Chương II Thông tư 41/2011/TT-BYT: Quy định việc cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Số hiệu: | 41/2011/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 14/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 10/12/2011 | Số công báo: | Từ số 617 đến số 618 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh
Ngày 14/11/2011, Bộ Y Tế ban hành Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KB, CB).
Theo đó, một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở KB, CB. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có thể kiêm nhiệm làm lãnh đạo của một khoa hoặc phòng hoặc phụ trách bộ phận chuyên môn trong cùng một cơ sở KB, CB.
Việc đăng ký hành nghề KB, CB phải được thực hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung: địa điểm hành nghề, thời gian hành nghề, và vị trí chuyên môn. Để được cấp giấy phép hoạt động, về quy mô, bệnh viện (BV) đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh, BV chuyên khoa, BV y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với BV chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám đa khoa, chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền, nhà hộ sinh, phòng xét nghiệm, trạm y tế xã…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
b) Bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) cấp;
c) Giấy xác nhận quá trình thực hành;
d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp (chỉ áp dụng khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định của Luật lý lịch tư pháp);
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người bị mất hoặc bị hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh: Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị thu hồi theo quy định tại các Điểm c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu 02 quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
b) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ giấy xác nhận quá trình thực hành;
c) Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ Y tế.Bổ sung
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu 02 quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
b) Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn;
c) Giấy xác nhận quá trình thực hành;
d) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không có giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo thì phải có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ của người đó đăng ký sử dụng sang tiếng Việt.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đăng ký sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải là tiếng mẹ đẻ của người đó để khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó và phải có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt.
Người phiên dịch phải có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người nước ngoài đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và có hợp đồng lao động với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người nước ngoài làm việc;
đ) Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp;
e) Trường hợp các văn bản quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị mất hoặc bị hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh: Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu 03 quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong trường hợp bị thu hồi theo quy định tại các Điểm c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu 03 quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
b) Các giấy tờ quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều này.
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các Điều 5, Điều 6 Thông tư này được thực hiện như sau:
a) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế;
b) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế tỉnh.
2. Trình tự xem xét đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) gửi cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời gian quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Tổ thư ký quy định tại Điều 9 Thông tư này phải tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu không có yêu cầu bổ sung thì phải trình thủ trưởng cơ quan tiếp nhận hồ sơ để cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp, cấp lại thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì;
d) Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời gian quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
đ) Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều này.
3. Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp, cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 và theo mã số quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này và mỗi cá nhân chỉ được cấp một chứng chỉ hành nghề. Phôi chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế quản lý và cung cấp.
4. Bản sao chứng chỉ hành nghề và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề được lưu tại cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề.Bổ sung
1. Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn về cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn để trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt.
3. Các thành viên của Hội đồng tư vấn thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của chủ tịch Hội đồng tư vấn và được cung cấp các tài liệu liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Tổ thư ký để giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề gồm các thành phần sau:
a) Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm Tổ trưởng;
b) Đại diện lãnh đạo Vụ Y dược cổ truyền làm Phó tổ trưởng;
c) Đại diện Vụ Pháp chế;
d) Đại diện Vụ Khoa học và Đào tạo;
đ) Các thành phần khác có liên quan.
2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành lập Tổ thư ký để giúp việc cho Giám đốc Sở Y tế tỉnh trong việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề gồm các thành phần sau:
a) Trưởng phòng Quản lý hành nghề hoặc Trưởng phòng Nghiệp vụ y (đối với Sở Y tế tỉnh chưa thành lập phòng Quản lý hành nghề) làm Tổ trưởng;
b) Đại diện phòng Nghiệp vụ y (đối với Sở Y tế tỉnh đã thành lập phòng Quản lý hành nghề);
c) Đại diện phòng Tổ chức cán bộ của Sở Y tế;
d) Các thành phần khác có liên quan.
3. Thường trực của Tổ thư ký đặt tại Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế hoặc phòng Quản lý hành nghề hoặc phòng Nghiệp vụ y (đối với Sở Y tế tỉnh chưa thành lập phòng Quản lý hành nghề) - Sở Y tế.
1. Tổ thư ký có trách nhiệm:
a) Xin ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn trong trường hợp cần thiết về các nội dung liên quan đến việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề; đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; xem xét công nhận giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục hoặc các giấy tờ liên quan đến việc công nhận người biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Báo cáo Hội đồng tư vấn danh sách những người đã được cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề; các trường hợp người hành nghề bị đình chỉ hoạt động chuyên môn theo định kỳ 06 tháng/lần.
2. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm:
a) Cho ý kiến tư vấn theo đề nghị của Tổ thư ký về các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Thông báo với Tổ thư ký về các trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề là không đúng theo quy định của pháp luật.
1. Một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, không được đồng thời làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên.
2. Một người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác).
3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được phụ trách một khoa và phải phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo của người đó.
4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ.
5. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
6. Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm việc ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên cùng địa bàn tỉnh nhưng tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
7. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh khác với nơi mình đang hành nghề để bảo đảm tính liên tục, ổn định trong cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
8. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn (ví dụ: hội chẩn, mổ phiên) theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải đăng ký hành nghề.Bổ sung
1. Nội dung đăng ký hành nghề:
a) Địa điểm hành nghề: ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
b) Thời gian hành nghề: ghi cụ thể thời gian làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (từ mấy giờ đến mấy giờ trong ngày và mấy ngày trong tuần);
c) Vị trí chuyên môn:
- Ghi rõ khoa, phòng hoặc bộ phận chuyên môn nơi người hành nghề làm việc;
- Ghi rõ chức danh mà người hành nghề được phân công đảm nhiệm (ví dụ là người đứng đầu hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa hoặc nhân viên).
2. Hình thức đăng ký hành nghề: Việc đăng ký hành nghề phải thực hiện bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thời điểm đăng ký hành nghề:
a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động thì việc đăng ký hành nghề cho người hành nghề được thực hiện cùng thời điểm thực hiện việc đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khi có thay đổi về nhân sự thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động với người hành nghề hoặc sa thải người hành nghề hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với người hành nghề hoặc người hành nghề có thông báo nghỉ việc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gửi danh sách người hành nghề mới tiếp nhận và danh sách người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở của mình đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề:
a) Sở Y tế tỉnh tiếp nhận việc đăng ký hành nghề của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trụ sở đóng trên địa bàn (bao gồm cả bệnh viện tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ, ngành), trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
b) Bộ Y tế tiếp nhận việc đăng ký hành nghề của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế.
3. Xác nhận việc đăng ký hành nghề:
a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động thì việc xác nhận đăng ký hành nghề phải được thể hiện trong biên bản thẩm định;
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang hoạt động thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách đăng ký hành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, căn cứ vào nguyên tắc đăng ký hành nghề quy định tại Điều 11 Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phải có văn bản phê duyệt việc đăng ký hành nghề. Trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối đối với từng trường hợp cụ thể.
4. Trường hợp trong danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người hành nghề đang hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì trong danh sách đăng ký người hành nghề phải ghi rõ thời gian, địa điểm, vị trí chuyên môn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người hành nghề đang hành nghề trước đó.
1. Trong thời gian 10 ngày làm việc sau khi phê duyệt việc đăng ký hành nghề của người hành nghề, Sở Y tế tỉnh phải gửi danh sách người hành nghề đã được đăng ký trên địa bàn quản lý về Bộ Y tế.
2. Trong thời gian 10 ngày làm việc sau khi phê duyệt việc đăng ký hành nghề của người hành nghề, Bộ Y tế phải gửi danh sách người hành nghề đã được đăng ký cho Sở Y tế tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người đăng ký hành nghề đặt trụ sở.
Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.
Trường hợp là bác sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục.
Trường hợp là y sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục.
1. Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ:
a) Đối với bác sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 18 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đối với bác sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Xác nhận về thời gian thực hành đối với y sỹ:
a) Đối với y sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm có hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 12 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
b) Đối với y sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Xác nhận về thời gian thực hành đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên:
a) Đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm có hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 09 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
b) Đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.Bổ sung
4. Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm phân công các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý tham gia hướng dẫn thực hành đối với người có nhu cầu xác nhận quá trình thực hành.
1. Nội dung xác nhận năng lực chuyên môn gồm: Khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cơ bản theo chuyên khoa đăng ký thực hành do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.
2. Nội dung xác nhận đạo đức nghề nghiệp gồm: Việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 36, 37, 38 và 39 Luật khám bệnh, chữa bệnh và việc giao tiếp, ứng xử của người đăng ký thực hành theo quy định tại Quyết định số 29/2008/QĐ - BYT ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế.
1. Tiếp nhận người thực hành:
a) Người thực hành phải có bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn và đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cá nhân đăng ký tham gia thực hành;
b) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ban hành quyết định tiếp nhận người thực hành và phân công người hướng dẫn thực hành theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp người đăng ký thực hành không phải là nhân viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có hợp đồng thỏa thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chuyên khoa mà người thực hành đăng ký thực hành.
3. Người hướng dẫn thực hành có trách nhiệm hướng dẫn người thực hành thực hiện khám bệnh, chữa bệnh. Người hướng dẫn thực hành phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người đăng ký thực hành trong quá trình thực hành.
4. Sau khi hết thời gian thực hành, người hướng dẫn thực hành phải nhận xét quá trình thực hành của người đăng ký thực hành theo nội dung quy định tại Điều 17 Thông tư này và chịu trách nhiệm về nội dung nhận xét của mình.
5. Sau khi có nhận xét của người hướng dẫn thực hành quy định tại Khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải cấp giấy xác nhận quá trình thực hành theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Người hành nghề được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này kiểm tra để công nhận thành thạo cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Người hành nghề được công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác tiếng Việt mà không phải là tiếng mẹ đẻ của người đó trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này kiểm tra để công nhận thành thạo cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp được công nhận mà không phải qua kiểm tra khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp mà toàn bộ chương trình đào tạo được sử dụng bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y có thời gian từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do các cơ sở đào tạo hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại Khoản 3 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ.
1. Người được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi thành thạo cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng nước ngoài và được cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này kiểm tra để công nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được công nhận mà không phải qua kiểm tra khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp mà toàn bộ chương trình đào tạo được sử dụng bằng tiếng nước ngoài;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y có thời gian từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng nước ngoài;
c) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ.
1. Cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ các điều kiện sau:
a) Là trường đại học chuyên ngành y;
b) Có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ;
c) Có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hồ sơ, thủ tục:
a) Hồ sơ:
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động của cơ sở giáo dục;
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ;
- Danh sách giảng viên làm việc toàn thời gian của khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ;
- Ngân hàng đề thi được sử dụng để kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh bằng một trong các ngôn ngữ sau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ả Rập, Tây Ban Nha, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.
b) Thủ tục:
- Căn cứ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở giáo dục lập hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và gửi về Bộ Y tế (Vụ Khoa học - Đào tạo) để đề nghị công nhận đủ điều kiện. Riêng nội dung câu hỏi và đáp án của ngân hàng đề thi có thể gửi bằng giấy hoặc đĩa CD, DVD, USB hoặc thư điện tử;
- Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản cho phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do. Trường hợp cần thiết, Bộ Y tế tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở đề nghị trước khi cho phép.
1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
b) Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này;
b) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư này đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc Khoản 2 Điều 20 Thông tư này đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc Điểm d Khoản 1 Điều 6 Thông tư này đối với người hành nghề sử dụng ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Thủ tục đề nghị kiểm tra hoặc đề nghị công nhận:
a) Hồ sơ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này được gửi tới cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này;
b) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở giáo dục phải thực hiện như sau:
- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 19, Khoản 1 Điều 20. Kết quả kiểm tra phải được niêm yết công khai;
- Hoặc cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 19, Khoản 2 Điều 20. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
GRANT AND RE-GRANT OF PRACTICING CERTIFICATES
Section 1: DOSSIERS AND PROCEDURES FOR GRANT AND RE-GRANT OF PRACTICING CERTIFICATES
Article 5. Dossiers of application for grant or re-grant of practicing certificates for Vietnamese
1. A dossier of application for a practicing certificate for a Vietnamese complies with Clause 1, Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment, comprising:
a/ An application for a practicing certificate, made according to form No. 01 provided in Appendix 1 to this Circular, and with two 4 cm x 6 cm photos of the applicant with a white background taken within 6 months before the date of application;
b/ A certified copy of a degree or a certificate of professional qualifications (for traditional medicine practitioners) , or a certificate of a family remedy or treatment method granted by the Minister of Health or the director of the Department of Health of a province or centrally run city (below referred to as Department of Health of the province);
c/ A certificate of practice period;
d/ A resume certified by the People’s Committee of the commune, ward or township (below referred to as Department of Health of the commune) in which the applicant resides, or of the head of the unit in which the applicant works;
e/ A criminal record (applicable only when the Minister of Justice issues guidance on the implementation of the Law on Judicial Records).
2. A dossier of application for re-grant of a practicing certificate for a person who has a lost or damaged practicing certificate or has had it revoked under Points a and b, Clause 1, Article 29 of the Law on Medical Examination and Treatment, comprises: An application for re-grant of a practicing certificate, made according to form No. 01 provided in Appendix 2 to this Circular, and two 4 cm x 6 cm photos with a white background taken within 6 months before the date of application filing.
3. A dossier of application for re-grant of a practicing certificate for a person who has his/her practicing certificate revoked under Points c, d, e, f and g, Clause 1, Article 29 of the Law on Medical Examination and Treatment, comprises:
a/ An application for a practicing certificate, made according to form No. 02 provided in Appendix 2 to this Circular, and two 4 cm x 6 cm photos of the applicant with a white background taken within 6 months before the date of application filing;
b/ The documents specified in Clause 1 of this Article, except the certificate of practice period;
c/ A certificate of continuous updating of medical knowledge as prescribed by the Ministry of Health.
Article 6. Dossiers of application for grant or re-grant of practicing certificates for foreigners and overseas Vietnamese
1. A dossier of application for a practicing certificate for a foreigner or an overseas Vietnam complies with Clause 2, Article 27 of the Law on Medical Examination and Treatment, comprising:
a/ An application for a practicing certificate, made according to form No. 02 provided in Appendix 1 to this Circular, and two 4 cm x 6 cm photos of the applicant with a white background taken within 6 months before the date of application;
b/ A certified true copy of professional qualifications;
c/ A certificate of practice period;
d/ A certified true copy of a certificate of proficiency in Vietnamese.
In case the applicant has no certificate of proficiency in Vietnamese, he/she must have an interpreter to interpret his/her registered language into Vietnamese.
In case the applicant registers a language other than his/her mother tongue for use in medical examination and treatment, he/she must have a certificate of good command of such language and an interpreter to interpret such language into Vietnamese.
An interpreter must have a certificate of qualifications for interpreting the language registered by foreigners for use in medical examination and treatment and a labor contract signed with the medical examination and treatment facility in which foreigners work;
e/ A certified copy of a work permit granted by a competent Vietnamese state agency in charge of labor;
f/ In case the papers specified at Points b, c and d, Clause 1 of this Article are granted by foreign organizations, they must be consularly legalized and translated into Vietnamese. Their Vietnamese translations must be certified under Vietnamese law.
2. A dossier of application for re-grant of a practicing certificate for a foreigner or an overseas Vietnamese who has a lost or damaged practicing certificate or has had it revoked under Points a and b, Clause 1, Article 29 of the Law on Medical Examination and Treatment, comprises: An application for re-grant of a practicing certificate, made according to form No. 03 provided in Appendix 2 to this Circular, and two 4 cm x 6 cm photos of the applicant with a white background taken within 6 months before the date of application filing.
3. A dossier of application for re-grant of a practicing certificate for a foreigner or an overseas Vietnam, who has had his/her practicing certificate revoked under Points c, d, e, f and g, Clause 1, Article 29 of the Law on Medical Examination and Treatment, comprises:
a/ An application for re-grant of a practicing certificate, made according to form No. 03 provided in Appendix 2 to this Circular, and two 4 cm x 6 cm photos of the applicant with a white background taken within 6 months before the date of application;
b/ The papers specified at Points b, c, d, e and f, Clause 1 of this Article.
Article 7. Procedures for grant or re-grant of practicing certificates
1. An application for grant or re-grant of a practicing certificate under Article 5 or 6 of this Circular shall be filed as follows:
a/ The applicant for a practicing certificate to be granted or re-granted under the competence defined in Clause 1, Article 26 of the Law on Medical Examination and Treatment shall send a dossier set to the Department of Medical Service Administration of the Ministry of Health;
b/ The applicant for a practicing certificate to be granted or re-granted under the competence defined in Clause 2, Article 26 of the Law on Medical Examination and Treatment shall send a dossier set to the Department of Health of the province.
2. Procedures for considering an application for grant or re-grant of a practicing certificate
a/ After receiving the dossier, the Ministry of Health or the Department of Health of the province (below collectively referred to as the dossier-receiving agency) shall send to the applicant a dossier receipt made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular;
b/ Within the time limit specified in Clause 2 or 3, Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment, counting from the date indicated in the dossier receipt, the secretariat defined in Article 9 of this Circular shall examine the dossier. If no supplementation is needed, the dossier shall be submitted to the head of the dossier-receiving agency for grant or re-grant of a practicing certificate. In case of refusal to grant or re-grant, a written reply must be issued, clearly stating the reason;
c/ In case the dossier is invalid, the dossier-receiving agency shall, within 10 working days after the date indicated in the dossier receipt, notify such in writing to the applicant for completion of the dossier. A written notice of dossier invalidity must specify the documents which must be added or the contents which must be modified;
d/ Upon receiving a written request for dossier completion, the applicant shall modify and supplement the dossier according to the contents stated in the request and then send the supplemented dossier to the dossier-receiving agency. The date of receipt of the supplemented dossier shall be indicated in the dossier receipt. If the dossier-receiving agency does not request in writing any modification or supplementation of the dossier, it shall grant or re-grant a practicing certificate within the time limit specified at Point b, Clause 2 of this Article;
e/ In case the applicant has supplemented the dossier but it still fails to satisfy requirements, the dossier-receiving agency shall notify such to the applicant for completing the dossier under Points c and d, Clause 2 of this Article.
3. Practicing certificates granted or re-granted by the Minister of Health or Department of Health of the province directors shall be made according to the form provided in Appendix 4, and have codes under Appendix 5 to this Circular. Each individual may be granted only one practicing certificate. Blank practicing certificates shall be managed and supplied by the Ministry of Health.
4. Copies of practicing certificates and dossiers of application for grant or re- grant of practicing certificates shall be preserved at granting agencies.
Section 2: ORGANIZATION OF THE GRANT OR RE-GRANT OF PRACTICING CERTIFICATES
Article 8. Advisory councils for grant or re-grant of practicing certificates
1. The Minister of Health or Department of Health of the province directors shall form advisory councils for grant or re-grant of practicing certificates (below referred to as advisory councils) under Clause 4, Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. The chairpersons of an advisory council shall direct the elaboration of operation regulations of the council for submission to the Minister of Health or the Department of Health of the province director for approval.
3. Members of an advisory council shall perform tasks assigned by the council chairperson and may be provided with documents related to the performance of the tasks specified in Clause 4, Article 28 of the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 9. Secretariat for examination of dossiers of application for grant or re-grant of practicing certificates
1. The Minister of Health shall form a secretariat to assist him/her in examining dossiers of application for grant or re-grant of practicing certificates, which is composed of:
a/ A representative of the leadership of the Department of Medical Service Administration, as its head;
b/ A representative of the leadership of the Traditional Medicine and Pharmacy Department, as its deputy head;
c/ A representative of the Legal Department;
d/ A representative of the Science and Training Department;
e/ Other related persons.
2. The director of a Department of Health of the province shall form a secretariat to assist him/her in examining the application for grant or re-grant of practicing certificates, which is composed of:
a/ The head of the practice management section or the medical operation section (for Department of Health of the provinces having no practice management section), as its head;
b/ A representative of the medical operation section (for Department of Health of the provinces having the practice management section);
c/ A representative of the organization and personnel section of the Department of Health of the province;
c/ Other related persons.
3. A secretariat has its standing body based at the Department of Medical Service Administration of the Ministry of Health or at the practice management section or the medical operation section (for Department of Health of the provinces having no practice management section) of the Department of Health of the province.
Article 10. Working relationship between the advisory council and secretariat
1. The secretariat shall:
a/ Ask for advice of the advisory council in case of necessity on issues related to the grant, re-grant or revocation of practicing certificates; suspension of technique expertise of practitioners; consideration and recognition of certificates of continuous updating of medical knowledge or papers for certification of proficiency in Vietnamese or good command of another language or qualification for interpreting in medical examination and treatment;
b/ Biannually report to the advisory council on lists of persons who are granted or re-granted practicing certificates or have their practicing certificates revoked and persons suspended from technique expertise.
2. The advisory council shall:
a/ Give advice when asked by the secretariat on the issues specified at Point a, Clause 1 of this Article;
b/ Notify the secretariat of cases in which it has clear grounds to believe that the grant, re-grant or revocation of practicing certificates or the suspension of technique expertise of practitioners is unlawful.
Section 3: REGISTRATION OF MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT PRACTICE
Article 11. Principles of practice registration
1. A practitioner may register to take charge of professional and technical activities of only one medical examination and treatment facility, and may not concurrently take charge of professional and technical activities of two or more medical examination and treatment facilities.
2. A practitioner may register to manage only one department of a medical examination and treatment facility (he/she may neither concurrently manage two or more departments of a medical examination and treatment facility nor concurrently manage a department of another medical examination and treatment facility).
3. A practitioner who takes charge of professional and technical activities of a medical examination and treatment facility may concurrently manage a department of the same facility, provided this post is relevant to his/her professional training major.
4. A practitioner in a medical examination and treatment facility may register to take charge of technical expertise of another medical examination and treatment facility which operates outside his/her office hours.
5. A practitioner in a state-owned medical examination and treatment facility may not register to act as the head of a private hospital or a medical examination and treatment facility founded and operating under the Law on Enterprises or the Law on Cooperatives, unless he/she is appointed by a competent state agency to participate in managing a partly state-owned medical examination and treatment facility.
6. A practitioner who has registered to take charge of professional and technical activities of a medical examination and treatment facility may register to work outside his/her office hours for another medical examination and treatment facility in the same province or city, provided the total extra working time does not exceed 200 hours under the Labor Code.
7. A practitioner who has registered to practice in a medical examination and treatment facility may not register to take charge of professional and technical activities of a medical examination and treatment facility in another province or city, in order to assure the continuity and stability of his/her medical examination and treatment.
8. A practitioner who has registered to practice in a medical examination and treatment facility, when conducting medical examination and treatment under the regime of rotation of personnel from higher levels to lower levels, or for the humanitarian purpose, or performing professional techniques (for example, holding a consultation or performing a surgical operation) under contracts between medical examination and treatment facilities, is not required to make practice registration.
Article 12. Contents and form of registration of medical examination and treatment practice
1. Contents of practice registration:
a/ Practice place: Name and address of the medical examination and treatment facility where the practitioner registers to practice;
b/ Practice time: Working time at the medical examination and treatment facility (number of hours a day and days a week);
c/ Professional position:
- Department, section or professional division where the practitioner works;
- Post which the practitioner is assigned to hold (for example, head or person in charge of professional and technical activities or manager of a department, or a medical staff).
2. Form of practice registration: Practice registration shall be made in writing according to the form provided in Appendix 6 to this Circular.
Article 13. Procedures for practice registration
1. Time of practice registration:
a/ For a medical examination and treatment facility applying for an operation license, it shall make practice registration for its practitioners simultaneously with filing the application for an operation license;
b/ For a medical examination and treatment facility already having an operation license, within 10 working days after signing decisions on recruitment of or labor contracts with practitioners or sacking practitioners or terminating labor contracts with practitioners or a practitioner notifies his/her resignation, it shall send a list of newly recruited practitioners and a list of practitioners who no longer work in the facility to a competent state management agency defined in Clause 2 of this Article.
2. Receipt of written registrations of practice:
a/ Department of Health of the provinces shall receive practice registrations of medical examination and treatment facilities located in their respective localities (including private hospitals and medical examination and treatment facilities under ministries and sectors), except those attached to the Ministry of Health;
b/ The Ministry of Health shall receive practice registrations of its attached medical examination and treatment facilities.
3. Certification of practice registration:
a/ For a medical examination and treatment facility applying for an operation license, the certification of practice registration must be expressed in a written record of appraisal;
b/ For an operating medical examination and treatment facility, within 10 working days after receiving a list of practitioners for practice registration specified in Clause 1 of this Article, the Minister of Health or the Department of Health of the province director shall, based on the practice registration principles provided in Article 11 of this Circular, approve in writing the practice registration. In case of disapproval, a written reply must be issued, clearly stating the reason.
4. In case there is on the list of to be-registered practitioners of a medical examination and treatment facility a practitioner who is practicing in another one, the working time and place and professional position of such practitioner in this facility must be indicated in the list
Article 14. Management of practice registration information
1. Within 10 working days after approving the practice registration of practitioners, the Department of Health of the province shall send a list of practitioners registered in its locality to the Ministry of Health.
2. Within 10 working days after approving the practice registration of practitioners, the Ministry of Health shall send a list of registered practitioners to the Department of Health of the province in which the medical examination and treatment facility employing these registered practitioners is located.
Section 4: CERTIFICATION OF PRACTICE PERIOD
Article 15. Principles of registration for practicing activities
A practicing certificate applicant shall register for practicing activities relevant to his/her professional training major.
General doctors shall register for practicing activities in one of the four specialties: internal medicine, surgery, obstetrics and pediatrics or either of the systems of internal medicine - pediatrics or surgery - obstetrics. For practicing activities by system, the total period of practicing activities must be 18 months, including at least 9 consecutive months for each specialty in the system.
General assistant doctors shall register for practicing activities in one of the four specialties: internal medicine, surgery, obstetrics and pediatrics or either of the systems of internal medicine - pediatrics or surgery - obstetrics. For practicing activities by system, the total period of practicing activities must be 12 months, including at least 6 consecutive months for each specialty in the system.
Article 16. Certification of practice period
1. Certification of practice period for doctors:
a/ For a doctor who starts conducting medical examination and treatment before January 1, 2012:
- If he/she has conducted medical examination and treatment for at least 18 consecutive months in medical examination and treatment facilities, he/she may obtain certification of adequate practice period;
- If he/she has conducted medical examination and treatment for less than 18 consecutive months in medical examination and treatment facilities, his/her period of conducting medical examination and treatment before January 1, 2012, shall be counted as his/her practice period (counting from the date of signing a labor contract or obtaining a recruitment decision). He/she shall continue practicing till this period reaches full 18 months in order to obtain certification of adequate practice period;
- If he/she has conducted medical examination and treatment for at least 18 months in medical examination and treatment facilities but later has ceased conducting medical examination and treatment for 2 years by the date of filing an application for a practicing certificate and has a certificate of continuous updating of medical knowledge, he/she is not required to conduct practicing activities again. In case he/she has no certificate of continuous updating of medical knowledge, he/she shall conduct practicing activities under Clause 1, Article 24 of the Law on Medical Examination and Treatment;
b/ Doctors who start conducting medical examination and treatment from January 1, 2012 onward, shall conduct practicing activities under Clause 1, Article 24 of the Law on Medical Examination and Treatment.
2. Certification of practice period for assistant doctors:
a/ For an assistant doctor who starts conducting medical examination and treatment before January 1, 2012:
- If he/she conducts medical examination and treatment for at least 12 consecutive months in medical examination and treatment facilities, he/she may obtain certification of adequate practice period;
- If he/she conducts medical examination and treatment for less than 12 consecutive months in medical examination and treatment facilities, his/her period of conducting medical examination and treatment before January 1, 2012, shall be counted as his/her practice period (counting from the date of signing a labor contract or obtaining a recruitment decision), and he/she shall continue conducting practicing activities till his/her practice period reaches full 12 months in order to obtain certification of adequate practice period;
- If he/she had conducted medical examination and treatment for at least 12 months in medical examination and treatment facilities but later has ceased conducting medical examination and treatment for 2 years by the date of filing an application for a practicing certificate, he/she shall conduct practicing activities under Clause 1, Article 24 of the Law on Medical Examination and Treatment;
b/ Assistant doctors who start conducting medical examination and treatment from January 1, 2012 onward shall conduct practicing activities under Clause 1, Article 24 of the Law on Medical Examination and Treatment.
3. Certification of practice period for midwives, technicians and sanatorium nurses:
a/ For a midwife, technician or sanatorium nurse who starts conducting medical examination and treatment before January 1, 2012:
- If he/she has conducted medical examination and treatment for at least 9 consecutive months in medical examination and treatment facilities, he/she may obtain certification of adequate practice period;
- If he/she has conducted medical examination and treatment for less than 9 consecutive months in medical examination and treatment facilities, his/her period of conducting medical examination and treatment before January 1, 2012, shall be counted as his/her practice period (counting from the date of signing a labor contract or obtaining a recruitment decision), and he/she shall continue conducting practicing activities till his/her practice period reaches full 9 months in order to obtain certification of adequate practice period;
- If he/she has conducted medical examination and treatment for at least 9 months in medical examination and treatment facilities but later has ceased conducting medical examination and treatment for 2 years by the date of filing an application for a practicing certificate, he/she shall conduct practicing activities under Clause 1, Article 24 of the Law on Medical Examination and Treatment.
b/ Midwives, technicians and sanatorium nurses who start conducting medical examination and treatment from January 1, 2012 onward, shall conduct practicing activities under Clause 1, Article 24 of the Law on Medical Examination and Treatment.
4. The Minister of Health or Department of Health of the province directors shall assign medical examination and treatment facilities under their management to guide practicing activities of persons wishing to have their practice periods certified.
Article 17. Contents of certification of professional capacity and ethics
1. Subject to certification of professional capacity is capacity to perform basic professional techniques in medical specialties registered for practicing activities as specified by heads of medical examination and treatment facilities.
2. Subject to certification of professional ethics are performance of the obligations specified in Articles 36, 37, 38 and 39 of the Law on Medical Examination and Treatment and behaviors of practitioners registering for practicing activities as provided in the Minister of Health’s Decision No.29/2008/QD-BYT of August 18, 2008, promulgating the code of conduct of officials and public employees in non-business health units.
Article 18. Organization of practicing activities
1. Admission of practicing persons:
a/ Practicing persons shall send certified copies of their professional degrees and applications, made according to the form provided in Appendix 7 to this Circular, to medical examination and treatment facilities where they register for practicing activities;
b/ Heads of medical examination and treatment facilities shall issue decisions to admit practicing persons and assign practicing instructors, made according to the form provided in Appendix 8 to this Circular. In case a person registers for practicing activities is not an employee of a medical examination and treatment facility, a contract must be signed between them according to the form provided in Appendix 9 to this Circular.
2. Practicing instructors must be engaged in professional operations relevant to medical specialties in which practicing persons register for practicing activities.
3. Practicing instructors shall guide practicing persons in conducting medical examination and treatment. They shall take responsibility for results of medical examination and treatment conducted by practicing persons during the practice period.
4. At the end of the practice period, practicing instructors shall give remarks on the performance of registered practicing persons according to the contents specified in Article 17 of this Circular and take responsibility for their evaluation.
5. After obtaining remarks of practicing instructors defined in Clause 3 of this Article, heads of medical examination and treatment facilities shall grant practice period certificates, made according to the form provided in Appendix 10 to this Circular.
Section 5: CRITERIA FOR RECOGNITION OF PROFICIENCY IN VIETNAMESE OR GOOD COMMAND OF ANOTHER LANGUAGE OR QUALIFICATION FOR INTERPRETING IN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT
Article 19. Criteria for recognition of practitioners’ proficiency in Vietnamese or good command of another language in medical examination and treatment
1. A practitioner will be recognized as being proficient in Vietnamese in medical examination and treatment after he/she is tested by an educational institution specified in Clause 1, Article 21 of this Circular in all four skills of listening, speaking, reading and writing in Vietnamese, except the cases specified in Clause 3 of this Article.
2. A practitioner will be recognized as having good command of a language other than Vietnamese and his/her mother tongue in medical examination and treatment after he/she is tested by an educational institution specified in Clause 1, Article 21 of this Circular in all four skills of listening, speaking, reading and writing in such language which he/she has registered to use in medical examination and treatment, except the cases specified in Clause 3 of this Article.
3. A practitioner possessing any of the following degrees or certificates is not required to take a test for recognition:
a/ Intermediate or higher-level degree in medicine granted by a domestic or foreign lawful training institution with the whole training program conducted in Vietnamese or a language which the practitioner registers to use in medical examination and treatment;
b/ Certificate of completion of a specialized medicine training course which lasts 12 months or more and is conducted in Vietnamese or a language which the practitioner registers to use in medical examination and treatment;
c/ University degree in Vietnamese or a language which the practitioner registers to use in medical examination and treatment, granted by a domestic or foreign lawful training institution.
Degrees and certificates specified in Clause 3 of this Article must be those granted within 5 years before the date of dossier filing.
Article 20. Criteria for recognition of qualification for interpreting in medical examination and treatment
1. A person will be recognized as qualified for interpreting in medical examination and treatment when he/she is proficient in all four skills of listening, speaking, reading and writing in a foreign language and after he/she is tested by an educational institution specified in Clause 1, Article 21 of this Circular for recognition of his/her qualification for interpreting in medical examination and treatment, except the cases specified in Clause 2 of this Article.
2. A person possessing any of the following degrees or certificates is not required to take a test for recognition:
a/ Intermediate or higher-level degree in medicine granted by a domestic or foreign lawful training institution with the whole training program conducted in a foreign language;
b/ Certificate of completion of a specialized medicine training courses which lasts 12 months or more and is conducted in a foreign language;
c/ Intermediate or higher-level degree in medicine or folk medicine and foreign-language university degree.
Degrees and certificates specified at Points a and b, Clause 2 of this Article must be those granted within 5 years before the date of dossier filing.
Article 21. Conditions on educational institutions for testing and recognizing proficiency in Vietnamese or good command of another language or qualification for interpreting in medical examination and treatment
1. An educational institution may test and recognize proficiency in Vietnamese or good command of another language or qualification for interpreting in medical examination and treatment when fully satisfying the following conditions:
a/ Being a medicine university;
b/ Having a foreign language faculty or subject;
c/ Having a bank of exam questions for testing and recognizing proficiency in Vietnamese or good command of another language or qualification for interpreting in medical examination and treatment.
2. Dossiers and procedures:
a/ A dossier comprises:
- Certified copies of documents evidencing the facility and operation of the educational institution;
- A certified copy of the decision to establish the foreign-language faculty or subject group;
- A list of full-time lecturers of the foreign-language faculty or group;
- A bank of exam questions for testing and recognizing proficiency in Vietnamese or good command of another language or qualification for interpreting in medical examination and treatment in any of the following languages: English, French, Russian, Chinese, Arabian, Spanish, German, Japanese and Korean.
b/ Procedures:
- Based on the conditions specified in Clause 1 of this Article, the educational institution shall compile a dossier under Point a, Clause 2 of this Article, then send it to the Ministry of Health (the Science and Training Department) to request recognition of qualification. Particularly, questions and answers of the bank of exam questions may be sent in written form, stored and sent in CD, DVD, USB or by e-mail.
- Within 15 working days after receiving a valid dossier, the Ministry of Health shall give a written permission. In case of refusal to permit, it shall clearly state the reason. When necessary, the Ministry of Health shall conduct a physical inspection at the permit-applying institution before giving permission.
Article 22. Dossiers and procedures for requesting testing or recognition of proficiency in Vietnamese or good command of another language or qualification for interpreting in medical examination and treatment
1. A dossier of request for testing comprises:
a/ An application, made according to the form provided in Appendix 11 to this Circular, and two 4 cm x 6 cm photos of the applicant with a white background taken within at least 6 months before the date of application filing;
b/ A certified copy of the valid identity card or passport.
2. A dossier of request for recognition comprises:
a/ The papers specified at Points a and b, Clause 1 of this Article;
b/ A certified copy of the degree or certificate specified in Clause 3, Article 19 of this Circular, for foreigners or overseas Vietnamese requesting recognition of their proficiency in Vietnamese, or that specified in Clause
2, Article 20 of this Circular, for persons requesting recognition of their qualification for interpreting in medical examination and treatment, or that specified at Point d, Clause 1, Article 6 of this Circular, for practitioners using other languages in medical examination and treatment.
3. Procedures for requesting testing or recognition:
a/ A dossier specified in Clause 1 or 2 of this Article shall be sent to an educational institution specified in Clause 1, Article 21 of this Circular;
b/ Within 30 days after receiving a complete dossier, the educational institution shall:
- Examine the applicant and grant a certificate, for the cases specified in Clauses 1 and 2, Article 19 and Clause 1, Article 20. Examination results must be publicly displayed; or
- Grant a certificate, for the cases specified in Clause 3, Article 19 and Clause 2, Article 20. In case of refusal to grant a certificate, it shall reply in writing, clearly stating the reason.
4. Certificates shall be made according to the form provided in Appendix 12 to this Circular.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
Điều 7. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Điều 8. Hội đồng tư vấn về cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Điều 16. Xác nhận về thời gian thực hành
Điều 17. Nội dung xác nhận về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp
Điều 38. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 40. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 4. Nguyên tắc hướng dẫn và áp dụng pháp luật
Mục 1. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
Điều 7. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Điều 8. Hội đồng tư vấn về cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Điều 11. Nguyên tắc đăng ký hành nghề
Điều 12. Nội dung và hình thức đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 13. Trình tự đăng ký hành nghề
Điều 14. Quản lý thông tin đăng ký hành nghề
Điều 16. Xác nhận về thời gian thực hành
Điều 18. Tổ chức việc thực hành
Điều 20. Tiêu chí để công nhận người có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 23. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Điều 24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Điều 26. Các điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền
Điều 27. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở giám định y khoa
Điều 28. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh
Điều 29. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh
Điều 30. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm
Điều 32. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
Điều 33. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Điều 34. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc
Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã
Điều 37. Cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức
Điều 38. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 40. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 7. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Điều 8. Hội đồng tư vấn về cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Điều 11. Nguyên tắc đăng ký hành nghề
Điều 12. Nội dung và hình thức đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 13. Trình tự đăng ký hành nghề
Điều 14. Quản lý thông tin đăng ký hành nghề
Điều 18. Tổ chức việc thực hành
Điều 20. Tiêu chí để công nhận người có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 23. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Điều 24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Điều 26. Các điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền
Điều 27. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở giám định y khoa
Điều 28. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh
Điều 29. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh
Điều 30. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm
Điều 32. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
Điều 33. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Điều 34. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc
Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với trạm xá, trạm y tế cấp xã
Điều 37. Cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức
Điều 38. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 40. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động