SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 1: Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 1.

1 3,706 22/10/2022
Tải về


Giải sách bài tập KHTN 7 Bài 1: Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 4

Bài 1.1 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

(1) Hình thành giả thuyết;

(2) Rút ra kết luận;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

(4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

(5) Thực hiện kế hoạch.

Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

A. (1); (2); (3); (4); (5).

B. (5); (4); (3); (2); (1).

C. (4); (1); (3); (5); (2).

D. (3); (4); (1); (5); (2).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

(4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

(1) Hình thành giả thuyết;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

(5) Thực hiện kế hoạch.

(2) Rút ra kết luận;

Bài 1.2 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần rèn luyện các kĩ năng nào?

Lời giải:

Để học tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo đạc, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

Bài 1.3 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và đậu đen là khác nhau. Theo em, bạn Lan cần thực hiện các kĩ năng nào để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên?

Lời giải:

Để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên, bạn Lan cần thực hiện các kĩ năng:

+ Kĩ năng quan sát: Quan sát việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và hạt đậu đen.

+ Kĩ năng phân loại: Sắp xếp các đặc điểm giống nhau và khác nhau của việc nảy mầm từ hạt đâu xanh và đậu đen.

+ Kĩ năng đo: Đo thời gian nảy mầm, đo chiều dài mầm …

Bài 1.4 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nhóm học sinh cùng tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau:

Rót cùng một lượng nước vào hai chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 2 giờ đồng hồ, quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc.

Kết quả thu được cũng đã khẳng định sự bay hơi của nước chịu tác động bởi nhiệt độ. Ở nơi có nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn.

a) Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước tìm hiểu tự nhiên?

b) Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này.

Lời giải:

a) Thí nghiệm này thuộc bước (4) Thực hiện kế hoạch, trong các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

b) Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu:

Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu

Nước trong cốc có bay hơi giống nhau không khi ở điều kiện khác nhau?

Bước 2: Hình thành giả thuyết

Đưa ra dự đoán: Nhiệt độ của ánh nắng có thể làm nước bay hơi nhanh hơn so với trong phòng kín, thoáng mát.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

- Lựa chọn 2 cốc nước giống nhau và rót vào cốc lượng nước bằng nhau.

- Lựa chọn địa điểm đặt 2 cốc nước sao cho phù hợp với điều kiện thí nghiệm.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

- Chuẩn bị 2 cốc nước giống nhau.

- Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát.

- Sau 2 giờ đồng hồ, quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc.

Bước 5: Rút ra kết luận

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Kết quả thu được cũng đã khẳng định sự bay hơi của nước chịu tác động bởi nhiệt độ. Ở nơi có nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn.

Bài 1.5 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát các hình sau, em hãy cho biết đâu là hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hiện tượng nào gây ảnh hưởng đến con người? Tìm hiểu cách phòng chống và ứng phó của con người với các hiện tượng tự nhiên đó.

Lời giải:

- Hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất là lốc xoáy và sấm sét.

- Cả 3 hiện tượng: Lốc xoáy, hỏa hoạn, sấm sét đều gây ảnh hưởng đến con người.

- Cách phòng chống và ứng phó của con người với các hiện tượng tự nhiên đó:

+ Đối với trên biển:

Buộc chủ tàu thuyền khi ra biển phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao vào khi đang ở trên biển.

Khi thấy biển động phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn.

Tổ chức hợp lí đội hình khai thác trên biển theo tổ, trong đó đảm bảo cự li, khoảng cách giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn.

+ Đối với trên đất liền:

Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, gió giật.

Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện…

Khi xảy ra lốc xoáy, gió giật mọi người phải tìm những nơi trú ẩn an toàn như các nhà kiên cố, tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ.

Theo dõi và cập nhật thường xuyên về dự báo thời tiết, lắp đặt các hệ thống báo động khi xảy ra sự cố…

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 5

Bài 1.6 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 7: Kết nối thông tin ở cột (A) với cột (B) để được câu hoàn chỉnh. Việc kết nối thông tin thể hiện kĩ năng gì trong các kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

 - Kết nối thông tin ở cột (A) với cột (B) để được câu hoàn chỉnh: 1 – c; 2 – a; 3 – b.

- Việc kết nối thông tin thể hiện kĩ năng liên kết trong kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

Bài 1.7 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 7: Thảo luận và tiến hành thí nghiệm xác định bề dày của quyển sách Khoa học tự nhiên 7.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Em hãy xác định bề dày của quyển sách và nhận xét kết quả của các lần đo so với kết quả trung bình.

Lời giải:

Học sinh tiến hành xác định bề dày của quyển sách bằng dụng cụ đo là thước kẻ.

Nhận xét:

Giá trị của các lần đo so với kết quả trung bình có sai số nhỏ, kết quả trung bình cho kết quả chính xác nhất.

Bài 1.8 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bất cứ thứ gì có thể cung cấp năng lượng cho chúng ta thì đều được gọi là nguồn năng lượng. Con người chúng ta hiện nay sử dụng năng lượng chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch, ví dụ như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên.

Quan sát biểu đồ tròn, biểu diễn các nguồn năng lượng chúng ta sử dụng và tỉ lệ nhu cầu sử dụng mỗi loại:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Nhiên liệu hóa thạch nào là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất?

b) Loại nhiên liệu nào là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường hiện nay? Vì sao?

c) Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch đang làm cho Trái Đất nóng dần lên trong nhiều thập kỉ qua. Nếu tiếp tục khai thác và sử dụng như thế thì trong 10 năm tới nhiệt độ trên Trái Đất thay đổi như thế nào và ảnh hưởng ra sao?

d) Em hãy đề xuất nên thay thế nhiên liệu nào để cung cấp năng lượng sử dụng hiệu quả mà lại bảo vệ môi trường cho chúng ta.

Lời giải:

a) Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng nhiều nhất là: dầu (chiếm 30% nhu cầu sử dụng).

b) Loại nhiên liệu là tác nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay: dầu, than đá và khí đốt (nhiên liệu hóa thạch). Vì các nhiên liệu này cháy sinh ra khí CO2 và bụi, khói … gây ô nhiễm không khí.

c) Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch đang làm cho Trái Đất nóng dần lên trong nhiều thập kỉ qua. Nếu tiếp tục khai thác và sử dụng như thế thì trong 10 năm tới nhiệt độ trên Trái Đất vẫn tiếp tục tăng cao làm cho băng ở hai cực tan nhanh chóng, nước biển dâng cao nhấn chìm các khu vực địa hình thấp ven biển trên Thế Giới …

d) Nên thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu, khí đốt) bằng các nguồn nhiên liệu: nhiên liệu hydrogen, năng lượng mặt trời, năng lượng gió … để cung cấp năng lượng sử dụng hiệu quả mà lại bảo vệ môi trường cho chúng ta.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 2: Nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

1 3,706 22/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: