SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33 (Kết nối tri thức): Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 33.

1 2,427 04/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật - Kết nối tri thức

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 76

Bài 33.1 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. từ môi trường.

B. từ môi trường ngoài cơ thể.

C. từ môi trường trong cơ thể.

D. từ các sinh vật khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cảm ứng là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường (môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể), đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Bài 33.2 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

A. Các nhận biết.

B. Các kích thích.

C. Các cảm ứng.

D. Các phản ứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

Bài 33.3 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoàn thành thông tin trong bảng theo mẫu sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Hiện tượng cảm ứng

Kích thích

Rễ cây mọc dài về phía có nước.

Nước

Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng.

Ánh sáng

Thân cây trầu không bám vào thân cây cau.

Trụ bám

Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi.

Con người

Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen.

Âm thanh

Bài 33.4 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát các hiện tượng cảm ứng của một số sinh vật thường gặp trong thực tiễn và hoàn thành các thông tin vào bảng theo mẫu sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Tên sinh vật

Kích thích

Hiện tượng cảm ứng

Lợn

Bị tác động cơ học mạnh

Bỏ chạy, kêu,…

Bướm đêm

Ánh sáng

Bay tới nơi phát sáng

Chim sẻ

Nghe tiếng động mạnh

Bay đi xa khỏi nơi phát ra âm thanh

Cây hoa hướng dương

Ánh sáng

Vươn về phía ánh sáng

Cây đậu (rễ cây)

Nước

Mọc dài về phía có nước

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 77

Bài 33.5 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy dự đoán tình huống khi con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường xung quanh (như nóng, lạnh, gặp nguy hiểm,...).

Lời giải:

Nếu con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể, cơ thể sẽ gặp nguy hiểm.

Bài 33.6 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật.

Lời giải:

So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật:

So sánh

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Giống nhau

Đều là phản ứng của cơ thể sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Khác nhau

- Thường diễn ra chậm hơn và khó nhận biết.

- Thường diễn ra nhanh hơn và dễ nhận thấy.

Bài 33.7 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tập tính là gì? Nêu một số tập tính phổ biến ở động vật.

Lời giải:

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

- Một số tập tính phổ biến ở động vật như: tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính săn mồi, tập tính di cư, tập tính sống bầy đàn, tập tính bảo vệ và chăm sóc con non,…

Bài 33.8 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tìm hiểu một số tập tính của động vật rồi hoàn thành thông tin trong bảng theo mẫu sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Hiện tượng

Phản ứng

Gà mẹ nhìn thấy diều hâu

Xù lông và chiến đấu chống lại diều hâu, bảo vệ đàn con.

Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ

Sủa, gầm gừ, xông ra cắn.

Lợn con mới sinh ra

Tìm vú mẹ để bú.

Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi đã lại gần.

Bài 33.9 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy phân biệt các thói quen trong bảng sau vào nhóm thói quen tốt và không tốt. Lập kế hoạch để hình thành các thói quen tốt mà bản thân chưa có.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Thói quen (tập tính)

Thói quen tốt

Thói quen không tốt

Ngủ dậy muộn

 

×

Chạy bộ buổi sáng

×

 

Đọc sách

×

 

Vừa ăn cơm vừa xem ti vi

 

×

Thức khuya

 

×

Ăn uống đúng giờ

×

 

Làm việc có kế hoạch

×

 

Hút thuốc lá

 

×

Bài 33.10 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Lấy các ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở sinh vật.

Lời giải:

- Một số ví dụ về tập tính bẩm sinh: Tập tính cho con bú của khỉ, tranh giành con cái ở sư tử, thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù, tập tính di cư của một số loài chim, tập tính ngủ đông của gấu bắc cực,…

- Một số ví dụ về tập tính học được: Tập tính ăn uống theo giờ của thú nuôi, tập tính tuân thủ luật giao thông của con người, tập tính tập thể dục buổi sáng ở người, tập tính “xây đập nước” ở rái cá.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

1 2,427 04/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: