Chương III Thông tư 41/2011/TT-BYT: Điều kiện hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 41/2011/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 14/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 10/12/2011 | Số công báo: | Từ số 617 đến số 618 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh
Ngày 14/11/2011, Bộ Y Tế ban hành Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KB, CB).
Theo đó, một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở KB, CB. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có thể kiêm nhiệm làm lãnh đạo của một khoa hoặc phòng hoặc phụ trách bộ phận chuyên môn trong cùng một cơ sở KB, CB.
Việc đăng ký hành nghề KB, CB phải được thực hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung: địa điểm hành nghề, thời gian hành nghề, và vị trí chuyên môn. Để được cấp giấy phép hoạt động, về quy mô, bệnh viện (BV) đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh, BV chuyên khoa, BV y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với BV chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám đa khoa, chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền, nhà hộ sinh, phòng xét nghiệm, trạm y tế xã…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy mô bệnh viện:
a) Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh trở lên;
b) Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.
2. Cơ sở vật chất:
a) Được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365:2007. Riêng đối với các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm thì việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng các quy định tại các Quyết định số 32, 33, 34/2005/QĐ - BYT ngày 31 tháng 10 năm 2005 và số 35/2005/QĐ - BYT ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Trường hợp bệnh viện được xây dựng trên địa bàn quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương mà không bảo đảm diện tích đất xây dựng theo quy định của Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365:2007 thì có thể được thiết kế, xây dựng theo hình thức nhà hợp khối, cao tầng nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện; bảo đảm điều kiện vô trùng và các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất 10 m. Đối với các bệnh viện đã hoạt động trước ngày 01/01/2012 được phép tiếp tục hoạt động nhưng phải đáp ứng điều kiện quy định về chiều rộng mặt trước của bệnh viện chậm nhất vào ngày 01/01/2016.
b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
3. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà bệnh viện đăng ký;
b) Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, bệnh viện phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện.
4. Tổ chức:
a) Các khoa:
- Có ít nhất 02 trong 04 khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa;
- Khoa khám bệnh (gồm có nơi tiếp đón người bệnh, buồng cấp cứu - lưu bệnh, buồng khám, buồng tiểu phẫu);
- Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bộ phận chẩn đoán hình ảnh đã được cấp giấy phép hoạt động;
- Khoa dược;
- Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.
b) Có các phòng chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, điều dưỡng, tài chính kế toán.
5. Nhân sự:
a) Số lượng nhân viên hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số nhân viên hành nghề trong khoa;
b) Định mức biên chế, tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Mục II Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT - BYT - BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà bệnh viện đăng ký hoạt động;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải được thể hiện bằng văn bản;
- Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.
d) Trưởng khoa lâm sàng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh tại chuyên khoa đó ít nhất là 36 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm trưởng khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
- Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện;
đ) Trưởng khoa khác phải đáp ứng các điều kiện sau:
Tốt nghiệp đại học và có thời gian làm việc tại chuyên khoa đó ít nhất là 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm trưởng khoa. Việc phân công, bổ nhiệm trưởng khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
- Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện;
e) Trưởng khoa dược là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện và phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện;
g) Phẫu thuật viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ chuyên khoa ngoại hoặc bác sỹ đa khoa có chứng nhận đào tạo chuyên khoa ngoại của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trở lên hoặc trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc tại Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế. Trường hợp được đào tạo ở nước ngoài, phẫu thuật viên phải có chứng nhận chuyên khoa;
- Có văn bản cho phép thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa của người đứng đầu bệnh viện theo đề nghị của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện;
h) Ngoài các đối tượng quy định tại Điểm c, d, đ, e và g Khoản này, các đối tượng khác làm việc trong bệnh viện nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải được thể hiện bằng văn bản và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
6. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt.
1. Quy mô phòng khám đa khoa:
Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
b) Phòng cấp cứu;
c) Buồng tiểu phẫu;
d) Phòng lưu người bệnh;
đ) Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;
2. Cơ sở vật chất:
a) Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:
- Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;
- Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2;
- Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2. Riêng đối với phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định số 1327/2002/QĐ - BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
3. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.
4. Tổ chức nhân sự:
a) Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
- Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;
c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
5. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt. Việc phê duyệt phải căn cứ vào quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn tại các Điều 25, 26, 28, 29, 30, 32, 33 và 34 Thông tư này.
1. Cơ sở vật chất:
a) Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
b) Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh, trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế. Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;
c) Ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
- Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant);
- Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thăm dò chức năng;
- Có buồng khám phụ khoa có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Có buồng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình;
- Có buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40 m2 nếu thực hiện vận động trị liệu;
- Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;
- Phòng khám chuyên khoa nếu sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-quang chụp răng gắn liền với ghế răng) thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
d) Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình;
đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
b) Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
c) Phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Phòng khám nội tổng hợp, phòng khám bác sỹ gia đình:
- Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh nội khoa thông thường, không làm các thủ thuật chuyên khoa;
- Thực hiện kỹ thuật điện tim, điện não đồ, điện cơ, lưu huyết não, siêu âm, nội soi tiêu hóa nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện các kỹ thuật này có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Trường hợp có thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa thì phải có thêm giấy xác nhận đã qua thực hành về chuyên khoa từ 18 tháng trở lên tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Riêng Phòng khám bác sỹ gia đình được thực hiện việc chăm sóc sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh tại nhà người bệnh.
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
b) Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội):
- Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh chuyên khoa thuộc hệ nội;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
c) Phòng tư vấn khám bệnh, chữa bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế:
- Phòng tư vấn chỉ được tư vấn trong phạm vi những chuyên khoa đã được phê duyệt;
- Người hành nghề chỉ được tư vấn về chăm sóc sức khỏe phù hợp với chứng chỉ hành nghề đã được cấp;
d) Phòng khám chuyên khoa ngoại:
- Sơ cứu, cấp cứu ban đầu về ngoại khoa;
- Khám và xử trí các vết thương thông thường;
- Bó bột, tháo bột gẫy xương nhỏ;
- Mổ u nang bã đậu, u nông nhỏ;
- Không chích các ổ mủ lan tỏa lớn.
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
đ) Phòng khám chuyên khoa phụ sản - kế hoạch hóa gia đình:
- Cấp cứu ban đầu về sản, phụ khoa;
- Khám thai, quản lý thai sản;
- Khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa thông thường;
- Đặt thuốc âm đạo;
- Đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung;
- Soi cổ tử cung, lấy bệnh phẩm tìm tế bào ung thư;
- Siêu âm sản khoa nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện các kỹ thuật siêu âm có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên và có giấy xác nhận đã qua thực hành về chuyên khoa từ 18 tháng trở lên tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đặt vòng tránh thai;
- Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai ≤ 06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
e) Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt:
- Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;
- Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt;
- Nắn sai khớp hàm;
- Điều trị laser bề mặt;
- Chữa các bệnh viêm quanh răng;
- Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
- Làm răng, hàm giả;
- Chỉnh hình răng miệng;
- Chữa răng và điều trị nội nha;
- Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật (riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng) nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp. Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng;
- Tiểu phẫu thuật răng miệng;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
g) Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng:
- Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu về tai mũi họng;
- Viêm xoang, chọc dò xoang, chọc hút dịch u nang;
- Chích rạch viêm tai giữa cấp;
- Chích rạch áp xe amidan;
- Cắt polip đơn giản, u bã đậu, u nang lành, u mỡ vùng tai mũi họng;
- Cầm máu cam;
- Lấy dị vật vùng tai mũi họng, trừ dị vật ở thanh quản, thực quản;
- Đốt họng bằng nhiệt, bằng laser;
- Nạo VA;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
h) Phòng khám chuyên khoa mắt:
- Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu về mắt;
- Tiêm dưới kết mạc, cạnh nhãn cầu, hậu nhãn cầu;
- Lấy dị vật kết mạc, giác mạc, chích chắp lẹo;
- Thông rửa lệ đạo;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
i) Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ:
- Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ;
- Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai;
- Không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám;
- Việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được xác định trong chứng minh nhân dân chỉ được thực hiện sau khi người có yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã có đơn gửi cơ quan Công an nơi cấp chứng minh nhân dân.
k) Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng:
- Phục hồi chức năng các hội chứng liệt thần kinh trung ương và ngoại biên; các bệnh mạn tính hoặc sau khi phẫu thuật;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
l) Phòng khám chuyên khoa tâm thần:
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tâm thần, động kinh;
- Thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
m) Phòng khám chuyên khoa ung bướu:
- Khám, phát hiện sớm các bệnh ung bướu thông thường;
- Lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm tế bào, giải phẫu bệnh lý một số loại ung thư cổ tử cung, trực tràng, âm hộ, vú, hạch. Những kết quả xét nghiệm tế bào, xét nghiệm giải phẫu bệnh lý phải được bác sỹ chuyên khoa giải phẫu bệnh - tế bào kết luận;
- Khám và theo dõi định kỳ các bệnh ung bướu đã và đang điều trị;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
n) Phòng khám chuyên khoa da liễu:
- Khám bệnh, chữa bệnh các bệnh về da, bệnh phong và các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.Bổ sung
1. Cơ sở vật chất:
a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điểm a, d và đ Khoản 1 Điều 25 Thông tư này;
b) Buồng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh;
c) Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
- Nếu có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt với diện tích ít nhất 05 m2/giường;
- Nếu có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi. Diện tích ít nhất là 02m2 đối với một buồng xông hơi, buồng phải kín nhưng đủ ánh sáng;
- Nếu có bào chế một số dạng đóng gói sẵn thì phải được Sở Y tế tỉnh thẩm định, xem xét cho phép.
2. Thiết bị y tế:
a) Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:
- Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;
- Có cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang.
b) Nếu thực hiện việc châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt:
- Có giường châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ để châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt, đèn hồng ngoại;
- Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.
c) Nếu thực hiện xông hơi thuốc: có hệ thống tạo hơi thuốc;
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận lương y của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền, các đối tượng khác làm việc trong phòng chẩn trị y học cổ truyền nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
b) Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
d) Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp gia truyền đó;
đ) Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác) thì phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế tỉnh sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.
Cơ sở giám định y khoa có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư này.
1. Cơ sở vật chất:
a) Xây dựng và thiết kế:
- Xây dựng chắc chắn, đủ các buồng chuyên môn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh;
- Các buồng phải được thiết kế liên hoàn, hợp lý để thuận tiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.
b) Nhà hộ sinh phải có các buồng khám thai, khám phụ khoa, kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình, mỗi buồng có diện tích ít nhất là 10m2; buồng đẻ có diện tích ít nhất là 16 m2; buồng nằm của sản phụ có diện tích ít nhất là 20 m2 để bảo đảm diện tích ít nhất cho một giường bệnh là 5m2/giường;
c) Các buồng quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình theo quy định tại Điểm 5.4 Khoản 5 về yêu cầu hoàn thiện và kết cấu công trình của Quyết định số 2271/2002/QĐ - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn ngành;
d) Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có) theo quy định của pháp luật;
đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà nhà hộ sinh đăng ký;
b) Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu.
3. Tổ chức, nhân sự:
a) Có bộ máy tổ chức phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ hoặc cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ hoặc ít nhất là 45 tháng đối với cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học);
- Là người làm việc toàn thời gian tại nhà hộ sinh.
c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh, các đối tượng khác làm việc trong nhà hộ sinh nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Khám thai, quản lý thai sản;
b) Cấp cứu ban đầu, sơ cứu sản khoa;
c) Tiêm phòng uốn ván;
d) Thử protein niệu;
đ) Đỡ đẻ;
e) Nạo sót rau sau đẻ; sau sẩy thai;
g) Đặt vòng tránh thai;
h) Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai ≤ 06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
i) Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
1. Cơ sở vật chất:
a) Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
- Phòng X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), cộng hưởng từ (MRI) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
- Phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10m2; riêng đối với nội soi tiêu hóa nếu thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 buồng riêng biệt;
b) Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
b) Có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chẩn đoán hình ảnh phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề và có thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh về chẩn đoán hình ảnh ít nhất là 54 tháng;
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chẩn đoán hình ảnh, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chẩn đoán hình ảnh nếu có thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chẩn đoán hình ảnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Chẩn đoán X.Quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ;
b) Chẩn đoán siêu âm doppler, siêu âm thường, nội soi chẩn đoán;
c) Không sử dụng thuốc cản quang tĩnh mạch tại phòng khám chẩn đoán hình ảnh;
d) Không chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm, không làm phẫu thuật nội soi, không soi phế quản, không làm các can thiệp X.Quang chảy máu;
đ) Cử nhân X.Quang (tốt nghiệp đại học) không được kết luận chẩn đoán;
e) Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
1. Cơ sở vật chất:
a) Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Phòng xét nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu về giải pháp thiết kế kiến trúc và giải pháp kỹ thuật theo quy định tại mục 6, 7 của Quyết định số 35/2005/QĐ - BYT ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế khoa xét nghiệm bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn ngành;
b) Đối với phòng xét nghiệm có thực hiện xét nghiệm vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điểm a Khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ - CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
c) Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật;
d) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị xét nghiệm, dụng cụ y tế để thực hiện được ít nhất 01 trong 06 loại xét nghiệm vi sinh, hóa sinh, huyết học, miễn dịch, giải phẫu bệnh, di truyền y học.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Là bác sỹ hoặc cử nhân sinh học hoặc cử nhân hóa học hoặc dược sỹ đại học hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian làm việc xét nghiệm ít nhất là 54 tháng kể cả thời gian học sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm kể từ ngày bắt đầu thực hiện công việc xét nghiệm (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm;
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm, các đối tượng khác làm việc trong phòng xét nghiệm nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Chỉ được thực hiện các xét nghiệm phù hợp với thiết bị xét nghiệm hiện có và năng lực thực tế của người hành nghề tại phòng xét nghiệm.
1. Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
b) Buồng tiêm chích, thay băng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký;
b) Có hộp thuốc chống choáng.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng.
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điểm a Khoản này, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Thực hiện việc tiêm (chích), thay băng theo đơn của bác sỹ;
b) Thực hiện việc đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;
c) Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.
1. Cơ sở vật chất:
a) Phòng khám và lắp răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2;
b) Phòng làm răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2 hoặc ký hợp đồng với cơ sở làm răng giả khác;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
3. Nhân sự:
Người phụ trách làm răng giả phải là thợ trồng răng (nha công) đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước và tại thời điểm đó đã đủ 18 tuổi trở lên, đồng thời phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Làm răng giả, hàm giả, tháo lắp, cố định;
b) Riêng đối với những thợ trồng răng tại Tp. Hồ Chí Minh đã được phép hành nghề từ năm 1980 trở về trước và đã được Sở Y tế tỉnh thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng, tập huấn, thi kiểm tra tay nghề (1985, 1986) và cấp “Giấy chứng nhận kiểm tra tay nghề” đáp ứng yêu cầu, nếu muốn mở rộng phạm vi hành nghề trám răng sâu độ 1, 2, nhổ răng một chân lung lay thì phải được bổ sung trình độ chuyên môn và bảo đảm đủ điều kiện thiết bị y tế y tế và phải có hộp thuốc chống choáng theo quy định phù hợp với loại hình này.
1. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.
2. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng;
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
3. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sỹ;
b) Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.
1. Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
b) Cơ sở có diện tích ít nhất là 15 m2;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
Có đủ dụng cụ, thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề về dịch vụ kính thuốc và có thời gian thực hiện đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt tại cơ sở dịch vụ kính thuốc hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa mắt ít nhất là 45 tháng;
b) Người hành nghề dịch vụ kính thuốc phải có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ về thiết bị y tế (thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt) do cơ sở được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Đo tật khúc xạ mắt, tư vấn về việc sử dụng kính;
b) Mài lắp kính thuốc theo đơn của bác sỹ và bảo hành kính thuốc.
1. Thiết bị, phương tiện vận chuyển y tế:
a) Có đủ phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ y tế, hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu bảo đảm an toàn cho người bệnh;
b) Có đủ phương tiện vận chuyển bảo đảm vệ sinh môi trường khi chuyển người bệnh.
2. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề;
- Có giấy chứng nhận đã được học về chuyên ngành hồi sức cấp cứu;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điểm a Khoản này, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
3. Có hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không nếu cơ sở đăng ký vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Cấp cứu, vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài.
1. Cơ sở vật chất:
a) Bảo đảm thiết kế theo quy định tại Quyết định số 2271/2002/QĐ - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn ngành.
b) Bảo đảm các điều kiện về quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt.
Số lượng người hành nghề thuộc trạm y tế cấp xã phải đáp ứng điều kiện quy định tại Mục IV của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT - BYT - BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Trạm xá, trạm y tế cấp xã thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt;
b) Nhân viên y tế thôn, bản thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu theo sự phân công và chỉ đạo về chuyên môn của Trưởng Trạm y tế xã.
1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức quy định tại Điều 24, 25 và 36 Thông tư này.
2. Đối với các cơ sở y tế thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS:
a) Nếu đã hoạt động trước ngày 01/01/2012 thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện của pháp luật chuyên ngành, còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này chậm nhất đến ngày 01/01/2016;
b) Nếu thành lập sau ngày 01/01/2012 thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này để được cấp giấy phép hoạt động.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế phân cấp cho Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt một số nội dung liên quan đến hoạt động của bệnh viện tư nhân, bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành khác đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động và phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Y tế ngay sau khi cho phép, cụ thể như sau:
a) Thẩm định, cho phép bằng văn bản việc thay đổi quy mô giường bệnh, cơ cấu tổ chức (thành lập thêm hoặc giải thể các khoa, phòng), bổ sung danh mục kỹ thuật theo quy định;
b) Cho phép bằng văn bản việc thay đổi giám đốc bệnh viện, người phụ trách chuyên môn kỹ thuật, trưởng khoa và người hành nghề khác.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
e) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;
g) Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện Nhà nước thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5571/Q Đ - BYT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu Điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
h) Bản sao có chứng thực hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài;
i) Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;
k) Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm thì thực hiện theo quy định tại Điểm b, d, e, g và h Khoản 1 Điều này kèm theo đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thực hiện theo quy định tại Điểm b, e, g và h Khoản 1 Điều này kèm theo đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị thu hồi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 48 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm bản gốc giấy phép bị hư hỏng (nếu có) kèm theo đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế và hồ sơ nhân sự tương ứng với quy mô hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn dự kiến điều chỉnh kèm theo đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.Bổ sung
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 39 Thông tư này được gửi như sau:
a) Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh, nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư này;
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh và các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư này: nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Y tế;
2. Trình tự xem xét việc đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động:
a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) gửi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời gian quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều 47 Luật khám bệnh, chữa bệnh, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu không có yêu cầu bổ sung thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;
d) Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời gian quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều 47 Luật khám bệnh, chữa bệnh; nếu không cấp, cấp lại thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
đ) Trường hợp cơ sở đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều này.
3. Giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập đoàn thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ, ngành khác với các thành phần như sau:
a) Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn;
b) Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế làm Phó trưởng đoàn;
c) Đại diện lãnh đạo Vụ Y dược cổ truyền làm Phó trưởng đoàn (đối với trường hợp thẩm định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền);
d) Đại diện Vụ Trang thiết bị và công trình y tế;
đ) Đại diện Sở Y tế tỉnh nơi có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đóng trên địa bàn được giao quản lý;
e) Đại diện chuyên gia y tế của bệnh viện khác có chuyên khoa phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động đăng ký;
g) Các thành phần liên quan khác nếu cần (đại diện cơ quan quản lý y tế của bộ, ngành đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc bộ, ngành khác);
h) Chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh hoặc chuyên viên Vụ Y dược cổ truyền (đối với trường hợp thẩm định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền) làm Thư ký đoàn thẩm định.
2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành lập đoàn thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh hoặc đại diện đơn vị thường trực Đoàn thẩm định quy định tại Khoản 3 Điều này làm Trưởng đoàn;
b) Đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý hành nghề hoặc Phòng Nghiệp vụ y (đối với các Sở Y tế tỉnh chưa thành lập Phòng Quản lý hành nghề) làm Phó trưởng đoàn;
c) Đại diện Phòng Nghiệp vụ y (đối với các Sở Y tế tỉnh đã thành lập Phòng Quản lý hành nghề);
d) Đại diện Phòng Tổ chức cán bộ (đối với trường hợp thẩm định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước);
đ) Đại diện của bệnh viện có chuyên khoa phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động đăng ký (nếu cần);
e) Các thành phần liên quan khác nếu cần (đại diện cơ quan quản lý y tế bộ, ngành đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc bộ, ngành khác);
g) Chuyên viên Phòng Quản lý hành nghề hoặc Phòng Nghiệp vụ y (đối với các Sở Y tế tỉnh chưa thành lập Phòng Quản lý hành nghề) làm Thư ký đoàn thẩm định.
3. Thường trực Đoàn thẩm định quy định tại Khoản 1 Điều này đặt tại Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế. Thường trực Đoàn thẩm định quy định tại Khoản 2 Điều này đặt tại Phòng Quản lý hành nghề hoặc Phòng Nghiệp vụ y (đối với các Sở Y tế tỉnh chưa thành lập Phòng Quản lý hành nghề) - Sở Y tế.
1. Quy trình thẩm định cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Thẩm định hồ sơ pháp lý; kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ y tế, tổ chức nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thẩm định phạm vi hoạt động chuyên môn;
b) Lập biên bản thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản thẩm định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại Bộ Y tế, 01 bản lưu tại Sở Y tế tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở, 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thẩm định;
d) Biên bản thẩm định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Giám đốc Sở Y tế tỉnh được làm thành 02 bản: 01 bản lưu tại Sở Y tế tỉnh, 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thẩm định.
2. Quy trình thẩm định cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Kiểm tra hồ sơ thẩm định đã cấp giấy phép hoạt động trước đó lưu tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh hoặc giấy phép hoạt động bị hư hỏng (nếu có);
b) Cấp lại giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quản lý giấy phép hoạt động:
a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được cấp một giấy phép hoạt động;
b) Bản sao giấy phép hoạt động và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép hoạt động được lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động;
c) Sau khi cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Bộ Y tế phải gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Y tế tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động;
- Sở Y tế tỉnh phải gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
CONDITIONS FOR OPERATION OF MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT FACILITIES
Section 1: SPECIFIC CONDITIONS FOR GRANTING OPERATION LICENSES FOR MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT FACILITIES OF DIFFERENT ORGANIZATIONAL FORMS
Article 23. Conditions for granting operation licenses for hospitals
1. Scale of hospitals:
a/ A general hospital must have at least 30 patient beds;
b/ A specialized or traditional medicine hospital must have at least 20 patient beds. Particularly, a high-tech ophthalmologic hospital must have at least 10 patient beds.
2. Physical foundation:
a/ A hospital must be designed and built according to Vietnam construction standard 365:2007. Particularly, the designing and building of emergency, intensive-care and anti-toxic, operation, image diagnosis and testing departments must strictly comply with the Minister of Health’s Decisions Nos. 32, 33 and 34/2005/QD-BYT of October 31, 2005, and No. 35/2005/QD-BYT of November 15, 2005.
A hospital planned to be built in a district of a centrally run city on a land area which is not large enough as required by Vietnam construction standard 365:2007, may be designed and built into a multi-storied block building satisfying the following conditions:
- Departments, rooms and hallways are arranged conveniently for technique expertise after the interconnected and self-contained complex model within the hospital premises; ensure aseptic and environmental sanitation conditions prescribed by law;
- A minimum construction floor area of 50 m2 per patient bed is ensured, the hospital façade is at least 10 m wide. Hospitals commencing their operation before January 1, 2012, may continue operating but must satisfy the condition of the façade width by January 1, 2016, at the latest.
b/ Satisfying the conditions of radiation safety, hospital waste management, fire prevention and fighting under law;
c/ Ensuring sufficient electricity and water supply and other conditions for patient care.
3. Medical equipment:
a/ Having sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of registered professional operation;
b/ Having sufficient vehicles for internal and external emergency transportation. Hospitals having no vehicles for external emergency transportation must have transportation contracts signed with facilities having such vehicles.
4. Organization:
a/ Departments:
- Having at least 2 of the 4 departments of internal medicine, surgery, obstetrics and pediatrics, for general hospitals, or an appropriate clinical department, for specialized hospitals;
- Medical examination department, which has a place for patient reception, first-aid and patient stay rooms, consulting room and minor operation room);
- Para-clinical department, which has at least two units for testing and image diagnosis. Particularly, an ophthalmologic hospital having no image diagnosis unit must have a contract signed with a medical examination and treatment facility having a licensed image diagnosis unit;
- Pharmaceutical department;
- Other specialized departments and sections, which must be suitable to the scale, functions and tasks of the hospital.
b/ Functional sections of general planning, organization and personnel, convalescence, finance and accounting.
5. Personnel:
a/ The number of full-time practitioners (official staff) in each department must account for at least 50% of the total number of practitioners in this department;
b/ Payroll limits, proportional structure of professional operation sections comply with Clauses 1, 2, 3 and 4, Section II of Joint Circular No.08/2007/TTLT-BYT-BNV of June 5, 2007, of the Ministry of Health and the Ministry of Home Affairs, guiding non-business payroll limits of state-owned health facilities;
c/ A person in charge of professional and technical activities of a hospital must satisfy the following conditions:
- Being a doctor with a practicing certificate relevant to at least one of medical specialties registered by the hospital;
- Having conducted medical examination and treatment for at least 54 months. The assignment or appointment of a person in charge of professional and technical activities of a hospital must be made in writing;
- Working on a full-time basis in the hospital.
d/ The head of the clinical department must satisfy the following conditions:
- Being a doctor with a practicing certificate relevant to this specialty;
- Having conducted medical examination and treatment for at least 36 months. The assignment or appointment of a department head must be made in writing;
- Working on a full-time basis in the hospital.
e/ The head of another department must satisfy the following conditions:
- Possessing a university degree and having worked in such department for at least 36 months, counting from the date of receiving the university degree to the date of being assigned or appointed as the department head. The assignment or appointment of a department head must be made in writing;
- Working on a full-time basis in the hospital;
f/ The head of the pharmaceutical department must be a person working on a full-time basis in the hospital and satisfying the conditions specified in Clause 1, Article 7 of the Minister of Health’s Circular No. 22/2011/TT- BYT of June 10, 2011, stipulating the organization and operation of pharmaceutical departments of hospitals;
g/ A surgeon must satisfy the following conditions:
- Being a doctor specialized in surgery or a general doctor possessing a certificate of training in surgery issued by a hospital at provincial or higher level or a medicine university or a training and direction center of a special- grade or grade-1 hospital attached to the Ministry of Health. A surgeon trained overseas must have a specialty certificate;
- Having a written permission for conducting surgery or surgical intervention issued by the hospital director at the request of the person in charge of professional and technical activities of the hospital.
h/ If wishing to conduct medical examination and treatment, persons other than those specified at Points c, d, e, f and g of this Clause working in a hospital must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of assigned jobs. The assignment of jobs to these persons must be made in writing and suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
6. Scope of technique expertise:
Performing professional techniques in a list approved by the Minister of Health or the Department of Health of the province director.
Article 24. Conditions for grant of operation licenses for polyclinics
1. Scale of polyclinic:
A polyclinic must have at least the following:
a/ Two of the four specialized departments of internal medicine, surgery, obstetrics and pediatrics;
b/ A first-aid room;
c/ A minor operation room;
d/ A patient stay room;
e/ Para-clinical department, which consists of two units of testing and image diagnosis.
2. Physical foundation:
a/ A polyclinic must have a place for patient reception, a first-aid room, a patient stay room, specialized consulting rooms and a minor operation room. Rooms in a polyclinic must satisfy the following minimum area requirement:
- The first-aid room is at least 12 m2 large;
- The patient stay room is at least 15 m2 large and has at least 2 patient beds. If the patient stay room has 3 or more patient beds, the area for each bed is at least 5 m2;
- Specialized consulting rooms and the minor operation room are at least 10 m2 large each.
Particularly, state-owned regional polyclinics must conform to design standards provided in the Minister of Health’s Decision No.1327/2002/QD-BYT of April 18, 2002.
b/ Satisfying the conditions of radiation safety, hospital waste management and fire prevention and fighting under law;
c/ Having sufficient electricity and water supply and other conditions for patient care.
3. Medical equipment:
A polyclinic must have sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of its registered professional operation.
4. Organization and personnel:
a/ The number of full-time doctors (official staff) must account for at least 50% of the total number of doctors of the polyclinic;
b/ A person in charge of professional and technical activities of a polyclinic must satisfy the following conditions:
- Being a doctor with a practicing certificate relevant to at least one of medical specialties registered by the polyclinic;
- Having conducted medical examination and treatment for at least 54 months. The assignment or appointment of a person in charge of professional and technical activities of the polyclinic must be made in writing;
- Working on a full-time basis in the polyclinic.
c/ If wishing to conduct medical examination and treatment, persons other than the person in charge of professional and technical activities of a polyclinic working in the polyclinic must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of jobs to these persons must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
5. Scope of technique expertise:
Practicing within the scope of technique expertise approved by Department of Health of the province directors. Approval must be based on the provisions on scope of technique expertise of Articles 25, 26, 28, 29, 30, 32, 33 and 34 of this Circular.
Article 25. Conditions for grant of operation licenses for specialized clinics
1. Physical foundations:
a/ Construction and designing:
- A specialized clinic must be in a fixed location and separated from daily- life activities of surrounding households;
- A specialized clinic must be built firmly and well lit, and have dustproof ceilings, walls and floors made of easy-to-clean materials;
b/ A specialized clinic must have medical examination and treatment rooms which are at least 10 m2 large each and a place for patient reception, except rooms for medical examination consulting by phone and rooms for health care consulting via telematic media and medical equipment. Particularly, surgery or cosmetic surgery clinic must have also a patient stay room which is at least 12 m2 large; a functional rehabilitation clinic must have also a functional rehabilitation room which is at least 10 m2 large;
c/ In addition to the conditions specified at Point b, Clause 1 of this Article, depending on the scope of technique expertise, a clinic must additionally satisfy the following conditions:
- Having an operation room which is at least 10 m2 large in case the clinic performs operation, including dental implant technique;
- Having a functional probing room which is at least 10 m2 large in case the clinic performs functional probing;
- Having a gynecological examination room which is at least 10 m2 large in case the clinic performs gynecological examination or examination of sexually transmitted diseases;
- Having a room for performance of family planning techniques which is at least 10 m2 large in case the clinic performs family planning techniques;
- Having a room for kinetotherapy which is at least 40 m2 large in case the clinic provides kinetotherapy;
- For an orthodontic clinic having three or more dental chairs, the space for each dental chair must be at least 5 m2;
- Specialized clinics using radiation equipment (including also dental X-ray equipment mounted on dental chairs) must satisfy requirements on radiation safety.
d/ Ensuring medical waste treatment according to law and aseptic operation, implant and family planning rooms;
e/ Ensuring sufficient electricity and water supply and satisfy other conditions for patient care.
2. Medical equipment:
a/ Having sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of registered technique expertise;
b/ Having anti-shock medicine boxes and sufficient specialized first-aid medicines;
c/ Rooms for medical examination consulting by phone and rooms for health care consulting via telematic media and medical equipment are not required to have medical equipment and instruments specified at Points a and b, Clause 2 of this Article but must have sufficient telematic appliances and equipment suitable to registered consulting activities.
3. Personnel:
a/ A person in charge of professional and technical activities of a specialized clinic must be a doctor having a practicing certificate relevant to medical specialties registered by the clinic and having conducted medical examination and treatment for at least 54 months in such specialty.
b/ Apart from the person in charge of professional and technical activities of a specialized clinic, other persons working in this clinic and wishing to conduct medical examination and treatment must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of jobs must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates;
4. Scope of technique expertise:
a/ For general internal medicine clinics and family-doctor clinics:
- First-aid and examination and treatment of common adult diseases other than specialized operations;
- Performance of electrocardiographic, electroencephalographic, electromyographic, cerebral blood-flow measuring, ultrasonic, gastroscopic techniques, provided doctors directly performing these techniques have professional training certificates issued by a hospital at provincial or higher level. In case of performance of gastroscopic technique, a certificate of performance of practicing activities in the specialty for 18 months or more in a medical examination and treatment facility is also required.
Particularly, family-doctor clinics may conduct health care and medical examination and treatment at patients’ homes.
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
b/ For specialized clinics in the internal medicine system (cardiovascular system, respiratory system, digestive system, pediatrics and other specialties of internal medicine):
- First-aid, examination and treatment of diseases of internal medicine specialties;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
c/ Rooms for medical examination and treatment consulting by phone and rooms for health care consulting via telematic appliances and medical equipment:
- Consulting rooms may provide counseling in their approved medical specialties;
- Practitioners may provide health care counseling relevant to their practicing certificates.
d/ For surgery clinics:
- Surgical first-aid and palliation;
- Examination and dressing of common wounds;
- Plaster cast and removal of plaster casts for minor bone fracture;
- Removal of sebaceous cysts and small superficial cysts;
- Non-lancing of big diffuse pyogenic abscess cavities.
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
e/ For obstetrics-gynecology - family planning clinics:
- Obstetrical and gynecological first-aid;
- Pre-natal checkup and pregnancy management;
- Examination and treatment of common gynecological diseases;
- Placement of vaginal suppositories;
- Cauterization of cervical uterine segment;
- Colposcopy and curettage for detection of precancerous cells;
- Obstetrical ultrasonic techniques, provided doctors directly performing ultrasonic techniques have professional training certificates issued by a hospital at the provincial or higher level and certificates of performance of practicing activities in the specialty for 18 months or more in a medical examination and treatment facility;
- Placement of intrauterine contraceptive devices;
- Internal vacuum extraction or abortion of fetuses which are up to 6 weeks old (between 36 and 42 days from the first date of the last menstruation), provided the conditions specified in the national standard for reproductive health care services promulgated by the Minister of Health are met;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
f/ For dental clinics:
- Examination and treatment of common diseases and first-aid for maxillary and facial wounds;
- Minor operations to prevent scars of facial minor wounds of under 2 cm;
- Temporo-mandibular joint adjustment;
- Superficial laser treatment;
- Treatment of gum (alveolaris) diseases;
- Lancing of tooth abscesses, tartar removing and tooth extraction;
- Dental prosthesis;
- Dental orthopedics;
- Dental care and endodontological treatment;
- Simple implant of one or two teeth per time of manipulation (particularly for submandibular incisors, the maximum number per time of implant is four) provided doctors directly perform the implant technique have dental implant certificates granted by a medicine university or hospital at provincial or higher level. Dental clinics are not allowed to perform cuboid bone grafting for implant or perform implant for patients suffering progressive adult diseases which might affect implant quality;
- Dental minor operation;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
g/ For otorhinolaryngologic clinics:
- Examination and treatment of common diseases and otorhinolaryngologic first-aid;
- Treatment of sinusitis, exploratomic sinusal puncture, draining of cystic mucus;
- Incision and lancing of acute otitis media;
- Incision and lancing of tonsillar abscesses;
- Excision of simple polyps, sebaceous cysts, benign cysts and adipoma in the ear, nose and throat;
- Nasal hemostasis;
- Removal of foreign objects from the ear, nose and throat, except those in larynx and esophagus;
- Heat or laser guttural cauterization;
- Adenoidectomy;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
h/ For ophthalmologic clinics:
- Examination and treatment of common diseases, ophthalmologic first-aid;
- Subconjunctival and intraocular injection;
- Removal of foreign objects from conjunctiva or cornea, excision of eyelid cysts;
- Cleaning of lacrimal canals;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
i/ Cosmetic surgery clinics:
- Creation of dimples, obliteration of supercillary arch tattoos, lifting of supercillary arch, formation of cheekbone, cleft chin or receding chin, reconditioning of facial and neck skin;
- Eyelid, nose, lip and ear re-shaping;
- Cosmetic surgery clinics are not allowed to perform plastic surgery operations of breast augmentation or implant, reduction of mammary areola and nipples; neatening of abdominal wall, buttock and thigh; tightening of facial, buttock and thigh skin; fat removal;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
- Cosmetic surgery that would change identity features of persons indicated in their identity cards may be performed only after these persons have filed requests for permission of police departments that have issued their identity cards.
j/ For functional rehabilitation clinics:
- Functional rehabilitation for persons suffering central or peripheral neuroparalysis syndrome or chronic diseases or after undergoing operation;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
k/ For mental clinics:
- First-aid, examination and outpatient treatment of mental diseases and epilepsy;
- Providing psychotherapy;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
l/ For oncological clinics:
- Examination and early detection of common oncological diseases;
- Collection of swab samples for cytological or pathoanatomic tests of some types of cervical, rectal, vaginal, breast and nodular cancer. Results of cytological or pathoanatomic tests must be concluded by pathoanatomical - cytologic doctors;
- Examination and periodical monitoring of oncological diseases under treatment;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
m/ For dermatological clinics:
- Examination and treatment of skin diseases, leprosy and sexually transmitted diseases;
- Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
Article 26. Conditions for grant of operation licenses for traditional medicine clinics
1. Physical foundations:
a/ A traditional medicine clinic must satisfy the conditions specified at Points a, d and e, Clause 1, Article 25 of this Circular;
b/ A diagnosis and treatment room must be at least 10 m2 large and have a place for patient reception;
c/ Depending on the scope of its registered technique expertise, a traditional medicine clinic must also satisfy the following conditions:
- If providing acupuncture, massage and acupressure, it must have a room or a place with beds for acupuncture, massage and acupressure, at least 5 m2 for each bed;
- If providing medicinal sauna (anemopathy), it must have a sauna chamber which is at least 2 m2 large, closed and well-lit;
- If preparing some pre-packaged medicines, it must obtain permission of the Department of Health of the province after appraisal.
2. Medical equipment:
a/ For clinics providing medical examination, giving prescriptions and medicinal herb recipes:
- They must have herb cabinets with medicinal herbs and substances contained in drawers and securely covered bottles or pots with labels showing names of medicinal herbs;
- They must have medicine scales and divide medicinal herbs according to recipes.
b/ For clinics providing acupuncture, massage and acupressure:
- They must have beds for acupuncture, massage and acupressure;
- They must have sufficient tools for acupuncture, massage and acupressure and infrared lamps;
- They must have sufficient tools for and guide the relief of over- acupuncture.
c/ Clinics providing medicinal sauna must have a medicinal steam system;
3. Personnel:
a/ Persons in charge of professional and technical activities of traditional medicine clinics must be doctors or assistant doctors specialized in traditional medicine or have galenic physician certificates granted by the Ministry of Health or Department of Health of the provinces or persons who have family remedies or treatment methods and traditional medical examination and treatment practicing certificates;
- Traditional medicine doctors must have conducted medical examination and treatment with traditional medicine for at least 54 months;
- Assistant doctors in traditional medicine must have conducted medical examination and treatment with traditional medicine for at least 48 months;
- Galenic physicians or persons who have handed-down family remedies or treatment methods must have conducted medical examination and treatment with traditional medicine for at least 36 months.
b/ In addition to the person in charge of professional and technical activities of a traditional medicine clinic, other persons working in the clinic and wishing to conduct medical examination and treatment must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of these persons to conduct medical examination and treatment must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
4. Scope of technique expertise:
a/ Medical examination and treatment with traditional medicine (with or without medicinal herbs);
b/ Use of finished traditional medicines produced by other facilities which have circulation registrations granted by the Ministry of Health for use in medical examination and treatment;
c/ Preparation of medicinal raw materials into medicinal powders and slices and scaling of medicinal recipes for patients;
d/ Practitioners with handed down family remedies or treatment methods may conduct medical examination and treatment only with these remedies or methods;
e/ Before producing pre-packaged medicines (ointment, pill, pellet or powder) for use by their patients, traditional medicine clinics shall register these medicines with Department of Health of the provinces on their ingredients, production process (enclosed with a description of the physical foundations and equipment), effects, dosages, contraindications and labels. Department of Health of the provinces shall consider, appraise and recognize the satisfaction of all required conditions. These medicines may only be used by patients of traditional medicine clinics and may not be marketed as provided by the Pharmacy Law.
Article 27. Conditions for grant of operation licenses for medical assessment facilities
Medical assessment facilities that conduct medical examination and treatment shall apply one of the organizational forms specified in Articles 24 and 25 of this Circular.
Article 28. Conditions for grant of operation licenses for maternity homes
1. Physical foundations:
a/ Building and designing:
- A maternity home must be built firmly and have sufficient professional activity rooms which are well lit and have dustproof ceilings, and walls and floors made of easy-to-clean materials;
- Rooms of a maternity home must be interconnected and convenient for first-aid, medical examination and treatment.
b/ A maternity home must have rooms for pre-natal and gynecological checkup and family planning techniques, which are at least 10 m2 large each; a delivery room which is at least 16 m2 large; and a room for lying-in women which is at least 20 m2 large, to ensure at least 5 m2 for each bed;
c/ Rooms specified at Points a and b, Clause 1 of this Article must satisfy the requirements on work structure and designing specified at Point 5.4,Clause 5 of the Minister of Health’s Decision No. 2271/2002/QD-BYT of June 17, 2002, promulgating the design standard: Grassroots health stations
- sector standard;
d/ A maternity home must treat its medical wastes and satisfy the radiation safety conditions (if any) under law;
e/ A maternity home must have sufficient electricity and water supply and satisfy other conditions for patient care.
2. Medical equipment:
a/ A maternity home must have sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of its registered technique expertise;
b/ A maternity home must have vehicles for internal and external emergency transportation. A maternity home having no vehicles for internal and external emergency transportation shall sign contracts with facilities having such vehicles.
3. Organization and personnel:
a/ A maternity home must have an organizational apparatus suitable to the scope of its technique expertise registered in the dossier of application for operation license;
b/ A person in charge of professional and technical activities of a maternity home must satisfy the following conditions:
- Being a doctor or bachelor in midwifery (university graduate) and having a practicing certificate;
- Having conducted medical examination and treatment in gynecology and obstetrics for at least 54 months, for doctors, or at least 45 months, for midwifery bachelors (university graduates);
- Working on a full-time basis in the maternity home.
c/ Apart from the person in charge of professional and technical activities
of a maternity home, other persons working in such maternity home and wishing to conduct medical examination and treatment must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of these persons to conduct medical examination and treatment must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
4. Scope of technique expertise:
a/ Pre-natal checkup and pregnancy management;
b/ Obstetrical first-aid;
c/ Tetanus vaccination;
d/ Urinary protein test;
e/ Midwifery;
f/ Manual removal (scaping) of post-natal or post-miscarriage retained placenta;
g/ Placement of intrauterine contraceptive devices;
h/ Internal vacuum extraction or abortion of fetuses up to 6 weeks old (between 36 and 42 days from the first day of the last menstruation), provided the conditions specified in the national standard for reproductive health care services promulgated by the Ministry of Health are satisfied;
i/ Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundations of each clinic.
Article 29. Conditions for grant of operation licenses for image diagnosis clinics
1. Physical foundation:
a/ Building and designing:
- An image diagnosis clinic must a fixed location separated from daily-life activities of surrounding households;
- An image diagnosis clinic must be built firmly and have dustproof ceiling and walls and floors made of easy-to-clean materials;
- X-ray, computed tomography (CT) scanner and magnetic resonance imaging (MRI) rooms must satisfy the radiation safety conditions specified by law;
- Ultrasonic and endoscopic diagnosis rooms must be independent and at least 10 m2 large each. Particularly for gastroendoscopy, if both upper and lower gastroendoscopic techniques are performed, there must be two separate rooms;
b/ An image diagnosis clinic must treat its medical wastes and satisfy the radiation safety conditions specified by law;
c/ An image diagnosis clinic must have sufficient electricity and water supply and satisfy other conditions for patient care.
2. Medical equipment:
a/ An image diagnosis clinic must have sufficient medical equipment and instruments suitable to its registered scope of technique expertise;
b/ An image diagnosis clinic must have personal protection devices required by the law on radiation safety.
3. Personnel:
a/ A person in charge of professional and technical activities of an image diagnosis clinic must be a doctor having a practicing certificate and having conducted medical examination and treatment in image diagnosis for at least 54 months;
b/ Apart from the person in charge of professional and technical activities of an image diagnosis clinic, other persons working in such clinic and wishing to conduct medical examination and treatment must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of these persons to conduct medical examination and treatment must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
4. Scope of technique expertise:
a/ X-ray-, computed tomography- and ultrasonic resonance imaging-based diagnosis;
b/ Doppler ultrasonic, common ultrasonic and endoscopic diagnosis;
c/ Image diagnosis clinics may not use intravenous contrast agents;
d/ Image diagnosis clinics may not perform ultrasonic-guided probing, endoscopic operation, bronchial tube scopy and hemorrhagic X-ray interventions;
e/ X-ray bachelors (university graduates) may not make diagnostic conclusions;
f/ Other professional techniques as approved by Department of Health of the province directors based on the actual capacity of practitioners and conditions of medical equipment and physical foundation of clinics.
Article 30. Conditions for grant of operation licenses for testing laboratories
1. Physical foundation:
a/ Building and designing:
- A testing laboratory must be located separately from daily-life activities of surrounding households;
- A testing laboratory must satisfy the requirements on architectural design and technical solutions specified in Sections 6 and 7 of the Minister of Health’s Decision No. 35/2005/QD-BYT of October 31, 2005, promulgating the design standard: testing departments of polyclinics - sector standard;
b/ In addition to the conditions specified at Point a, Clause 1 of this Article, a testing laboratory providing tests of microorganisms likely to cause infectious diseases in humans must satisfy the conditions specified in the Government’s Decree No. 92/2010/ND-CP of August 30, 2010, on assurance of bio-safety in laboratories;
c/ A testing laboratory must treat its medical wastes under law;
d/ A testing laboratory must have sufficient electricity and water supply and satisfy the conditions for patient care.
2. Medical equipment:
A testing laboratory must have sufficient testing devices and medical equipment for performing at least one of the six microbiological, biochemical, hematological, immunological, pathoanatomical and medico- genetic tests.
3. Personnel:
a/ A person in charge of professional and technical activities of a testing laboratory must satisfy the following conditions:
- Being a biological doctor or bachelor or a chemical bachelor or a university pharmacist or a testing technician (university graduate) and having a practicing certificate;
- Having conducted medical tests for at least 54 months, including the
period of postgraduate study in testing, from the date of starting to perform testing jobs (counting from the date of signing a labor contract or obtaining a recruitment decision) to the date of being assigned or appointed to act as the person in charge of professional and technical activities of a testing laboratory.
b/ Apart from the person in charge of professional and technical activities of a testing laboratory, other persons working in such testing laboratory and wishing to conduct medical examination and treatment must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of these persons to conduct medical examination and treatment must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
4. Scope of technique expertise:
A testing laboratory may only perform tests suitable to its existing testing equipment and actual capacity of its practitioners.
Article 31. Conditions for grant of operation licenses for injection, dressing change, pulse counting, temperature and blood pressure measurement service facilities
1. Physical foundation:
a/ A service facility must be built firmly in a fixed location, well lit and separated from daily-life activities of surrounding households;
b/ A room for injection or dressing change must be at least 10 m2 large;
c/ A service facility must have sufficient electricity and water supply and satisfy other sanitation conditions for patient care.
2. Medical equipment:
a/ A service facility must have sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of its registered technique expertise;
b/ A service facility must have an anti-shock medicine box.
3. Personnel:
a/ A person in charge of professional and technical activities of an injection, dressing change, pulse counting, temperature and blood pressure measurement service providing must satisfy the following conditions:
- Having an intermediate or higher degree in medicine and a practicing certificate;
- Having conducted injection, dressing change, pulse counting, temperature and blood pressure measurement for at least 45 months.
b/ Apart from the person in charge of professional and technical activities specified at Point a of this Clause, other persons working in a service facility and wishing to conduct medical examination and treatment must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of these persons to conduct medical examination and treatment must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
4. Scope of technique expertise:
a/ Injection and dressing change according to doctor prescriptions;
b/ Pulse counting and temperature and blood pressure measurement;
c/ Service facilities may not perform transfusion, medical examination and treatment and give prescriptions.
Article 32. Conditions for grant of operation licenses for denture prosthesis service facilities
1. Physical foundation:
a/ A dental and denture prosthesis room must be at least 10 m2 large;
b/ A denture prosthesis room must be at least 10 m2 large or is rent under a contract from another denture prosthesis facility;
c/ Having sufficient electricity and water supply and satisfying other sanitation conditions for patient care.
2. Medical equipment:
A denture prosthesis service facility must have sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of its registered technique expertise.
3. Personnel:
A person in charge of denture prosthesis must be a tooth implanter having practiced since 1980 or before at the age of full 18 or more and have a certificate thereof issued by the Department of Health of the commune.
4. Scope of technique expertise:
a/ Making of onlay and inlay denture prosthesis;
b/ Particularly, dental implanters in Ho Chi Minh City, who have been licensed for practice since 1980 or before and attended the municipal Department of Health-organized professional training courses or passed a professional skill test (held in 1985 or 1986) and obtained a certificate of professional qualifications and wish to expand their scope of practice to filling teeth decayed at 1 or 2 level or extracting half-decayed teeth, must acquire additional relevant professional qualifications and have sufficient medical equipment and an anti-shock medicine box as required for these operations.
Article 33. Conditions for grant of operation licenses for home health care service facilities
1. Medical equipment:
A service facility must have sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of its registered technique expertise.
2. Personnel:
a/ A person in charge of professional and technical activities of a home health care service facility must possess an intermediate or higher degree in medicine and a practicing certificate and have conducted medical examination and treatment for at least 45 months;
b/ Apart from the person in charge of professional and technical activities of a home health care service facility, other persons working in such facility and wishing to conduct medical examination and treatment must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of these persons to conduct medical examination and treatment must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
3. Scope of technique expertise:
a/ Home health care services according to doctor prescriptions;
b/ Home health care service facilities may not perform transfusion, medical examination and treatment and give prescriptions.
Article 34. Conditions for grant of operation licenses for optical glasses service facilities
1. Physical foundation:
a/ An optical glasses service facility must be built firmly in a fixed location, well lit and separated from daily-life activities of surrounding households;
b/ An optical glasses service facility must be at least 15 m2 large;
c/ An optical glasses service facility must have sufficient electricity and water supply and satisfy other sanitation conditions for patient care.
2. Medical equipment:
An optical glasses service facility must have sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of its registered technique expertise.
3. Personnel:
a/ A person in charge of professional and technical activities of an optical glasses service facility must possess an intermediate or higher degree in medicine and a practicing certificate and have conducted measurement, checking and diagnosis of refractive defects in an optical glasses service facility or a medical examination and treatment facility having an ophthalmological department for at least 45 months;
b/ An optical glasses service practitioner must have a practicing certificate or a certificate of expertise in medical equipment (equipment for measurement, checking and diagnosis of refractive defects) granted by a training facility designated by the Ministry of Health.
4. Scope of technique expertise:
a/ Measurement of refractive defects and counseling on use of optical glasses;
b/ Grinding and fitting of optical glasses according to doctor prescriptions and warranty for optical glasses.
Article 35. Conditions for grant of operation licenses for first-aid or patient transportation service facilities
1. Medical equipment and transportation vehicles:
a/ An facility must have sufficient transportation vehicles, medical equipment and instruments, anti-shock medicine boxes and first-aid medicines for keeping patients safe;
b/ An facility must have sufficient transportation vehicles ensuring environmental sanitation in the course of patient transportation.
2. Personnel:
a/ A person in charge of professional and technical activities of an facility providing first-aid or patient transportation services at home or abroad must satisfy the following conditions:
- Being a doctor with a practicing certificate;
- Having a certificate of study in the specialty of recuperation and first aid;
- Having conducted medical examination and treatment for at least 54 months.
b/ Apart from the person in charge of professional and technical activities specified at Point a of this Clause, other persons working in an facility providing first-aid or patient transportation services at home or abroad and wishing to conduct medical examination and treatment must have a practicing certificate and may only conduct medical examination and treatment within the scope of their assigned jobs. The assignment of these persons to conduct medical examination and treatment must be suitable to the scope of technique expertise stated in their practicing certificates.
3. In case of registration for patient transportation abroad, a first-aid service and patient transportation facility must have a contract signed with an aviation service company.
4. Scope of technique expertise:
First-aid and transportation of patients at home and abroad.
Article 36. Conditions for grant of operation licenses for commune-level infirmaries and health stations
1. Physical foundation:
a/ A commune-level infirmary or health station must have a design under the Minister of Health’s Decision No. 2271/2002/QD-BYT of June 17, 2002, promulgating the design standard: Grassroots health station - sector standard.
b/ A commune-level infirmary or health station must satisfy the conditions of medical waste management and fire prevention and fighting under law;
c/ A commune-level infirmary or health station must have sufficient electricity and water supply and satisfy other conditions for patient care.
2. Medical equipment:
A commune-level infirmary or health station must have sufficient medical equipment and instruments suitable to the scope of its operational activities approved by the Department of Health of the province director.
3. Organization and personnel:
The number of practitioners of a commune-level health station must satisfy the condition specified in Section IV of Joint Circular No. 08/2007/TTLT- BYT-BNV of June 5, 2007, of the Ministry of Health and the Ministry of Home Affairs, guiding non-business payrolls limits of state-owned health facilities.
4. Scope of technique expertise:
a/ Commune-level infirmaries and health stations shall perform professional techniques on the list of techniques in medical examination and treatment promulgated by the Minister of Health, which are approved by Department of Health of the province directors;
b/ Village health workers shall provide primary health care according to assignment and professional direction by heads of commune-level health stations.
Article 37. Health facilities of agencies, units and organizations
1. Agencies, units and organizations that organize medical examination and treatment shall apply one of the organizational forms specified in Articles 24, 25 an 36 of this Circular.
2. For health facilities that conduct medical examination and treatment under the laws on drug, prostitution and HIV/AIDS prevention and control:
a/ In addition to the conditions specified by specialized laws, those commencing operation before January 1, 2012, must also satisfy the conditions specified in Article 25 of this Circular by January 1, 2016, at the latest;
b/ Those founded before January 1, 2012, must satisfy the conditions specified in Article 25 of this Circular in order to be granted operation licenses.
Section 2: COMPETENCE, DOSSIERS AND PROCEDURES FOR GRANT, RE- GRANT OR MODIFICATION OF OPERATION LICENSES FOR MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT FACILITIES
Article 38. Competence to grant, re-grant or modify operation licenses for medical examination and treatment facilities
1. The Minister of Health and Department of Health of the province directors may grant, re-grant or modify operation licenses for medical examination and treatment facilities under Clauses 1 and 2, Article 45 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. The Minister of Health may empower Department of Health of the province directors to approve a number of matters related to operations of private hospitals and hospitals of other ministries and sectors already licensed by the Minister of Health and to report in writing these matters to the Ministry of Health right after approval, specifically as follows:
a/ To appraise and permit in writing changes in the number of patient beds and organizational structure (facility of new departments or dissolution of existing departments or rooms), and to supplement the list of techniques under regulations;
b/ To permit in writing changes of hospital directors and persons in charge of professional and technical activities, department heads and other practitioners.
Article 39. Dossiers of application for grant, re-grant or modification of operation licenses for medical examination and treatment facilities
1. A dossier of application for grant, re-grant or modification of an operation license for a medical examination and treatment facility specified in Clause 1, Article 46 of the Law on Medical Examination and Treatment comprises:
a/ An application for an operation license, made according to the form provided in Appendix 13 to this Circular;
b/ A certified copy of the facility decision, for state-owned medical examination and treatment facilities, or of the business registration certificate, for private medical examination and treatment facilities, or of the investment certificate, for foreign-invested medical examination and treatment facilities;
c/ Certified copies of practicing certificates of all practitioners and a list of registered practitioners of the medical examination and treatment facility, made according to the form provided in Appendix 6 to this Circular;
d/ A declaration of physical foundation and medical equipment of the medical examination and treatment facility, made according to the form provided in Appendix 14 to this Circular;
e/ Personnel files of medical workers in the facility who are not required to acquire a practicing certificate.
f/ Documents evidencing that the medical examination and treatment facility satisfies the conditions of physical foundation, medical equipment, organization and personnel suitable to the scope of technique expertise of its organizational form as specified in Section 1, Chapter III of this Circular;
g/ An organization and operation regulation, for state-owned hospitals, made according to the Minister of Health’s Decision No. 5571/QD-BYT of December 29, 2006, promulgating the model organization and operation regulation of hospitals attached to the Ministry of Health; or made according to the form provided in Appendix 15 to this Circular, for private hospitals, and an initial operation plan of the hospital;
h/ A certified copy of the contract with an aviation service company for transportation of patients, for facilities providing first-aid and patient transportation abroad;
i/ A certified copy of the patient transportation contract, for hospitals having no emergency transportation vehicles;
j/ Projected scope of technique expertise: A medical examination and treatment facility shall propose the scope of its technique expertise and the list of techniques it plans to perform based on the list of professional techniques promulgated by the Minister of Health.
2. For a medical examination and treatment facility upon organizational transformation, splitting up, division, consolidation or merger, a dossier of application for an operation license complies with Clause 1 of this Article.
3. For a medical examination and treatment facility upon relocation, a dossier of application for an operation license complies with Points b, d, f, g and h, Clause 1 of this Article, together with an application made according to the form provided in Appendix 16 to this Circular.
4. For a medical examination and treatment facility upon renaming, a dossier of application for an operation license complies with Points b, f, g and h, Clause 1 of this Article, together with an application made according to the form provided in Appendix 17 to this Circular.
5. For a medical examination and treatment facility having its operation license lost, damaged or revoked, a dossier of application for re- grant of such operation license complies with Point a, Clause 1 of Article 48 of the Law on Medical Examination and Treatment, together with the damaged original license (if any) and an application made according to the form provided in Appendix 18 to this Circular.
6. For a medical examination and treatment facility having a change in the number of patient beds or organizational structure or scope of technique expertise, a dossier of application for modification of its operation license complies with Clause 3, Article 46 of the Law on Medical Examination and Treatment, together with a declaration of its physical foundation and medical equipment and personnel files suitable to the scale and scope of technique expertise it plans to change, and an application made according to the form provided in Appendix 19 to this Circular.
Article 40. Procedures for grant, re-grant and modification of operation licenses
1. A dossier of application for grant, re-grant and modification of an operation license for a medical examination and treatment facility specified in Article 39 shall be filed as follows:
a/ For medical examination and treatment facilities falling under the competence specified Clause 1, Article 45 of the Law on Medical Examination and Treatment, a dossier set shall be filed with the Department of Medical Service Administration of the Ministry of Health, except the cases specified in Clause 2, Article 38 of this Circular;
b/ For medical examination and treatment facilities falling under the competence specified Clause 2, Article 45 of the Law on Medical Examination and Treatment and the cases specified in Clause 2, Article 38 of this Circular, a dossier set shall be filed with the Department of Health of the province.
2. Procedures for considering the grant, re-grant or modification of operation licenses:
a/ After receiving a dossier of application for grant, re-grant or modification of an operation license, the Ministry of Health or the Department of Health of the province (below collectively referred to as the dossier-receiving agency) shall send to the applying medical examination and treatment facility a dossier receipt, made according to the form provided in Appendix 20 to this Circular;
b/ Within the time limit specified at Point b or c, Clause 1, Article 47 of the Law on Medical Examination and Treatment, counting from the date indicated in the dossier receipt, if no supplementation is needed, the dossier-receiving agency shall consider and grant, re-grant or modify the operation license. If refusal to grant, re-grant or modify the license, it shall reply in writing, clearly stating the reason;
c/ In case a dossier of application for grant, re-grant or modification of an operation license is invalid, within 10 working days after the date indicated in the dossier receipt, the dossier-receiving agency shall notify such in writing to the applying medical examination and treatment facility for completion of the dossier. A written notice must clearly state documents which must be added or contents which must be modified;
d/ Upon receiving a written notice requesting the completion of the dossier, the applying medical examination and treatment facility shall make supplementations or modifications as required in the notice and send the supplemented or modified dossier to the dossier-receiving agency. The date of receipt of the supplemented or modified dossier shall be indicated in the dossier receipt. Within 10 working days after the date of receipt of the supplemented or modified dossier, if the dossier-receiving agency makes no written request for supplementation or modification, it shall grant, re-grant or modify the operation license within the time limit specified at Point b or c, Clause 1, Article 47 of the Law on Medical Examination and Treatment. In case of refusal to grant, re-grant or modify the operation license, it shall reply in writing, clearly stating the reason;
e/ In case the applying medical examination and treatment facility has supplemented or modified its dossier but not up to requirements, the dossier-receiving agency shall request it to further supplement or modify its dossier under Points c and d, Clause 2 of this Article.
3. Operation licenses granted by the Minister of Health or Department of Health of the province directors are made according to the form provided in Appendix 21 to this Circular.
Section 3: ORGANIZATION OF GRANT, RE-GRANT AND MODIFICATION OF OPERATION LICENSES FOR MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT FACILITIES
Article 41. Organization of appraisal for grant, re-grant or modification of operation licenses for medical examination and treatment facilities
1. The Minister of Health shall form a team for appraisal for grant, re-grant or modification of an operation license for a medical examination and treatment facility attached to the Ministry, a private hospital or a hospital of another ministry or sector. Such a team is composed of:
a/ A representative of the leadership of the Department of Medical Service Administration as the team head;
b/ A representative of the leadership of the Legal Department as a team deputy head;
c/ A representative of the leadership of the Traditional Medicine and Pharmacy Department as a team deputy head (for appraisal of traditional medical examination and treatment facilities);
d/ A representative of the Medical Equipment and Work Department;
e/ A representative of the Department of Health of the province managing the medical examination and treatment facility in the locality;
f/ A representative medical expert of another hospital having departments similar to the scope of technique expertise that the applying medical examination and treatment facility registers;
g/ Other related persons (representatives of medical management agencies of ministries or sectors, when necessary, for medical examination and treatment facilities of other ministries or sectors);
h/ An expert of the Department of Medical Service Administration or an expert of the Traditional Medicine or Pharmacy Department (for appraisal of traditional medical examination and treatment facilities) as the team secretary.
2. The director of a Department of Health of the province shall form a team for appraisal for grant or modification of an operation license for a medical examination and treatment facility other than that specified in Clause 1 of this Article. Such a team is composed of:
a/ A representative of the leadership of the Department of Health of the province or a representative of the standing unit of the appraisal team as specified in Clause 3 of this Article, as the team head;
b/ A representative of the leadership of the practice management section or the medical professional operation section (for Department of Health of the provinces without the practice management section) as a team deputy head;
c/ A representative of the medical professional operation section (for Department of Health of the provinces with the practice management section) as a team deputy head;
d/ A representative of the organization and personnel section (for appraisal of state-owned medical examination and treatment facilities);
e/ A representative of another hospital having departments similar to the scope of technique expertise that the applying medical examination and treatment facility registers (when necessary);
f/ Other related persons, when necessary (representatives of medical management agencies of ministries or sectors, for medical examination and treatment facilities of other ministries or sectors);
g/ An expert of the practice management section or the medical professional operation section (for Department of Health of the provinces without the practice management section) as the team secretary.
3. The standing unit of an appraisal team specified in Clause 1 of this Article shall be based at the Department of Medical Service Administration of the Ministry of Health. The standing unit of an appraisal team specified in Clause 2 of this Article shall be based at the practice management section or the medical professional operation section (for Department of Health of the provinces without the practice management section) of the Department of Health of the province.
Article 42. Procedures for appraisal for grant, re-grant or modification of operation licenses for medical examination and treatment facilities
1. Procedures for appraisal for grant or modification of an operation license of a medical examination and treatment facility include:
a/ Examination of the legal dossier; inspection of conditions of the physical foundation, medical equipment and instruments, organization and personnel of the medical examination and treatment facility; appraisal of the scope of technique expertise;
b/ Making of a written record of appraisal according to the form provided in Appendix 22 to this Circular;
c/ A written record of appraisal of a medical examination and treatment facility under the management of the Minister of Health shall be made in three copies: One to be kept at the Ministry of Health, one to be kept at the Department of Health of the province of the locality in which the medical examination and treatment facility is located, and another to be kept at the appraised medical examination and treatment facility.
2. Procedures for appraisal for re-grant of an operation license of a medical examination and treatment facility include:
a/ Examination of the dossier subject to previous appraisal for grant of the operation license which is kept at the Ministry of Health or the provincial- level Department of Health or the damaged operation license (if any);
b/ Re-grant of the operation license according to the form provided in Appendix 21 to this Circular.
3. Management of operation licenses:
a/ Each medical examination and treatment facility may be granted only one operation license;
b/ Copies of operation licenses and dossiers of application for grant or re- grant of operation licenses shall be kept at licensing agencies;
c/ After granting an operation license to a medical examination and treatment facility:
- Within 30 days after the date of grant, re-grant, modification or revocation of the operation license, the Ministry of Health shall notify it in writing to the provincial-level People’s Committee and Department of Health of the locality in which the licensed medical examination and treatment facility is located;
- Within 30 days after the date of grant, re-grant, modification or revocation of the operation license, a Department of Health of the province shall notify it in writing to the People’s Committee of the district, town or provincial city in which the licensed medical examination and treatment facility is located.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực