nên khắt khe với chính mình một cách không cần thiết. Nụ cười không bao giờ là lãng phí cả. Vậy nên chúng ta đừng nên hoài phí món quà này nhé!
- Thán từ: cả, nhé
Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
I. Đọc (trang 59, 60 SBT Ngữ Văn 8)
III. Viết (trang 69, 70 SBT Ngữ Văn 8)
IV. Nói và nghe (trang 70 SBT Ngữ Văn 8)
Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 5 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định chủ đề của văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục....
Câu 6 trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BỆNH SĨ...
Câu 4 trang 70 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, văn bản “Kiến nghị về việc tạo không gian yên tĩnh,...
Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo