Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường Ngữ văn lớp 12 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 63 20/11/2024


Tác giả tác phẩm: Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường - Ngữ văn 12

I. Tìm hiểu văn bản Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

1. Thể loại

- Tác phẩm Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường thuộc thể loại: văn bản thông tin.

2. Xuất xứ

- In trong Những vấn đề xuyên thế kỉ - Phỏng vấn các nhà hoạt động khoa học, giáo dục, văn hóa nghệ thuật hàng đầu thế giới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2016.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.

4. Bố cục Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

- Phần 1: phỏng vấn nhà vật lí Xi-va.

- Phần 2: phong trào Chip-kô.

- Phần 3: phụ nữ trong mối quan tâm mới đối với môi trường.

- Phần 4: góc nhìn dưới chế độ phụ hệ hiện đại.

- Phần 5: tầm ảnh hưởng của phụ nữ trong việc thay đổi sự vật, cải thiện cuộc sống và môi trường.

5. Tóm tắt Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

Văn bản đề cập đến hai vấn đề lớn đó là vai trò, giá trị của phụ nữ và vấn đề bảo vệ môi trường. Văn bản thể hiện những ý nghĩa, giá trị của người phụ nữ trong việc bảo vệ môi trường và giải thích nguyên do. Việc bảo vệ môi trường và tôn trọng phụ nữ trở thành vấn đề cần quan tâm để xây dựng cuộc sống bền vững.

6. Giá trị nội dung

- Văn bản đề cập đến hai vấn đề lớn đó là vai trò, giá trị của phụ nữ và vấn đề bảo vệ môi trường. Văn bản thể hiện những ý nghĩa, giá trị của người phụ nữ trong việc bảo vệ môi trường và giải thích nguyên do. Việc bảo vệ môi trường và tôn trọng phụ nữ trở thành vấn đề cần quan tâm để xây dựng cuộc sống bền vững.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng đầy tính thuyết phục.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

1. Thông tin liên quan đến bà Van-đa-na Xi-va

- Bà là một nhà vật lý học Ấn Độ và cũng là một học giả, nhà hoạt động môi trường, nhà hoạt động ủng hộ chủ quyền lương thực, và tác giả viết về thay đổi toàn cầu hóa.

- Bà là một trong những lãnh đạo và hội đồng quản trị của Diễn đàn thế giới về toàn cầu hóa và là thành viên chủ chốt của phong trào liên kết toàn cầu hay còn gọi là thay đổi toàn cầu hóa.

- Gia đình: Bố là người bảo vệ rừng, mẹ là nông dân và một người yêu thích tự nhiên. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu thiên nhiên nên từ nhỏ bà đã mang lòng yêu mến và sự hiểu biết về thiên nhiên.

Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

2. Vai trò của người phụ nữ trong việc bảo vệ môi trường

- Phụ nữ có thể bảo vệ môi trường biểu hiện qua sự việc khi các con suối ở Himalaya khô cạn đi, người phụ nữ sẽ biết tình trạng đó gắn liền với nạn phá rừng và tìm cách giải quyết.

- Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Bởi lẽ trong chính người phụ nữ, họ có linh cảm đặc biệt về sự sống, nhạy bén với những gì đang lâm nguy với thế giới.

- Qua đó, ta nhận ra bà có kiến thức và sự am hiểu về phụ nữ. Bà luôn trân trọng và đề cao những giá trị của người phụ nữ. Họ có vai trò đó to lớn đến mức “phụ nữ là động lực làm cho xã hội Phần Lan và nền kinh tế Phần Lan hoạt động”. Bà nhận ra phụ nữ mang những sứ mệnh cao cả và ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống và môi trường.

III. Đọc văn bản Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

Những cây sồi to lớn kia,

ta hãy bảo vệ chúng,

hãy tôn thờ chúng,

vì rễ cây giữ nước

lá cây cho sữa và thức ăn cho gia súc,

và trên những cây đỗ quyên đẹp đẽ nở hoa một ngọn gió mát rượi thổi qua.

(Một bài ca của phong trào Chíp-kô)

Van-đa-na Xi-va là một nhà vật li Ấn Độ, hoạt động trong phong trào phụ nữ và cộng tác tích cực với các tổ chức cộng đồng để ngăn chặn sự suy thoái của môi trường. Trong cuộc phỏng vấn dưới đây, bà xem xét các mối quan hệ giữa cuộc khủng hoảng sinh thải, việc gạt phụ nữ ra ngoài lề xã hội và mô hình phát triển kinh tế nổi trội.

(1) Là nhà vật lí, chị đã từ bỏ chức trách của mình trong chương trình năng lượng hạt nhân của nước chị để hoàn toàn hiến mình cho cuộc đấu tranh chống lại việc huỷ hoại môi trường. Chị đã đến với hoạt động này như thế nào?

- Ngay từ lúc còn nhỏ, lòng yêu mến và sự hiểu biết thiên nhiên là những thứ đem lại cho tôi những niềm sung sướng lớn lao nhất. Là con gái một người gác rừng ở Ấn Độ, tôi may mắn lớn lên trong những cánh rừng Hi-ma-lay-a (Himalaya). Sau đó, tôi theo học môn Vật lí vì môn khoa học cơ bản của mọi khoa học này sẽ cho phép tôi hiểu được thiên nhiên đúng như đã được xác định trong cách nhìn nhận quy giản về sự vật. Tôi cũng đã có cơ hội học sinh học và hoá học, nhưng Vật lí được coi là môn học có thể đem lại cho tôi một sự hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên. Sau đó, tôi đi vào ngành Vật lí hạt nhân, và tôi đã thất vọng nhiều. Chỉ đến khi lấy bằng tiến sĩ, tôi mới nhận ra rằng các nhà khoa học về hạt nhân đã khinh suất như thế nào đối với những điều nguy hiểm của bức xạ. Chúng tôi được dạy cho biết cách gây ra những phản ứng hạt nhân dây chuyền và chúng tôi biết đủ mọi thứ về việc biến đổi năng lượng nhưng lại không biết gì hết về tác động của các bức xạ đối với cơ thể sống. Chính thông qua chị tôi là bác sĩ mà tôi biết được về tác động của các bức xạ. Khi tôi đến làm việc tại một lò phản ứng hạt nhân tại Ấn Độ, chị không ngừng nói đi nói lại với tôi: “Hứa với chị là em sẽ không bao giờ trở lại đây nữa nhé.”. “Vì sao hả chị?” Tôi hỏi lại. Và chị tôi trả lời: “Em có thể sinh ra những

đứa con dị dạng. Em không biết những gì có thể xảy ra với em đâu.”.

Khi tôi bắt đầu mò mẫm tìm hiểu vấn đề này, những nhà vật lí nhiều kinh nghiệm bảo tôi: “Chị không cần biết những thứ này làm gì.”. Tôi cảm nhận điều đó như một sự loại trừ và phủ nhận lòng khao khát hiểu biết của tôi. Nếu khoa học có nghĩa là hiểu biết thì tôi chẳng có một kinh nghiệm khoa học thực sự nào hết. Vì vậy, tôi sang Ca-na-đa (Canada) theo học một lớp vật lí cơ bản, tại đó, một số trong những vấn đề cơ bản được đặt ra đã làm tôi băn khoăn.

Tôi biết rằng nếu tiếp tục nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thuyết lượng tử2 thì tôi sẽ trở thành một kẻ không có nghĩa lí gì trong lĩnh vực của mình, do vậy, tôi quyết định nhích lại gần hơn với bối cảnh Ấn Độ và quan tâm đến chính sách khoa học và công nghệ ở nước tôi. Trong thời gian đó, phong trào Chíp-kô được thành lập và do việc ấy diễn ra ở gần nhà tôi, tôi thường nhập cuộc với họ. Trước khi tôi thực sự nhận biết được việc mình làm thì sinh thái đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của bản thân tôi.

(2) Phong trào Chíp-kô là gì? Trong cuốn sách “Hãy giữ lấy cuộc sống”, chị nói đến rừng không như một sản phẩm thương mại mà như Pra-ki-ti (Prakiti), một hoạt lực mang lại sự sống. Chị cũng đã nói đến tầm quan trọng của phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống lại việc tiêu thụ ồ ạt các tài nguyên thiên nhiên.

Tôi đã phản ứng với việc tàn phá rừng, trước hết vì tôi là một đứa con của cánh rừng Hi-ma-lay-a. Rừng vừa đem lại cho tôi bản sắc, vừa đem lại cho tôi ý thức tồn tại.

Rừng bị mất đi là điều làm tôi rất đau đớn. Trước khi đi Ca-na-đa, tôi muốn thăm lại một trong những nơi tôi ưa thích nhất, nơi người Anh đã xây những nhà nghỉ duyên dáng cho những người gác rừng. Có một ngôi nhà nghỉ mà tôi đặc biệt yêu mến, nó nằm bên bờ một con suối giữa một khu rừng sồi tuyệt đẹp.

Khi tôi trở lại nơi ấy thì khu rừng sồi chỉ còn lại một vài lùm cây rải rác và con suối đã cạn khô. Nói chuyện với người dân sinh sống ở đây, tôi được biết con suối không còn nữa là do con người đã chặt cây sồi để trồng táo, một công cuộc chưa bao giờ thực sự thành công. (Cây táo cần đất màu mỡ và vì lí do ấy, người ta thường chặt rừng nguyên thuỷ để trồng nó.).

Việc tôi tham gia phong trào Chíp-kô, một phong trào của phụ nữ Hi-ma-lay-a nhằm bảo vệ môi trường, bắt nguồn từ một cuộc gặp gỡ một người lãnh đạo của phong trào này tên là Sân-đác-lan Ba-tin-gu-na (Sundarlal Batinguna). Chị có một ảnh hưởng lớn đối với những người như tôi.

Nhưng quan trọng hơn là khi tiếp xúc với những phụ nữ Ấn có gốc gác khiêm nhường, họ vốn là nền tảng của phong trào Chíp-kô, tôi dần dần tạo được những mối quan hệ chặt chẽ lâu bền. Trong nhận thức và tín ngưỡng của họ, tôi đã tìm thấy những cơ sở cho sự hiểu biết của tôi về sinh thái. Họ đem lại cho tôi một cách nhìn mới về mối quan hệ giữa con người và sự việc. Những con người bình thường ấy không đề ra những học thuyết to tát. Họ chỉ biết làm theo nhãn quan và tín ngưỡng của họ. Mọi ý nghĩ, mọi ý tưởng của tôi đều nảy sinh từ một câu nói hay một cử chỉ của một con người nào đó đẩy đến chỗ phải có một hành động trong một tình huống cụ thể. Như vậy là học thuyết của tôi được xây dựng từ một hành động tập trung vào thiên nhiên và phụ nữ. Sở dĩ như vậy là do có mối quan hệ giữa phụ nữ và môi trường. Đó là điều mà tôi tìm cách giải thích trong cuốn sách của tôi Hãy giữ lấy cuộc sống: sự “thông thái” lại bắt nguồn từ những phụ nữ bị xã hội coi là thất học, coi là những người bị gạt ra ngoài lề.

Vì sao phụ nữ phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn đối với nhưng nguy cơ tàn phá? Tại sao họ kiên trì như vậy trong khi xung quanh toàn là những người vô sỉ và cam chịu? Đó là vì phụ nữ có một linh cảm đặc biệt về sự sống, về những gì thực sự là sống còn và điều đó làm cho họ nhạy bén với những gì đang lâm nguy trên thế giới.

(3) Liệu phụ nữ có thể dẫn đầu trong mối quan tâm mới đối với môi trường không?

– Tôi cho rằng phụ nữ đã dẫn đầu rồi đấy. Cái chính là phải nhìn nhận nghiêm chỉnh sự dẫn đầu ấy của họ. Đối với Ấn Độ, Chíp-kô đánh dấu sự thức tỉnh trở lại của ý thức về sinh thái trong một phong trào đang lan rộng từ các làng mạc ở miền Trung Ấn Độ đến dãy núi Oét-tơn Gát) (Western Ghats) ở miền Tây. Ý thức sinh thái mới này cũng lâu đời như nền văn minh của chúng tôi vậy, nhưng cái mới là nó nổi lên lại như một lực lượng chính trị chống lại sự tàn phá, một lực lượng như phong trào Chíp-kô, trong đó những phụ nữ bình thường là những người quyết định hướng đi.

Vấn đề trọng yếu không phải là “ta hãy làm cho phụ nữ tham gia” mà là “ta chớ gạt họ ra ngoài”. Do bản chất đặc thù của phụ nữ, quan hệ giữa họ với môi trường ở mỗi nơi một khác. Nhưng phong trào đã dẫn tôi đến những cam kết và những quyết định của tôi đều bắt nguồn từ những tầng lớp bị coi là có rất ít tầm quan trọng trong xã hội, trong những cộng đồng gọi là “lạc hậu” và chính xác hơn là trong giới phụ nữ của những cộng đồng ấy.

Một xã hội đã có thể kéo dài hình thái của nó qua nhiều thế kỉ thì ta có thể coi nó là một ví dụ về sự lâu bền. Rủi thay, ngày nay, chính những xã hội ấy lại bị gọi là lạc hậu, còn những xã hội đã quá nhanh chóng từ bỏ những nền nếp truyền thống của mình thì được coi là tiến bộ. Chính tại những nước như Ấn Độ mà ta thấy có những phụ nữ đồng thời gắn bó với thiên nhiên và với nền văn hoá cổ xưa. So với những nền văn minh thèm khát tăng trưởng và không tránh khỏi sụp đổ, những nền văn minh lâu bền kia có những cái rất đặc biệt, chúng thể hiện khả năng tái tạo, khả năng hàn gắn, khả năng cho và nhận, khả năng xây dựng và sáng tạo.

Nhưng tôi tin rằng phụ nữ phương Bắc cũng gắn bó với môi trường một cách thân thiết không kém. Ngay cả ở những xã hội tiên tiến nhất, phụ nữ vẫn là những người bị giao phó công việc chăm sóc trẻ em, trông nom nhà cửa và giữ gìn sức khoẻ.

Một cuộc khảo sát đặc sắc được tiến hành tại Hen-xin-ki (Helsinki) đã chứng minh rằng, bất kể tính theo tiêu chuẩn nào – thời gian, năng lượng hay lao động – thì phụ nữ vẫn là những động lực làm cho xã hội Phần Lan và nền kinh tế Phần Lan hoạt động. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng phụ nữ không làm ra của cải, không lao động. Người ta hay bảo rằng những người phụ nữ ở nhà là không làm việc gì cả, trong khi thực ra họ còn vất vả hơn bất kì ai khác.

Đối với tôi, thiên nhiên bao gồm những lực lượng đem lại sự sống, những hệ thống hỗ trợ sự sống, những hệ sinh thái làm cho sự sống có thể tồn tại. Tất cả những điều đó đều bị chà đạp tại thành phố và nông thôn với những điều nguy hiểm gây ra bởi bức xạ và hạt nhân, những chất thải độc hại, nước và không khí nhiễm bẩn. Chúng ta bất luận ở đâu đều cần đến những nguồn không khí trong lành, nước sạch, thức ăn lành mạnh, tức là những nguồn đem lại sự sống.

(4) Có phải chúng ta đang sắp sửa làm cho mình què quặt bằng cách để mất đi khả năng tái tạo của mình không?

– Khái niệm “yếu tố nữ” về cơ bản chỉ một lực lượng có trong thiên nhiên và trong mọi hình thức của sự sống xung quanh ta, tồn tại trong người nữ và người nam. Theo tôi, sự phát triển của chế độ phụ hệ hiện đại có khuynh hướng giết chết yếu tố nữ và đặc biệt tìm cách tiêu diệt nó hoàn toàn trong nam giới.

Theo một nghĩa nào đó, sự phát triển của một phương thức hiểu biết, sản xuất và thống trị của nam giới chính là một cách tiêu diệt cái thiết yếu đối với toàn thể xã hội cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, may thay, trong khi những người theo chế độ phụ hệ tưởng rằng mình cai trị những sinh linh ngoan ngoãn (phụ nữ và thiên nhiên) thì họ không bao giờ có thể loại trừ được hoàn toàn sự sống ấy. Họ có thể làm cho nó bị biến dạng, bị bóp nghẹt, nhưng họ không bao giờ huỷ hoại được nó hoàn toàn.

Tôi không thể tưởng tượng được rằng những lực lượng sáng tạo ấy của thiên nhiên và của phụ nữ lại có thể nảy nở mà không ảnh hưởng đến cả nam giới. Đàn ông sẽ phải lựa chọn một trong hai giải pháp sau đây: hoặc là họ sẽ phản ứng dữ dội đối với tình trạng bất an và bất cập ấy, hoặc, điều mà ta mong mỏi, ngày càng có nhiều đàn ông nhận ra rằng họ đã tự làm nghèo đi, và thừa nhận yếu tố nữ như một lực lượng sáng tạo, coi trọng giáo dục hơn thống trị, sự tồn tại hơn sự tàn phá, những tri thức thu thập được bằng kinh nghiệm hơn những điều trừu tượng và những lí do to tát. Đó là những giá trị khá phổ biến để nam giới công nhận và ủng hộ chúng. […]

(5) Phụ nữ có thể ảnh hưởng như thế nào? Họ có thể làm gì để thay đổi sự vật, cải thiện cuộc sống và môi trường?

- Trước hết, họ không được mất lòng tin ở những hiểu biết lẫn bản thân mình. Tôi tin rằng khi các con suối ở Hi-ma-lay-a khô cạn đi, người phụ nữ sẽ biết tình trạng đó gắn liền với nạn phá rừng. Họ giữ vững ý kiến của mình cho dù những người gác rừng quả quyết rằng không mảy may quan hệ gì giữa việc chặt cây và lưu lượng nước ở các con suối. Phụ nữ có trong mình một sức kháng cự không gì lay chuyển nổi, khiến họ tin tưởng vào hiểu biết của họ, tin vào bản thân họ và không cảm thấy thua kém. Cái hệ thống bao trùm áp đặt sự lựa chọn của nó cho con người bằng cách biến đổi những tình huống có nhiều khả năng lựa chọn thành một cách lựa chọn duy nhất. Mọi sự không phải là nếu không trắng thì đen. Tôi cho rằng ở thời đại ngày nay, điều rất quan trọng là có thể lớn tiếng nói rằng sự việc có thể diễn ra khác đi, cho dù ta cảm thấy bất lực. Tôi không cho rằng chỉ bằng cách tạo ra nhiều khả năng lựa chọn là đủ giúp cho cuộc sống của người dân được thêm phong phú. Theo tôi, những tiêu chuẩn chọn lựa mới là điều quan trọng. Chỉ tăng thêm khả năng lựa chọn không thôi chẳng khác gì cách làm ăn của các siêu thị nhằm lôi cuốn khách hàng. Điều chủ yếu là cần phải biết khi nào một sự lựa chọn không thật sự là một sự lựa chọn, và người ta chỉ có thể thật sự lựa chọn nếu biết giữ gìn khả năng phân biệt của mình. Gần gũi với thiên nhiên và gắn bó với nó là khuôn khổ đạo lí cho sự lựa chọn giữa các phương án khoa học.

(In trong Những vấn đề xuyên thế kỉ – Phỏng vấn các nhà hoạt động khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật hàng đầu thế giới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2016

1 63 20/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: